Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phụ nữ đã quan hệ tình dục trên 3 năm phải đề phòng bệnh này

Thứ sáu, 09:00 02/09/2016 | Sống khỏe

GS Nguyễn Bá Đức – Nguyên GĐ BV K trung ương khuyên chị em phụ nữ đã quan hệ tình dục từ 3 năm trở lên phải thường xuyên tiến hành các biện pháp tầm soát ung thư cổ tử cung.

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh ung thư trong đó khối u ác tính được tìm thấy ở thành tử cung của người phụ nữ. Đây là một trong những căn bệnh có tỷ lệ mắc cao hàng đầu ở phụ nữ cần được cảnh báo.

Trên toàn thế giới, hàng năm có khoảng 530.232 trường hợp mắc mới ung thư cổ tử cung được chẩn đoán, chiếm 8.8% các trường hợp ung thư ở phụ nữ, và khoảng 275.008 phụ nữ (51.9%) chết vì ung thư cổ tử cung. Tại Việt Nam, hàng năm có khoảng trên 5.000 trường hợp mắc mới và trên 2.000 trường hợp tử vong do ung thư cổ tử cung.

Theo ThS. BS Lê Quang Thanh, GĐ Bệnh viện Từ Dũ, trên thế giới, cứ 2 phút lại có 1 phụ nữ chết vì căn bệnh này. Tại Việt Nam, ước tính cứ 100.000 phụ nữ thì có 20 trường hợp mắc ung thư cổ tử cung và 11 trường hợp tử vong.


Hình ảnh khối u trong cổ tử cung (Ảnh minh họa)

Hình ảnh khối u trong cổ tử cung (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung

Theo PGS.TS Vũ Bá Quyết, Giám đốc Bệnh viện phụ sản Trung ương, hầu hết các trường hợp mắc ung thư cổ tử cung là do người bệnh nhiễm virus HPV, loại virus này có mặt ở 99% trường hợp người bệnh mắc ung thư cổ tử cung. Trong hơn 100 type HPV có 14 type có nguy cơ cao gây ra loại ung thư này, trong đó có 2 type nguy cơ cao và độc nhất là type 16 và type 18.

Một số yếu tố được xem là tăng nguy cơ nhiễm HPV và phát triển ung thư cổ tử cung như:

- Phụ nữ có quan hệ tình dục sớm (trước 18 tuổi) hoặc quan hệ với nhiều người

- Dùng thuốc tránh thai kéo dài

- Sinh đẻ nhiều (từ trên 4 lần)

- Hút thuốc lá

- Tình trạng suy giảm miễn dịch như nhiễm HIV, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt là viêm sinh dục do nhiễm Trichomonas, Chlamydia trachomatis, Herpes simplex virus type 2 (HSV2)…

Các dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung không xảy ra đột ngột mà diễn tiến âm thầm trong thời gian trung bình từ 10 - 15 năm qua các giai đoạn: nhiễm HPV, biến đổi bất thường ở tế bào cổ tử cung, tổn thương tiền ung thư, ung thư.

Giai đoạn tiền ung thư hầu như không có triệu chứng gì nên nếu chị em không đi khám phụ khoa thì không thể biết mình mắc bệnh. Bệnh chỉ xuất hiện triệu chứng khi đã ở giai đoạn muộn, lúc này chị em có thể phát hiện phần phụ của mình xuất hiện các dấu hiệu như: huyết trắng có mùi hôi, chảy máu âm đạo sau khi giao hợp, sau khi làm việc nặng mà không phải đang trong kỳ kinh nguyệt.

Dấu hiệu nặng hơn nữa là chị em thấy có chảy dịch lẫn máu ở vùng âm đạo kèm theo đau bụng, lưng, vùng chậu và chân.

PGS.TS Vũ Bá Quyết đặc biệt nhấn mạnh dấu hiệu chảy máu sau giao hợp. Ông lưu ý chị em phụ nữnếu thấy có triệu chứng này và dù triệu chứng này chỉ xuất hiện 1 lần thì cũng phải đi khám ngay vì tổn thương có thể tiến triển trong thời gian dài mà không gây chảy máu.

Làm gì để tầm soát ung thư cổ tử cung?

Theo ThS. BS Lê Quang Thanh, một trong những lý do dẫn đến tỷ lệ người mắc ung thư cổ tử cung cao là do số người tham gia khám phụ khoa định kỳ để được tầm soát ung thư còn rất thấp, các chương trình tầm soát cũng chưa được bao phủ rộng, ý thức phòng bệnh ở phụ nữ vẫn còn hạn chế do thiếu những chương trình tuyên truyền giáo dục.

