Phòng và điều trị bệnh cúm ở người cao tuổi quan trọng như thế nào?
GiadinhNet - Một chuyên gia về y học phòng ngừa và bệnh truyền nhiễm Mỹ cảnh báo thậm chí nhiều tháng sau khi hồi phục từ bệnh cúm, người cao tuổi vẫn phải chịu rủi ro đau tim, đột quỵ hay tàn tật tăng cao. Vì vậy, phòng và điều trị bệnh cúm ở người cao tuổi là cực kì quan trọng.
Bệnh cúm có thể gây tác động domino ở người cao tuổi. “Nó có thể cướp một người đang hoạt động trong xã hội và làm cho họ trở nên đau ốm nghiêm trọng, nhưng sau khi hồi phục họ có thể không bao giờ trở lại mức độ hoạt động mà họ từng có trước đó. Bệnh cúm có thể như quân bài domino đầu tiên ấy đổ xuống và bắt đầu đẩy bệnh nhân xuống thang bậc tàn tật”, tiến sĩ William Schaffner thuộc Trường Y Đại học Vanderbilt cho biết.
“Chúng ta hiện đã có một số vắc xin được thiết kế đặc biệt và cấp phép sử dụng cho những người cao tuổi, và chúng tạo ra một phản ứng miễn dịch tăng cao trong nhóm dân này”, ông Schaffner nói.

Người lớn tuổi nên chủ động tiêm phòng vắc-xin cúm ngay từ bây giờ để giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc căn bệnh này.
Người lớn tuổi có nguy cơ bị biến chứng nghiêm trọng nhất do cúm, bao gồm cả việc phải nằm viện dài ngày lẫn tử vong.
Những người cao tuổi có nguy cơ cao bị suy yếu hệ thống miễn dịch vì những lo ngại sức khỏe và cũng dễ bị nhiễm trùng thứ phát hơn.
Các loại bệnh cúm có động lực như cúm A H5N1 hay cúm A H7N9, A H3N2, hoặc cúm A H1N1 có virus cúm dễ dàng xâm nhập vào các cơ quan khác, trong đó viêm phổi gặp nhiều nhất. Vì vậy, người già không nên xem thường bệnh cúm.
Nhiều khi người bệnh thường chủ quan, nghĩ là cảm cúm thông thường, không đến bệnh viện. Đến khi cơ thể không chịu nổi, lúc đó cơ thể đã bị tàn phá quá nhiều với hội chứng suy đa phủ tạng, tỷ lệ tử vong khá cao.
Vì vậy, khi mắc cúm dù không nhất thiết phải đến bệnh viện ngay ngày đầu, nhưng bệnh nhân và người thân khi thấy bệnh trở nặng thì phải đến các cơ sở y tế để có các thiết bị chẩn đoán, theo dõi được tốt hơn.
Khi gặp các triệu chứng lâm sàng của cúm như sốt, đau đầu, sổ mũi, ho khan… đến ngày thứ 2-3 bệnh nhân thấy mệt hơn hoặc khó thở thì hãy đến các cơ sở y tế gần nhất để khám, xét nghiệm máu, chụp CT phổi để xác định xem bệnh nhân có nhiễm cúm hay không. Nếu bệnh có tiến triển nặng, cần nhập viện để được điều trị nhanh nhất.

Hạn chế đến nơi công cộng để tránh lây nhiễm bệnh cúm cho người khác.
TS Pat Salber - BS chuyên khoa cấp cứu tại San Francisco và là người sáng lập blog The Doctor Weighs In, cho biết: "Hầu hết người mắc bệnh ban đầu ở mức độ nhẹ, sau đó có thể trở nên tốt hơn nhờ bác sĩ. Một bác sĩ có thể quyết định cho bạn điều trị bằng thuốc kháng virus như Tamiflu hoặc Relenza, hoặc chẩn đoán và điều trị nhiễm khuẩn thứ phát bằng kháng sinh. Bạn cũng nên thực hiện theo những lời khuyên của bác sĩ như: Nghỉ ngơi nhiều và uống nhiều nước để nhanh chóng phục hồi".
Chích ngừa cúm vẫn là cách tốt nhất để tự bảo vệ mình chống lại bệnh cúm, ngay cả khi bắt đầu có dịch bệnh cúm. Tiến sĩ Salber nói: "Chúng tôi biết rằng vắc-xin cúm có vẻ ít hiệu quả trong năm nay, nhưng không phải vì thế mà chúng ta từ bỏ việc chích ngừa vắc-xin cúm. Điều này vẫn tốt hơn là việc không sử dụng cách gì để phòng chống bệnh cúm".

Đừng quên rửa tay thường xuyên sạch sẽ tránh lây virus cho những người khác hoặc chính mình bị bệnh.
Nhóm bệnh nhân mắc cúm có diễn biến thất thường nhất, đáng lo ngại nhất là nhóm những người cao tuổi mắc bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, bệnh về phổi, tắc nghẽn phổi mãn tính, hen phế quản, giãn phế quản…
Đặc biệt là nhóm bệnh nhân có vấn đề sẵn ở đường hô hấp, khi mắc cảm cúm, các triệu chứng của bệnh mãn tính càng được thể bùng phát và diễn biến nặng nề hơn, thậm chí là tử vong.
Do đó, đừng bao giờ nghĩ chỉ một cơn cảm cúm xoàng thì chẳng có nghĩa lý gì với sức khỏe con người. Nếu cảm thấy mệt mỏi quá mức so với bình thường, hãy nhập viện càng sớm càng tốt.
Lily (th)

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg
Dân số và phát triển - 16 giờ trướcGĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcTắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcGĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcViêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcUng thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Đừng bỏ qua những 10 dấu hiệu dưới đây, bởi việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong điều trị.

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcNồng độ cholesterol cao không chỉ đe dọa tim mạch mà còn là thủ phạm thầm lặng gây rối loạn cương dương. Tìm hiểu mối liên hệ mật thiết này để bảo vệ sức khỏe nam giới toàn diện hơn.

Thai phụ sinh non, con nặng 1,6kg thừa nhận thường xuyên uống món 'khoái khẩu' này vào buổi sáng
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcGĐXH - Thai phụ này đã không duy trì chế độ uống nước đều đặn khi mang thai. Thay vào đó, gần như ngày nào cô cũng uống một đến hai cốc trà sữa vào mỗi bữa sáng.

Vòng tránh thai 'đi lạc', cắm sâu vào cơ tử cung người phụ nữ sau 5 năm sử dụng
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcGĐXH - Qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện vòng tránh thai đã cắm sâu vào lớp cơ tử cung, vị trí phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ tổn thương nếu cố gắng tháo theo phương pháp thông thường.

Mắc sởi khi mang thai, người phụ nữ 26 tuổi sinh non ở tuần 31
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcGĐXH - Em bé chào đời non tháng, chỉ nặng 1,7kg, phải nằm lồng ấp, thở máy và đang được theo dõi sát sao tại bệnh viện.

Phát hiện bệnh cực kỳ hiếm gặp ở bé sơ sinh sau chào đời 10 giờ tuổi
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhi là bé sơ sinh chỉ mới 10 giờ tuổi, có biểu hiện bất thường ở mắt và được chẩn đoán nghi mắc Glocom bẩm sinh, một căn bệnh có tỷ lệ mắc cực kỳ hiếm, chỉ khoảng 1/25.000 trẻ sơ sinh.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.