Phụ huynh băn khoăn chọn trường cho con sau tốt nghiệp THPT
Thời điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT đang đến gần cũng là lúc không ít phụ huynh có con đang học lớp 12 băn khoăn giữa việc lựa chọn nên cho con học bậc học nào sau tốt nghiệp để ra trường có việc làm ngay.
Việc lựa chọn học đại học hay học trường nghề, cao đẳng là rất khó khăn với gia đình tôi - chị Đào Thị Luyến (phụ huynh có con đang học lớp 12 ở Phú Diễn, Hà Nội) chia sẻ.
Chị Luyến cho biết, con trai chị có lực học ở mức trung bình nên gia đình muốn hướng con chọn học nghề tại một trường cao đẳng bởi ngoài thời gian đào tạo ngắn thì khi ra trường con chị sẽ dễ có cơ hội tìm việc làm hơn.
"Mặc dù con tôi vẫn mong muốn sau khi thi tốt nghiệp THPT sẽ được vào học tại một trường đại học nhưng với lực học của con thì may chăng chỉ đỗ được vào trường đại học ở top dưới. Do đó, gia đình rất phân vân giữa việc nên cho con học nghề hay học đại học".
Không chỉ chị Luyến mà nhiều phụ huynh có con đang học lớp 12 đều có chung băn khoăn liệu cho con học đại học thì cơ hội việc làm có tốt hơn học nghề hay không.
Gần 2 tháng nữa, con của anh Nguyễn Văn Phong (ở Cẩm Khê, Phú Thọ) cũng sẽ tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT. Thời gian này, ngoài việc động viên con cố gắng ôn luyện để thi tốt nghiệp THPT thì anh Phong lại băn khoăn giữa việc lựa chọn bậc học cho con để làm sao vừa phù hợp với kinh tế của gia đình mà ra trường con lại dễ có việc làm.
Bởi theo anh Phong, hiện nay, nhiều trường đại học dự kiến tăng tới 20% học phí từ năm học 2023-2024. "Lực học của con tôi cũng chỉ ở mức trung bình khá nên gia đình đang cân nhắc cho con theo học một trường nghề của tỉnh. Nếu cháu đỗ một trường đại học không thuộc "hàng top" hoặc trường đại học ngoài công lập thì ngoài học phí cao kéo dài trong suốt 4 năm, gia đình sẽ phải gánh thêm chi phí ăn ở, sinh hoạt hằng tháng của con khi học xa nhà, sẽ rất tốn kém. Chưa kể, học đại học không biết ra trường liệu con có việc làm ngay hay không".
Người học phải tự lựa chọn cho mình hướng đi phù hợp nhất
Liên quan đến vấn đề này, TS. Đồng Văn Ngọc - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội cho biết, có hai sự khác biệt lớn giữa học cao đẳng và học đại học, phụ huynh và học sinh cần nắm rõ. Thứ nhất, về bậc học, học cao đẳng là bậc học thấp hơn một trình độ so với bậc học đại học.
Thứ hai về chương trình đào tạo, các trường cao đẳng, về cơ bản, đều dạy thực hành chiếm phần đa số. Một số trường chất lượng cao, giờ thực hành được nhiều hơn, có thể đạt tới 70-80%.
Theo TS. Đồng Văn Ngọc, vì số lượng thời gian học thực hành chiếm đa số nên những học sinh có học lực văn hóa ở bậc THPT chưa chắc giỏi, nhưng học nghề ở bậc cao đẳng hoàn toàn có thể giỏi về lĩnh vực nghề nghiệp. "Dù ở bậc học nào, đầu tiên là phải phù hợp với năng lực của bản thân, phù hợp với sở trường, nhu cầu, mục tiêu cũng như đam mê của mình. Quan trọng, sau khi học xong, tốt nghiệp, ra trường, dù ở bậc nào cũng phải đi làm nghề, làm ra được kinh tế và sớm tự lập. Đấy mới là mục tiêu của việc học tập".
Còn TS. Phạm Như Nghệ - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) cho rằng, trước khi đưa ra sự lựa chọn, thí sinh, phụ huynh cần hiểu rõ, hiện nay, thị trường lao động Việt Nam thiếu cả nhân lực tốt nghiệp đại học và nhân lực tốt nghiệp cao đẳng, trường nghề.
