Phụ nữ mang thai không nên chăm sóc bệnh nhân thủy đậu
GiadinhNet - Ngày 24/9, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM - BS Nguyễn Trí Dũng đã xác nhận có 2 trường học tại quận 12 và quận Bình Thạnh vừa bị dịch bệnh thủy đậu tấn công.
Tập huấn cho giáo viên về phòng, chống bệnh thủy đậu
Cụ thể, tại Trường THCS Lê Văn Tám (quận Bình Thạnh) có 4 trẻ được phát hiện mắc bệnh thủy đậu. Còn tại Trường Tiểu học Nguyễn Thái Bình (quận 12) phát hiện đến 19 học sinh mắc dịch bệnh truyền nhiễm này. BS Dũng cũng cho hay, các biện pháp xử lý nhằm hạn chế sự lây lan đã được đơn vị y tế dự phòng hai địa phương nói trên nhanh chóng thực hiện: Chuyển phát Cloramin B đến nhà trường, tập huấn giáo viên về phòng, chống bệnh thủy đậu, chuyển phát đến phụ huynh tờ rơi cảnh báo, hướng dẫn liên quan bệnh thủy đậu. Riêng các trường hợp mắc bệnh thủy đậu đang được các cơ sở y tế giám sát, theo dõi trong vòng 2 tuần.
Thủy đậu vốn là một bệnh nhẹ nhưng nếu không được phát hiện sớm, không được chăm sóc chu đáo, không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ nặng và gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: Nhiễm trùng tại các nốt đậu, viêm mô tế bào, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm gan, viêm não. Những đối tượng nguy cơ cao với biến chứng: Trẻ sơ sinh, người lớn, phụ nữ có thai, người bị suy giảm hệ thống miễn dịch (ung thư, HIV/AIDS, suy tủy…).
Khi phát hiện trẻ bị bệnh, cần cách ly tại nhà cho tới khi khỏi hẳn. Bổ sung thêm vitamin C, nhỏ mũi 2 lần/ngày cho trẻ. Mặc quần áo vải mềm, thấm hút mồ hôi và đặc biệt chú ý tới việc đảm bảo vệ sinh da cho trẻ để tránh xảy ra biến chứng. Giữ bàn tay cho trẻ thật sạch, cắt móng tay trẻ. Áo quần, khăn mặt... người bệnh cần được ngâm giặt bằng xà phòng, phơi nắng, ủi. Phụ nữ mang thai không được thăm nom hay chăm sóc người bệnh. Phụ huynh tuyệt đối không làm vỡ các nốt bỏng nước, khi tắm cần phải rất nhẹ nhàng. Khi có bỏng nước bị vỡ cần bôi xanh Methylene để sát khuẩn. Ngoài ra cũng cần chú ý vệ sinh răng, miệng, thường xuyên súc miệng bằng nước sát trùng. Trong trường hợp trẻ không ăn được, cần đi khám để được tư vấn. Khi có nhiều phỏng nước vỡ hoặc có dấu hiệu bất thường, cần cho trẻ đi bệnh viện để được điều trị đề phòng nhiễm khuẩn, nhiễm độc và biến chứng nguy hiểm.
Hiện Bệnh viện Nhi Đồng 1 và Bệnh viện Nhi Đồng 2 tại TP HCM đang chịu sức ép lớn về công tác thu dung - điều trị bởi hàng loạt bệnh dịch tấn công trẻ nhỏ. Theo chia sẻ từ BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh - Bệnh viện Nhi Đồng 1, tại thời điểm này, các bệnh liên quan đến hô hấp, sốt xuất huyết, tay, chân, miệng và bệnh sơ sinh nặng đều đồng loạt gia tăng, nay thêm dịch bệnh thủy đậu uy hiếp cho nên tình huống quá tải bệnh viện là chuyện khó tránh khỏi!
