Phú Thọ tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa PTTT, tận dụng truyền thông trên nền tảng mạng xã hội trước bối cảnh dịch bệnh
GiadinhNet – Trong những năm qua, công tác xã hội hóa cung ứng phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ tại Phú Thọ từng bước được đẩy mạnh. Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh, hiệu quả từ việc đẩy mạnh truyền thông trên các nền tảng mạng xã hội đã góp phần quan trọng cho việc tiếp cận nhu cầu thuận tiện và gần dân.
Sự cần thiết tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa PTTT
Trong những năm qua, công tác xã hội hóa cung ứng phương tiện tránh thai (PTTT) và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) tại Phú Thọ từng bước được đẩy mạnh, mạng lưới phân phối dựa vào cộng đồng thông qua CTV dân số ngày càng phát triển và góp phần quan trọng cho việc tiếp cận nhu cầu KHHGĐ thuận tiện và gần dân. Phú Thọ đã triển khai thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh gồm 13 huyện, thành thị và 277 xã, phường, thị trấn.
Bên cạnh những thành tựu quan trọng trong KHHGĐ, tỉnh còn nhiều khó khăn, cụ thể: Phú Thọ là tỉnh có qui mô dân số lớn (đứng thứ 21/63 tỉnh, thành phố), mật độ dân số cao 414 người/km2 (cả nước: 290 người/km2 ), tốc độ gia tăng dân số hàng năm vẫn ở mức cao. Số phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ ở tỉnh tiếp tục tăng trong nhiều năm tới sẽ trực tiếp tác động tới mức sinh, tạo áp lực lên mục tiêu giảm sinh của tỉnh. Số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ chưa sử dụng BPTT còn cao (năm 2020 là 52%).
Người dân vẫn còn thói quen bao cấp khi thực hiện các biện pháp KHHGĐ. Tiếp thị xã hội, xã hội hóa PTTT và dịch vụ KHHGĐ còn chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, mức độ phát triển chậm, chưa đáp ứng được phân khúc thị trường ngày càng đa dạng của các nhóm đối tượng mặc dù nhà nước đã ban hành các chính sách khuyến khích, phát triển xã hội hóa cung cấp PTTT. Khả năng tiếp cận dịch vụ KHHGĐ ở những địa bàn khó khăn và có mức sinh cao còn hạn chế. Tại tuyến huyện và tuyến xã, cán bộ cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ còn thiếu, năng lực chuyên môn còn hạn chế; cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ y tế sử dụng để cung cấp dịch vụ 1 số địa bàn chưa đáp ứng yêu cầu. Ngân sách nhà nước cấp cho chương trình dịch vụ KHHGĐ còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu.

