Hà Nội
23°C / 22-25°C

4 sai lầm về việc uống nước trước khi đi ngủ, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và chất lượng giấc ngủ nhưng nhiều người vẫn làm

Thứ ba, 11:35 02/11/2021 | Sống khỏe

Nước vô cùng cần thiết cho việc duy trì sự sống và đảm bảo các hoạt động của con người. Nhưng uống nước sai cách, sai thời điểm cũng có thể gây hại cho sức khỏe.

Bổ sung nước vào lúc nào trong ngày cũng đều có ích, nhưng sẽ càng tốt hơn nếu bạn duy trì thói quen uống nước trước khi đi ngủ hàng ngày. Nó không chỉ giúp thải độc, điều hòa nhiệt độ cơ thể, đẹp da, giảm cân mà còn tốt cho hô hấp, tim mạch và hệ miễn dịch.

 - Ảnh 1.

Tuy nhiên trên thực tế, rất nhiều người vẫn đang mắc phải 4 sai lầm trong việc uống nước trước khi đi ngủ, gây ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ và sức khỏe:

1. Uống quá nhiều nước

Đúng là uống nước trước khi ngủ rất tốt, nhưng nó chỉ tốt khi bạn uống một lượng vừa đủ. Các chuyên gia khuyến nghị nên uống khoảng 200 - 400ml nước vào thời điểm này và nên uống từ tốn từng ngụm nhỏ.

Uống quá nhiều nước trước khi ngủ có thể dẫn đến sự sụt giảm lượng muối trong cơ thể, có thể gây sưng não và ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Điều này sẽ gây mất ngủ, bất tỉnh, co giật và các vấn đề thần kinh có liên quan.

Bên cạnh đó, uống quá nhiều nước vào ban đêm còn tạo ra gánh nặng cho bàng quang và thận do phải làm việc quá sức vào thời điểm cần được nghỉ ngơi. Nó cũng gây ra tình trạng tiểu đêm, làm bạn ngủ mất ngon và thường xuyên thức giấc. Nếu nhịn tiểu lâu ngày thì dễ dẫn đến nguy cơ sỏi thận cũng như cảm giác khó chịu mỗi khi thức dậy vào buổi sáng.

Ngoài ra, uống nước vội vàng với lượng quá nhiều trong một lần còn có thể cản trở tiêu hóa gây rối loạn nhịp tim, khó thở, ra mồ hôi lạnh, buồn nôn và nôn.

2. Uống đồ uống có ga, có cồn

Đây là một trong những thói quen xấu thường gặp ở các bạn trẻ. Thực chất các loại đồ uống này gần như không có tác dụng trong việc bổ sung lượng nước cho cơ thể. Trái lại, uống nước có ga làm giảm nhu cầu uống nước của cơ thể, khiến cơ thể càng nhanh mất nước hơn.

 - Ảnh 2.

Cũng đừng nghĩ rằng một chút đồ uống có cồn khiến bạn dễ ngủ hơn. Thực chất, chúng khiến bạn bị kích thích, nhịp tim đập nhanh, gây áp lực cho hệ thống thần kinh, hô hấp. Đặc biệt, chúng ép dạ dày, gan, thận và các cơ quan nội tạng khác làm việc quá sức, dễ dẫn đến bệnh tật.

Ngoài ra, bia rượu còn khiến cơ thể mất nước, gây cảm giác khát nên càng làm bạn khó ngủ, tác động tiêu cực đến giai đoạn ngủ sâu, làm dễ tỉnh giấc, ngủ chập chờn, mệt mỏi sau khi thức dậy.

3. Uống nước quá lạnh

Uống một chút nước ấm rồi mới ngủ rất tốt cho tuần hoàn máu, hô hấp dễ dàng và nhịp tim ổn định hơn, ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, nếu bạn có thói quen uống nước đá, nước lạnh trước khi ngủ, dù là trong thời tiết mùa hè thì cũng nên sớm bỏ.

Ban đêm nhiệt độ xuống thấp hơn, nước lạnh khiến nhiệt độ cơ thể thay đổi, dẫn đến khó ngủ, ngủ không sâu giấc. Nó cũng làm giảm hoạt động của các tuyến tiết dịch, dẫn đến tình trạng khô, rát họng, viêm họng. Ngoài ra còn làm các vi mạch máu trong dạ dày bị co thắt đột ngột, làm giảm chức năng tiêu hóa, dẫn đến các bệnh như đau bụng, tiêu chảy.

Hãy nhớ, dù là thời điểm nào trong ngày thì bạn cũng không nên lạm dụng nước đá, nước lạnh. Uống chúng thường xuyên sẽ làm ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng như thận, phổi, dạ dày… lâu dần sẽ làm các bộ phận này suy yếu, gây ra nhiều bệnh tật nguy hiểm.

4. Đi ngủ ngay sau khi uống nước

Nếu uống nước ngay trước khi ngủ, không chỉ dạ dày, thận phải làm việc nhiều hơn, gây khó ngủ mà còn khiến giấc ngủ bị gián đoạn vì tiểu đêm.

 - Ảnh 3.

Ngược lại, tiểu đêm nhiều lần sẽ làm giảm cả thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ, lâu ngày ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Không chỉ gây suy giảm trí nhớ, khả năng tập trung hay tâm trạng tiêu cực, rối loạn giấc ngủ cũng có thể dẫn đến béo phì, bệnh tim, tiểu đường và trầm cảm.

