Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phương pháp điều trị bệnh bạch biến

Chủ nhật, 12:38 28/07/2024 | Bệnh thường gặp

Mặc dù không phải là bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng, nhưng người mắc bệnh bạch biến thường thiếu tự tin về ngoại hình. Việc điều trị sớm, đúng cách giúp người bệnh nâng cao chất lượng cuộc sống…

1. Mục tiêu điều trị bệnh bạch biến

Việc dùng thuốc điều trị bệnh bạch biến chủ yếu tập trung vào việc ngăn hệ thống miễn dịch phá hủy tế bào hắc tố và cải thiện vẻ ngoài của da. Trong hầu hết các trường hợp, mục tiêu điều trị thường là:

- Làm chậm hoặc ngăn chặn bệnh tiến triển.

- Thúc đẩy sự tái sinh của tế bào hắc tố.

- Phục hồi màu sắc cho các mảng da trắng, giúp da đều màu hơn.

Tuy nhiên, việc điều trị có thể mất thời gian và mỗi người có sự đáp ứng điều trị khác nhau. Ngoài ra, kết quả điều trị có thể khác nhau tùy từng bộ phận trên cơ thể và các mảng mới có thể xuất hiện trong thời gian đó.

Phương pháp điều trị bệnh bạch biến- Ảnh 2.

Người mắc bệnh bạch biến thường thiếu tự tin, xấu hổ về ngoại hình.

2. Các phương pháp điều trị

Không có loại thuốc nào có thể ngăn chặn quá trình bạch biến mất tế bào sắc tố, nhưng một số phương pháp có thể giúp phục hồi màu sắc trên da.

2.1. Thuốc bôi ngoài da

Thuốc hoặc kem bôi ngoài da có thể giúp các mảng da trắng trở lại màu sắc bình thường:

- Corticosteroid : Những loại thuốc theo toa này có hiệu quả nhất đối với những người mới mắc bệnh bạch biến. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn, dùng theo chỉ định của bác sĩ da liễu…

Tác dụng phụ có thể gặp: Tăng cân, yếu cơ, giảm khả năng chống nhiễm trùng, mỏng da, nổi mụn…

- Thuốc mỡ tacrolimus hoặc kem pimecrolimus: Những loại thuốc này có thể được sử dụng trong thời gian dài hơn corticosteroid và có tác dụng tốt nhất trong việc phục hồi màu da ở đầu hoặc cổ. Tác dụng phụ phổ biến nhất là cảm giác nóng rát tại chỗ khi bôi thuốc.

- Calcipotriene: Mặc dù không hiệu quả khi dùng riêng lẻ, nhưng có thể hiệu quả khi dùng với corticosteroid. Sử dụng cả hai loại thuốc theo chỉ dẫn có thể làm tăng lượng sắc tố tái phát và giảm thời gian điều trị. Calcipotriene dùng được cho cả trẻ em và người lớn.

Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây kích ứng da nhẹ.

- Thuốc ức chế JAK: Ruxolitinib (opzelura) là loại thuốc duy nhất được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận để phục hồi màu da đã mất ở những người bị bạch biến. Đây là một loại kem được chấp thuận để điều trị cho những người từ 12 tuổi trở lên bị bạch biến không phân đoạn. Thuốc được kê đơn để điều trị một vùng nhỏ trên cơ thể.

Tác dụng phụ thường gặp là nổi mụn, đỏ và ngứa da tại chỗ, viêm mũi họng, đau đầu, sốt.

Phương pháp điều trị bệnh bạch biến- Ảnh 3.

Thuốc hoặc kem bôi ngoài da có thể giúp các mảng da trắng trở lại màu sắc bình thường.

2.2. Liệu pháp ánh sáng

Liệu pháp ánh sáng là chiếu một loại tia cực tím (UV) vào da để phục hồi màu da tự nhiên, có hiệu quả nhất trong việc phục hồi màu sắc cho mặt và cổ.

Tuy nhiên, liệu pháp ánh sáng có tác dụng chậm. Do đó, để màu da nhanh trở lại bình thường, có thể kết hợp liệu pháp ánh sáng cùng với phương pháp điều trị khác.

2.3. Thuốc uống

Một số loại thuốc uống như prednisone, một loại corticosteroid, có thể giúp làm chậm quá trình bệnh, làm chậm sự phát triển của các đốm và mảng mới, phục hồi màu da.

2.4. Tẩy sắc tố

Phương pháp điều trị này hiếm khi được sử dụng và thường dùng cho những người bị bạch biến ở hơn một nửa cơ thể. Đây là lựa chọn dành cho những bệnh nhân đã mất hầu hết màu da tự nhiên và không muốn tiếp tục điều trị nhằm phục hồi màu da.

Tẩy sắc tố loại bỏ màu sắc tự nhiên còn lại, tạo ra tông màu da đồng đều. Tẩy sắc tố có xu hướng là vĩnh viễn và có thể mất nhiều thời gian.

Lưu ý , người bệnh phải hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong và sau khi điều trị.

2.5. Phẫu thuật

Tác dụng: Phẫu thuật thường dùng khi các phương pháp điều trị khác không phục hồi được màu da, thường dùng cho bệnh nhân bị bạch biến từng mảng lâu năm hoặc bất kỳ loại bạch biến nào mà các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.