Tư vấn phương tiện tránh thai cho phụ nữ vùng có mức sinh cao, vùng khó khăn. Ảnh Báo PT
Theo Chi Cục Dân số - KHHGĐ tỉnh, việc nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ sẽ tác động đến nhiều mặt như: tránh có thai ngoài ý muốn, giảm phá thai, giảm vô sinh, cải thiện sức khỏe bà mẹ, trẻ em, giảm tử vong bà mẹ và trẻ em có liên quan đến thai sản. Đồng thời, giúp giảm tỷ lệ sinh, tiến tới đạt và duy trì mức sinh thay thế, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân góp phần tác động tích cực tới phát triển kinh tế và an sinh xã hội của tỉnh.
Chị Trần Thị Liên - Khu 21, xã Hanh Cù, huyện Thanh Ba làm cộng tác viên dân số đã 20 năm chia sẻ, bên cạnh công tác tuyên truyền, vận động thì cần đẩy mạnh tư vấn phương tiện tránh thai và cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ theo hướng đa dạng hóa, mở rộng các kênh cung ứng, đảm bảo kịp thời, an toàn và thuận lợi.
Tận dụng lợi thế truyền thông hiện đại
Thời gian qua, ngành Y tế tỉnh đã thành lập đội truyền thông, dịch vụ lưu động để tổ chức chiến dịch tăng cường truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ tại 110 xã thuộc vùng khó khăn và vùng có mức sinh cao thuộc 13 huyện, thành, thị và đề nghị UBND các huyện, thành, thị chỉ đạo, hỗ trợ ngân sách địa phương để triển khai chiến dịch trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp.
Nhận thấy những tiện ích, lợi thế của công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại, internet và trên các nền tảng mạng xã hội, ngành dân số tỉnh Phú Thọ đã chú trọng phát triển công tác tuyên truyền nhằm thay đổi hành vi để thích ứng với xu hướng phát triển và phù hợp với bối cảnh phòng chống dịch bệnh COVID-19.
Các hoạt động truyền thông được Chi cục đẩy mạnh trên các nền tảng mạng xã hội như facebook, zalo, tiktok..., Hiện có 100% Trung tâm Dân số-KHHGĐ các huyện, thành thị và xã, phường, thị trấn đã tham gia, thiết lập tài khoản… trên các trang mạng xã hội facebook, zalo, tiktok... đồng thời chuyển tải thông tin, thông điệp về dân số, tích cực tương tác…
Với các giải pháp đồng bộ, Phú Thọ đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tính từ đầu năm, số trẻ em sinh ra 10 tháng năm 2021: 14.953 trường hợp, giảm 1.864 trường hợp (-11,08%) so với cùng kỳ năm 2020. Tổng biện pháp tránh thai hiện đại thực hiện là 89.839 ca, đạt 89,5% KH năm, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2020. Dự ước kết quả năm 2021, tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49) sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại đạt 72%.
Để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động của việc xã hội hóa trong thời gian tới, theo Chi cục Trưởng Chi Cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Phú Thọ Nguyễn Việt Phương, tỉnh tích cực triển khai các hoạt động của kế hoạch xã hội hóa, trong đó chú trọng xã hội hóa phòng chống nhiễm khuẩn đường sinh sản, chăm sóc sức khỏe tình dục, xây dựng và triển khai chương trình sàng lọc, kiểm soát, quản lý ung thư vú, ung thư cổ tử cung tại cộng đồng.
Các đơn vị tham gia Đề án thiết kế và cấp phát tài liệu truyền thông như tờ rơi, tờ gấp… để thông tin, hình ảnh về sản phẩm đến với khách hàng được chi tiết, cụ thể và sinh động. Cùng với đó, mở rộng kênh cung ứng, phân phối phương tiện tránh thai, hàng hóa sức khỏe trên địa bàn.

Vì sao phụ nữ mãn kinh dễ bị mất ngủ?
Dân số và phát triển - 21 giờ trướcNhiều phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh thường bị mất ngủ kèm theo những cơn bốc hoả và đổ mồ hôi ban đêm vô cùng khó chịu. Vậy mối liên hệ giữa mãn kinh và giấc ngủ như thế nào và cách ứng phó với tình trạng này?

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư thần kinh nội tiết đã mãn kinh 10 năm nay nhưng lại ra dịch nhầy màu hồng ở âm đạo, tiểu cảm giác không hết, sau đó chảy máu nhiều như kinh nguyệt...

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcChlamydia âm thầm lây lan qua đường tình dục, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcYoga đã được chứng minh là giúp giảm bớt cơn đau liên quan đến đau bụng kinh và nhiều triệu chứng khác liên quan đến tiền kinh nguyệt. Dưới đây là 4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcKhông chỉ gây mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công, dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn còn đáng sợ cỡ này...

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai
Dân số và phát triển - 4 ngày trước14 năm để tóc dài, vui chơi cùng các bạn nữ, Ngọc Linh không ngờ bản thân lại là "nam nhi". Sự thật khiến em sốc, không dễ chấp nhận.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Những ngày gần đây, thông tin số ca COVID-19 gia tăng tại Thái Lan khiến nhiều người lo ngại về đợt dịch bùng phát mới và có nguy cơ lây lan sang các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình được cơ quan chuyên môn của tỉnh, các địa phương tại Bắc Giang thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcCứ mỗi mùa thi đến, số trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần lại gia tăng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Cách phòng tránh các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi như thế nào?

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcNgày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng sức khỏe của bà mẹ khi mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sau này của trẻ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai thì em bé cũng có thể bị tăng huyết áp.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.