Thành lập các đội điều trị cấp cứu cơ động tăng cường tuyến dưới
Còn tại Hà Nội, báo cáo mới nhất của Trung tâm Y tế dự phòng thành phố cho thấy đến nay, toàn thành phố ghi nhận 2.118 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH), tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2014 và xu hướng tăng vẫn tiếp diễn.
Để khống chế bùng phát dịch, hạn chế tối đa trường hợp tử vong do SXH, Sở Y tế Hà Nội liên tục ban hành các kế hoạch tăng cường phòng, chống SXH. Trong Công văn mới nhất, Sở Y tế Hà Nội đề nghị các cơ sở y tế tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn phòng lây nhiễm trong bệnh viện. Đặc biệt, thành lập các đội điều trị cấp cứu cơ động để sẵn sàng tăng cường cho tuyến dưới.
Cũng liên quan đến phòng, chống dịch SXH, trong hai ngày 23- 24/9, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã tổ chức lớp Tập huấn tăng cường công tác điều trị sốt xuất huyết Dengue (SXHD) và rút kinh nghiệm tử vong do SXHD năm 2015 cho y tế 3 tỉnh trọng điểm hiện nay về SXHD là: Bình Dương, Đồng Nai và Tây Ninh. PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh đã nhấn mạnh: Cùng với việc tập huấn để nâng cao kiến thức, các bệnh viện phải củng cố và duy trì hoạt động của các “Nhóm điều trị SXHD” và “Đường dây điện thoại nóng phòng, chống dịch SXHD” tại các đơn vị khám, chữa bệnh để có thể thường xuyên tư vấn, trao đổi thông tin về chuyên môn, yêu cầu hỗ trợ khi cần thiết.
Thông tin tại cuộc họp các chuyên gia về chẩn đoán và dự báo sớm nguy cơ trong điều trị bệnh SXH tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, kết quả một số nghiên cứu cho thấy, thời gian nhập viện của bệnh nhân kể từ khi khởi phát triệu chứng đầu tiên chủ yếu là trong khoảng 3-5 ngày, như vậy là khá muộn. Các chuyên gia lâm sàng đề xuất cần phải tăng cường việc theo dõi các dấu hiệu nguy hiểm của các bệnh nhân SXH ngay khi mới nhập viện để có thể cấp cứu kịp thời, trong đó có việc lồng ghép theo dõi theo mô hình quản lý lồng ghép sức khỏe trẻ em (IMCI). Đây là mô hình đã áp dụng có hiệu quả trong việc giảm tử vong do sốt xuất huyết ở trẻ em dưới 5 tuổi và có thể áp dụng mở rộng đối với trẻ vị thành niên.
Đã có 23 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết
Tình hình bệnh sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp. Tính từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 36.097 trường hợp mắc tại 51 tỉnh, thành phố, trong đó khu vực miền Nam đã có 23 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết, không chỉ trẻ em mà người lớn cũng mắc và có nguy cơ tử vong.
Hiện Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM đã thành lập Đội diệt bọ gậy, trừ muỗi tại khu phố/tổ/ấp và phường/ xã. Sau đó yêu cầu những hộ gia đình cam kết diệt bọ gậy, trừ muỗi với sự giám sát, kiểm tra, xử phạt hành chính của chính quyền địa phương đối với các gia đình không tuân thủ việc phòng, chống dịch bệnh.
T.Giang-V.Thu/Báo Gia đình & Xã hội
Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH – Trẻ bị bỏ vào túi bóng đặt tại cửa khoa cấp cứu của bệnh viện trong tình trạng tím tái toàn thân, không tự thở, tim mờ.
Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn
Y tế - 2 ngày trướcDo mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện
Y tế - 3 ngày trướcSau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.
Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.
Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'
Y tế - 4 ngày trướcNam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.
Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn
Y tế - 4 ngày trướcTrong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.
Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.
Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.
Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm
Y tế - 4 ngày trướcNam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.
Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.
Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore
Y tếSốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.