Theo TS. Phạm Như Nghệ, mỗi bậc học sẽ có ưu và nhược điểm riêng. Với bậc đại học, về mặt bằng cấp, trình độ đào tạo sẽ cao hơn cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Về thang bảng lương, ngay trong Nhà nước đã quy định, nếu tốt nghiệp đại học, mức lương sẽ hơn tốt nghiệp cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Xét tổng thể, cơ hội thăng tiến đối với học sinh tốt nghiệp đại học sẽ tốt hơn cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Tuy nhiên, hạn chế của việc học đại học là thời gian học dài hơn, tiêu chí tuyển sinh đầu vào cao hơn và học phí cũng đắt hơn so với học nghề.
TS. Phạm Như Nghệ phân tích: "Nhược điểm của bậc đại học chính là ưu điểm của học nghề. Tuy nhiên, thí sinh và phụ huynh cần đặc biệt lưu ý, ở thị trường lao động Việt Nam cần cả những em tốt nghiệp đại học và cả những em tốt nghiệp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Các em có kiếm được việc làm hay không, việc làm có tốt không, thu nhập có cao hay không, ngoài thang bảng lương như đã nói ở trên còn phụ thuộc vào chính bản thân các em. Năng lực làm việc của các em có đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động hay không. Vì vậy, người học phải tự lựa chọn cho mình hướng đi phù hợp nhất với mình. Không có phương án nào là ưu điểm tuyệt đối".
Thành tích học tập cực đỉnh của hoa khôi trường Kinh tế
Giáo dục - 16 giờ trướcNgoài vẻ ngoài duyên dáng, nụ cười khả ái, Huyền Trang (trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội) khiến nhiều người ấn tượng với thành tích học ấn tượng.
Những người chưa thi chứng chỉ ngoại ngữ sẽ mừng thầm khi biết điều này
Giáo dục - 16 giờ trướcGĐXH - Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam dự kiến sẽ tăng cường các giải pháp để chống thi thay, thi hộ như bổ sung quy định yêu cầu các đơn vị cung cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi trên hệ thống tra cứu và xác minh chứng chỉ.
Đội tuyển Việt Nam tỏa sáng tại Robothon Quốc tế 2024
Giáo dục - 1 ngày trướcNgày 24/11, cuộc thi Robothon Quốc tế 2024 đã diễn ra thành công rực rỡ tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Đội tuyển Việt Nam đã xuất sắc ghi dấu ấn với nhiều giải thưởng quan trọng trong hạng mục thi đấu Leanbot.
Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông
Giáo dục - 1 ngày trướcBộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã viết thư động viên, khích lệ một nữ sinh tại tỉnh Đắk Nông.
Thủ khoa “hiếm” chia sẻ bí quyết học đại học
Giáo dục - 1 ngày trướcHuỳnh Thị Mỹ Anh là trường hợp hiếm hoi vì trong 10 năm qua, Trường ĐH Quốc tế chỉ có 2 thủ khoa duy trì được học bổng toàn phần trong suốt khoá học.
Dự kiến nâng chuẩn đầu vào ngành Y Dược và Sư phạm từ 2025
Giáo dục - 2 ngày trướcTừ năm 2025, dự kiến, thí sinh đăng ký xét tuyển vào Sư phạm và Y Dược phải có điểm học bạ 3 năm THPT từ loại tốt trở lên.
Thí sinh thi THPT 2025 cần lưu ý điều này nếu muốn đón tin vui sớm
Giáo dục - 2 ngày trướcGĐXH - Từ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến các đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12.
Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động
Giáo dục - 3 ngày trướcGĐXH - Nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp môn xét tuyển từ năm 2025 để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.
Phát động cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo sinh viên
Giáo dục - 3 ngày trướcGĐXH - Cuộc thi là cơ hội khai phá những ý tưởng mới, sáng tạo, đột phá trong sinh viên và trở thành vườn ươm, bệ phóng cho thế hệ doanh nhân trí thức tương lai.
Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Giáo dục - 3 ngày trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
Một trường THCS&THPT ở Bắc Kạn có nhà công vụ mới nhân ngày 20/11
Giáo dụcGĐXH - Sáng 20/11/2024, tại xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn, Công an tỉnh Bắc Kạn khánh thành và bàn giao Nhà ở công vụ tặng cán bộ, giáo viên Trường THCS&THPT Bình Trung nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024).