Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phương pháp giáo dục đạo đức khác biệt của Trường Quốc tế Nhật Bản

Thứ bảy, 08:00 02/07/2022 | Giáo dục

Với tư tưởng giáo dục lấy nhân cách làm cốt lõi, Trường Quốc tế Nhật Bản đã tạo nên nhiều khác biệt trong việc bồi dưỡng đạo đức, giúp mỗi học sinh đều trở thành một tấm gương sáng về nhân cách và tri thức.

Phương pháp giáo dục đạo đức khác biệt của Trường Quốc tế Nhật Bản - Ảnh 1.

Trường Quốc tế Nhật Bản (JIS)

Nuôi dưỡng đạo đức trong mỗi đứa trẻ từ sớm

Phương pháp giáo dục đạo đức tại Trường Quốc tế Nhật Bản nhấn mạnh tới quá trình nuôi dưỡng đạo đức của từng học sinh, giúp các em có thể tự cảm nhận được sự trưởng thành của chính bản thân mình. Thay vì phán xét các hành vi của người khác, học sinh tại JIS được giáo dục tự đánh giá hành động của mình và tự trau dồi học hỏi kinh nghiệm cho bản thân. Phương pháp giáo dục đạo đức tại JIS tạo nhiều điều kiện cho học sinh có thể suy nghĩ về các tình huống, bài học đạo đức theo nhiều chiều, nhiều cách khác nhau. Chú trọng giáo dục khả năng phán đoán, ra quyết định và hành động.

Phương pháp giáo dục đạo đức khác biệt của Trường Quốc tế Nhật Bản - Ảnh 2.

Học sinh JIS trong tiết học tại thư viện cùng thầy Kendal Rolley - Giám đốc hệ Cambridge

Giữ kết nối giữa nhà trường và phụ huynh để mang đến sự thống nhất trong cách giáo dục đạo đức cho trẻ

Tại Trường Quốc tế Nhật Bản, giáo dục về đạo đức là sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình. Giáo dục đạo đức tại JIS thể hiện trước tiên là sự khám phá bản thân. Tạo thói quen sinh hoạt hàng ngày đúng quy tắc, với tinh thần phấn chấn vui tươi, luôn mỉm cười nói "xin chào" và "cảm ơn". Các em được dạy ăn uống điều độ, không sử dụng đồ đạc một cách lãng phí. Luôn tích cực và hăng hái với mỗi việc, việc của bản thân không nhờ vả người khác. Tự thức dậy, tự vệ sinh, ăn sáng và đến trường. Tự mình dọn dẹp phòng học và tủ sách vở. Việc tự lập sẽ giúp học sinh có cuộc đời phong phú, bản lĩnh hơn, thành công hơn trong cuộc sống, khẳng định nhân cách và khả năng của mình.

Phương pháp giáo dục đạo đức khác biệt của Trường Quốc tế Nhật Bản - Ảnh 3.

Học sinh JIS trong tiết học viết thư pháp

Kiến tạo giá trị đạo đức lớn từ những thói quen nhỏ

Đạo đức của một con người được tạo nên và thể hiện qua từng thói quen nhỏ hằng ngày. Đó cũng chính là lý do vì sao, JIS đặc biệt quan tâm đến từng lời nói và thói quen ứng xử của mỗi học sinh. Văn hóa chào hỏi và cảm ơn là một trong những việc rất được chú trọng tại JIS. Các em được dạy cần phải chào hỏi ba mẹ khi thức dậy, trước khi đi học. Trước khi ăn cơm phải nói câu xin mời (Itadakimasu), khi ăn xong không thể thiếu câu đã ăn xong (Gochisosama). Khi rời nhà phải nói câu "xin rời nhà" (Ittekimasu) và sẽ nhận được câu "xin cứ đi" (Itterasai). Khi về nhà nói câu "đã về nhà" (Tadaima) sẽ được chào đón "xin cứ về" (Okaerinasai), khi gặp ai quen biết hay thầy cô đều phải cúi chào. 

Ngay từ bậc mẫu giáo tại Trường Quốc tế Nhật Bản, học sinh đã được học các quy tắc ứng xử căn bản, rèn luyện thực hành đạo đức ngay trong các hoạt động như trong bữa ăn hàng ngày, học sinh cùng nhau chia thức ăn, và thu dọn sau khi ăn xong. Tổng vệ sinh phòng và sân trường cũng đã trở thành công việc quen thuộc của học sinh Trường Quốc tế Nhật Bản. Tại JIS, dọn vệ sinh trường, lớp là một phần của chương trình giáo dục đạo đức, đó cũng là một cách thực hành toàn diện giúp các em học sinh trở thành công dân có trách nhiệm hơn trong cuộc sống. Đặc biệt, các em sẽ thấy yêu mến, tự hào về một ngôi trường tươi đẹp, thân thiện và luôn vui vẻ, hạnh phúc.

Phương pháp giáo dục đạo đức khác biệt của Trường Quốc tế Nhật Bản - Ảnh 4.

Học sinh JIS trong tiết học thể dục

Giáo dục là một hành trình dài và sự thành công của một học sinh không còn chỉ nằm trên những thành tích học tập. Khi có nhân cách tốt, sự hiểu biết sâu rộng, trái tim nhân hậu, các em trong mọi hoàn cảnh sẽ luôn biết cách hành động để đạt kết quả tốt nhất. Đó cũng là điều mà Trường Quốc tế Nhật Bản mong muốn lan tỏa tới thế hệ trẻ Việt Nam.

Trường Quốc tế Nhật Bản thông báo kết quả chính thức kỳ thi Checkpoint của học sinh JIS đã dự thi trong tháng 4/2022 vừa qua.