Các chuyên gia khuyến cáo nên uống nước trước khi bắt đầu đi ngủ ít nhất là 30 phút. Uống từng ngụm nhỏ, trong trạng thái thư giãn và tốt nhất là uống nước lọc với nhiệt độ phòng hoặc nước ấm.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Dấu hiệu cảnh báo ung thư phụ khoa

Dấu hiệu cảnh báo ung thư phụ khoa

Sống khỏe - 2 giờ trước

Ung thư phụ khoa là loại ung thư xuất hiện bên trong cơ quan sinh sản của phụ nữ. Bệnh có thể di căn sang các vị trí khác nếu không sớm phát hiện và điều trị kịp thời.

Gừng có tác dụng gì trong việc chữa đau họng?

Gừng có tác dụng gì trong việc chữa đau họng?

Sống khỏe - 3 giờ trước

Không chỉ là gia vị của nhiều món ăn, gừng còn có một số công dụng với sức khỏe. Gừng được nhiều nghiên cứu khoa học và y học cổ truyền chứng minh là có thể hỗ trợ chữa đau họng. Vậy gừng giúp giảm đau họng như thế nào?

Người đàn ông 39 tuổi ở Thanh Hóa đột tử khi chơi pickleball có tiền sử mắc bệnh này, đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh, người chơi cần cảnh giác

Người đàn ông 39 tuổi ở Thanh Hóa đột tử khi chơi pickleball có tiền sử mắc bệnh này, đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh, người chơi cần cảnh giác

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

GĐXH - Trong lúc chơi pickleball, người đàn ông 39 tuổi ở Thanh Hóa bất ngờ đổ gục, nghi do đột quỵ sau đó tử vong.

Thêm bằng chứng nên ăn mỗi ngày một quả trứng

Thêm bằng chứng nên ăn mỗi ngày một quả trứng

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy trứng tốt cho não, là một phần của chế độ ăn lành mạnh cho não, giúp giảm nguy cơ mắc chứng mất trí. Một nghiên cứu gần đây cho thấy ăn một quả trứng mỗi ngày có ích trong việc giúp ngăn ngừa chứng mất trí nhớ.

Mạch máu quyết định tuổi thọ: Mỗi ngày đều đặn làm 3 việc, mạch máu sẽ dần “trẻ hóa” và tránh bệnh tật

Mạch máu quyết định tuổi thọ: Mỗi ngày đều đặn làm 3 việc, mạch máu sẽ dần “trẻ hóa” và tránh bệnh tật

Sống khỏe - 1 ngày trước

Khi mạch máu bị tổn thương, nhiều cơ quan sẽ hoạt động bất thường. Do đó, hãy học cách để nuôi dưỡng và "trẻ hóa" mạch máu.

Người đàn ông 38 tuổi ở Phú Thọ đau họng, ho ra máu thừa nhận một sai lầm mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông 38 tuổi ở Phú Thọ đau họng, ho ra máu thừa nhận một sai lầm mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử lạm dụng rượu, uống khoảng 01 lít rượu mỗi ngày. Khoảng 1 tuần trước khi nhập viện, bệnh nhân ho nhiều từng cơn, khạc ra máu đỏ tươi lẫn đờm...

Giám đốc 37 tuổi ngừng tim đột ngột sau khi tập gym, đây là 3 nhóm người cần cảnh giác khi tập thể dục

Giám đốc 37 tuổi ngừng tim đột ngột sau khi tập gym, đây là 3 nhóm người cần cảnh giác khi tập thể dục

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người đàn ông 37 tuổi bị ngừng tim 7 phút sau khi tập gym. May mắn, sau 3 lần được các bác sĩ thực hiện sốc điện, tim của anh đã đập trở lại.

Bệnh viện E chính thức được công nhận hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế

Bệnh viện E chính thức được công nhận hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Sáng 10/10/2024, Bệnh viện E chính thức được công nhận là một trong số ít bệnh viện công lập đạt được Chứng chỉ công nhận hệ thống quản lý ISO 15189:2022.

Phục hồi chức năng bàn chân bẹt cho người trên 7 tuổi khó nhưng có thể thành công mà không cần phẫu thuật

Phục hồi chức năng bàn chân bẹt cho người trên 7 tuổi khó nhưng có thể thành công mà không cần phẫu thuật

Sống khỏe - 1 ngày trước

"3 - 7 tuổi là giai đoạn vàng để phục hồi chức năng bàn chân bẹt với mức độ thành công cao nhưng điều này không có nghĩa rằng, người trên 7 tuổi đã hết cơ hội" – Đó là chia sẻ của Ths. BS Vũ Thị Hằng, chuyên khoa Phục hồi chức năng tại Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng Myrehab Matsuoka.

Người đàn ông đột tử lúc nửa đêm vì nhồi máu cơ tim đã bỏ qua dấu hiệu cảnh báo này

Người đàn ông đột tử lúc nửa đêm vì nhồi máu cơ tim đã bỏ qua dấu hiệu cảnh báo này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Bác sĩ nghi ngờ cơn đau lưng của anh đó là triệu chứng ban đầu của bệnh nhồi máu cơ tim nhưng anh vẫn từ chối điều trị và không muốn kiểm tra thêm.

Top