Lưu ý: Phẫu thuật thường không được khuyến khích khi bệnh bạch biến lan rộng, những người dễ bị sẹo, cơ địa sẹo lồi. Phẫu thuật không được khuyến khích áp dụng cho những người mắc bệnh bạch biến hoạt động, nghĩa là trong vòng 12 tháng qua, có các đốm mới hoặc các đốm cũ đã phát triển.

3. Lưu ý khi điều trị bạch biến

- Người bệnh không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

- Không tự ý tăng/giảm/ngừng dùng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

- Trong thời gian điều trị, nếu gặp các triệu chứng bất thường cần báo ngay cho bác sĩ để được xử trí kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Có thể giúp kiểm soát bệnh bạch biến bằng cách:

- Bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời như sử dụng kem chống nắng, mặc quần áo giúp bảo vệ làn da khỏi bị cháy nắng và tổn thương lâu dài.

- Sử dụng mỹ phẩm, như kem dưỡng da để che các mảng da mất sắc tố.

- Nên khám tại cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chỉ định cách điều trị phù hợp.

BS. Đặng Xuân Thắng
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông ở Phú Thọ phát hiện mắc ung thư trực tràng từ một dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông ở Phú Thọ phát hiện mắc ung thư trực tràng từ một dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Đi ngoài 9 đến 10 lần một ngày trong vài tháng, nam bệnh nhân đi khám bất ngờ phát hiện ung thư trực tràng.

Loại cá nhiều người không biết ăn, tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Loại cá nhiều người không biết ăn, tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường ăn cá hồi với lượng hợp lý, đúng cách sẽ giúp ổn định đường huyết và giảm biến chứng bệnh như huyết áp cao, bệnh tim mạch, đột quỵ...

Người phụ nữ 37 tuổi ở Quảng Ninh phải cắt tử cung, buồng trứng thừa nhận sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Người phụ nữ 37 tuổi ở Quảng Ninh phải cắt tử cung, buồng trứng thừa nhận sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ 37 tuổi này thừa nhận phát hiện mắc u xơ tử cung khoảng 10 năm nay nhưng không đi khám thường xuyên.

Người đàn ông 43 tuổi ở Phú Thọ đi cấp cứu vì uống nhầm thuốc diệt kiến con gái để trong tủ lạnh

Người đàn ông 43 tuổi ở Phú Thọ đi cấp cứu vì uống nhầm thuốc diệt kiến con gái để trong tủ lạnh

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Sau khi nhận ra chai nước vừa uống chính là chai mình pha thuốc diệt kiến trước đó, anh T. nhanh chóng tự gây nôn, sau đó đến viện cấp cứu.

Loại cây được ví ‘nữ hoàng thảo mộc’ dễ tìm ở chợ Việt, dùng pha trà lợi đủ đường, người bệnh tiểu đường nên dùng giúp hạ đường huyết

Loại cây được ví ‘nữ hoàng thảo mộc’ dễ tìm ở chợ Việt, dùng pha trà lợi đủ đường, người bệnh tiểu đường nên dùng giúp hạ đường huyết

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Hương nhu là loài dược liệu được sử dụng rộng rãi với nhiều công dụng hữu ích. Hãy cùng tìm hiểu về cây hương nhu và tác dụng của loại thảo dược này qua bài viết dưới đây.

Người đàn ông ở Phú Thọ phát hiện ung thư đại tràng nhờ một việc mà rất nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông ở Phú Thọ phát hiện ung thư đại tràng nhờ một việc mà rất nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Người đàn ông 69 tuổi ở Phú Thọ bất ngờ phát hiện ung thư nhờ khám sức khỏe tầm soát qua soi đại tràng.

Mùa lạnh là thời điểm dễ xảy ra đột quỵ: Bác sĩ 'mách' 2 việc cần làm ngay để phòng ngừa

Mùa lạnh là thời điểm dễ xảy ra đột quỵ: Bác sĩ 'mách' 2 việc cần làm ngay để phòng ngừa

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Gần đây, thời tiết miền Bắc đang chịu ảnh hưởng của không khí lạnh. Thời tiết chuyển lạnh đột ngột tiềm ẩn nguy cơ mắc nhiều bệnh lý trong đó có cả đột quỵ.

Vì sao bác sĩ tai- mũi- họng khuyên không nên cho trẻ ăn quá no vào bữa tối?

Vì sao bác sĩ tai- mũi- họng khuyên không nên cho trẻ ăn quá no vào bữa tối?

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Các bác sĩ tai- mũi- họng thường khuyên không nên cho trẻ ăn quá no vào bữa tối, không ăn muộn sau 20h để phòng tránh bệnh tật

Người đàn ông 45 tuổi phát hiện mắc ung thư vòm họng giai đoạn 4 thừa nhận chủ quan với dấu hiệu nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông 45 tuổi phát hiện mắc ung thư vòm họng giai đoạn 4 thừa nhận chủ quan với dấu hiệu nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Trước đó, người đàn ông mắc ung thư vòm họng thấy giọng mình khàn đặc, kèm theo cảm giác khó chịu trong cổ họng nhưng không đi khám. Anh nghĩ mình bị cảm lạnh nên tự mua thuốc uống...

Người đàn ông ở Phú Thọ tiểu ra máu, đi khám bất ngờ phát hiện mắc ung thư hiếm gặp

Người đàn ông ở Phú Thọ tiểu ra máu, đi khám bất ngờ phát hiện mắc ung thư hiếm gặp

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Đây là một bệnh lý ác tính hiếm gặp, muốn chẩn đoán cần có những bác sĩ chuyên khoa ở những bệnh viện chuyên biệt.

Top