Học sinh JIS đã đạt thành tích rất tốt so với mặt bằng trung bình của học sinh thế giới cùng tham dự đợt thi này. Trong hầu hết các môn dự thi ở tất cả các khối lớp, điểm trung bình của JIS đều cao hơn điểm trung bình của thế giới.

Trải qua quá trình học tập chăm chỉ, với sự tận tâm giảng dạy của giáo viên và sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh, các con đã đạt thành tích rất cao trong kỳ thi Checkpoint. Kết quả kỳ thì cho thấy rất nhiều bạn đạt điểm tuyệt đối 6/6, đặc biệt môn Toán lớp C9 có đến 77.8% HS đạt điểm giỏi, 51.9% HS đạt điểm tuyệt đối.

Kết quả này chính là sự ghi nhận nỗ lực không ngừng của thầy và trò Trường Quốc tế Nhật Bản, nhà trường và thầy cô chúc mừng tất cả các học sinh, chúc mừng các em đã vượt qua chặng đường quan trọng, khởi đầu cho mọi ước mơ!

PV

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Việt Nam giành 2 huy chương vàng tại kỳ thi Hóa học khó nhất hành tinh

Việt Nam giành 2 huy chương vàng tại kỳ thi Hóa học khó nhất hành tinh

Giáo dục - 1 ngày trước

4/4 học sinh Việt Nam tham dự đều đoạt huy chương Olympic Hóa quốc tế Mendeleev (IMChO) 2025, trong đó 2 huy chương vàng và 2 huy chương bạc.

Kết quả xác minh ban đầu vụ loạt học sinh xin nghỉ học trước thi tốt nghiệp THPT

Kết quả xác minh ban đầu vụ loạt học sinh xin nghỉ học trước thi tốt nghiệp THPT

Giáo dục - 1 ngày trước

Chiều 12/5, Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk cho biết đã gửi báo cáo kết quả xác minh ban đầu vụ việc hàng loạt học sinh lớp 12 Trường THPT Cao Bá Quát xin nghỉ học, bảo lưu kết quả học tập trước kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất bỏ bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất bỏ bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

Giáo dục - 1 ngày trước

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, trong đó sửa đổi quy định về văn bằng, chứng chỉ trong hệ thống giáo dục quốc dân.

4 địa phương đầu tiên quy định khung giờ không được phép dạy thêm, học thêm

4 địa phương đầu tiên quy định khung giờ không được phép dạy thêm, học thêm

Giáo dục - 1 ngày trước

Yên Bái, Ninh Bình, Hải Phòng và TP.HCM là 4 địa phương đầu tiên trên cả nước ban hành quy định chi tiết về thời gian dạy thêm, học thêm.

PGS-TS Bùi Hiền, người đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

PGS-TS Bùi Hiền, người đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

Giáo dục - 1 ngày trước

PGS-TS Bùi Hiền, người được biết đến với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, đã qua đời chiều 11/5.

Hai sứ giả tuổi 16 mang niềm tự hào Việt Nam đến nước Mỹ

Hai sứ giả tuổi 16 mang niềm tự hào Việt Nam đến nước Mỹ

Giáo dục - 1 ngày trước

GĐXH - Tháng 6 tới, hai nam sinh lớp 10 chuyên Ngoại ngữ của Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) sẽ cùng 12 học sinh trên cả nước tham gia Chương trình “Lãnh đạo thanh niên theo yêu cầu” (ODYLP) tại Hoa Kỳ – một hành trình trải nghiệm ý nghĩa do Đại sứ quán Mỹ tài trợ.

Bộ GD&ĐT đề xuất xoá sổ bằng tốt nghiệp THCS

Bộ GD&ĐT đề xuất xoá sổ bằng tốt nghiệp THCS

Giáo dục - 2 ngày trước

Học sinh tốt nghiệp cấp THCS chỉ cần hiệu trưởng xác nhận thay vì cấp bằng nhằm phù hợp với chính quyền địa phương hai cấp và xu thế quốc tế.

Học sinh Việt Nam đoạt 8 huy chương tại Olympic Vật lý châu Á

Học sinh Việt Nam đoạt 8 huy chương tại Olympic Vật lý châu Á

Giáo dục - 2 ngày trước

Ngày 11/5, Bộ GD&ĐT thông tin, đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic Vật lý Châu Á (APhO) năm 2025 được tổ chức tại Ả rập Xê út đã thắng lớn với 8 huy chương.

Nam sinh cõng bạn thân lên nhận bằng tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội

Nam sinh cõng bạn thân lên nhận bằng tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội

Giáo dục - 3 ngày trước

Ngay sau khi tan học vào sáng nay (10/5), Ngô Văn Hiếu – cậu học trò “10 năm cõng bạn tới trường” - từ Thái Bình bắt xe lên Hà Nội để kịp tham dự lễ tốt nghiệp của cậu bạn thân Nguyễn Tất Minh.

Không cần học thuộc, đây là 8 cách mở bài khiến bài văn được điểm cao, đến học sinh giỏi cũng gật gù công nhận

Không cần học thuộc, đây là 8 cách mở bài khiến bài văn được điểm cao, đến học sinh giỏi cũng gật gù công nhận

Giáo dục - 3 ngày trước

GĐXH - Bạn luôn lúng túng khi viết mở bài trong bài văn nghị luận? Những công thức “khô cứng” khiến bạn mất điểm ngay từ đoạn đầu? Đừng lo, bài viết dưới đây sẽ bật mí 8 cách mở bài sáng tạo, dễ nhớ và phù hợp với mọi đề thi Ngữ văn.

Top