Chính vì thế, việc tầm soát định kỳ đối với căn bệnh này là rất cần thiết. GS Nguyễn Bá Đức – Nguyên Giám đốc BV K trung ương khuyên tất cả các chị em phụ nữ đã quan hệ tình dục từ 3 năm trở lên thì phải thường xuyên thực hiện việc kiểm tra định kỳ để phát hiện căn bệnh này sớm nhất.

GS Nguyễn Bá Đức cho biết, việc tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ cho bao gồm các biện pháp sau đây:

- Khám phụ khoa: Bao gồm kiểm tra cổ tử cung và các cơ quan khác trong vùng khung chậu. Việc thăm khám này dựa trên những quan sát, kiểm tra bằng tay vào bên trong kết hợp với nắm vùng bụng dưới, khám hạch bạch huyết vùng hạch bẹn, lấy tế bào âm đại làm xét nghiệm.

- Xét nghiệm tế bào âm đạo học (xét nghiệm PAP): Phương pháp này là lấy tế bào trên bề mặt cổ tử cung và âm đạo và soi dưới dưới kính hiển vi, Đây là phương pháp phát hiện những biến đổi của tế bào, cho kết quả khá chính xác.

- Xét nghiệm axit axetic (Nghiệm pháp axit axetic, gọi tắt là VIA): Là nghiệm pháp chấm cổ tử cung bằng dung dịch axit axetic 3 – 5% và quan sát bằng mắt thường để phát hiện bất thường bao gồm các tổn thương tiền ung thư. Đây là phương pháp đơn giản, rẻ tiền, tương đối chính xác, có hiệu quả ca để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung.

- Nghiệm pháp Lugol: Là nghiệm pháp chấm cổ tử cung bằng dung dịch lugol 5% và quan sát bằng mắt thường. Đây cũng là phương pháp đơn giản, rẻ tiền, có hiệu quả.

- Soi cổ tử cung: Sử dụng máy soi phóng đại hình ảnh cổ tử cung từ 2 đến 25 lần để quan sát tổn thương dễ dàng.

Có thể soi cổ tử cung kết hợp chấm axit axetic hoặc dung dịch lugol nói trên. Soi cổ tử cung khi các xét nghiệm nói trên bất thương hoặc nghi ngờ bất thường.

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

Ung thư buồng trứng là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới, sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Biết các yếu tố nguy cơ có thể giúp phụ nữ phát hiện các triệu chứng ung thư buồng trứng dễ bị bỏ qua.

30 tuổi vẫn độc thân, mẹ đưa con đi khám... tâm thần

30 tuổi vẫn độc thân, mẹ đưa con đi khám... tâm thần

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

Ngại về quê vì sợ mọi người giục cưới vợ, chàng trai 30 tuổi có dấu hiệu mắc chứng trầm cảm.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 12 giờ trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Sống khỏe - 18 giờ trước

GĐXH - Nhiều người nghĩ rằng bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là do ăn nhiều thực phẩm chứa đường mà ra. Tuy nhiên, sự thật có thể không phải như vậy.

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Sống khỏe - 19 giờ trước

Thiếu máu là một vấn đề sức khỏe phổ biến trên toàn cầu, phát sinh từ nồng độ hemoglobin thấp, thường dẫn đến các triệu chứng suy nhược như mệt mỏi, rụng tóc, khó thở và kém ăn...

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Sống khỏe - 20 giờ trước

Chúng ta thường nghe nói nhiều về chất diệp lục và biết rằng thực vật không thể sống thiếu nó. Tuy nhiên, bạn có thể không biết chất diệp lục chính xác là gì và nó có mang lại lợi ích gì cho con người không?

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Nóng gan là bệnh lý rất dễ tái phát, nhất là sau kỳ nghỉ lễ nắng nóng, uống nhiều rượu bia, đồ ăn nhiều đạm, dầu mỡ. Nếu không được điều trị sớm sẽ giảm chức năng gan mãn tính, gây bệnh viêm gan, thậm chí là ung thư gan.

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Sống khỏe - 1 ngày trước

Thông thường, bệnh nghẹt mũi có thể tự khỏi trong khoảng vài ngày đến vài tuần (2, 3 tuần). Nhưng nếu bạn bị nghẹt mũi kéo dài trên 3 tuần, thêm vào đó là các chứng đau tai, ù tai, đau họng… chứng tỏ rằng bạn đã bị viêm mũi họng và bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Top