Hà Nội
23°C / 22-25°C

"Quả bom nguyên tử" đe dọa 10 triệu người Việt

Thứ bảy, 19:36 28/11/2015 | Y tế

GiadinhNet – Hội trường Viện Huyết học Truyền máu Trung ương sáng 28/11 chật kín chỗ ngồi. Phần nhiều trong số này là các bệnh nhân mắc bệnh tan máu bẩm sinh. Họ có “dấu hiệu nhận diện” rất “điển hình” của căn bệnh mà khoảng 10 triệu người Việt đang mang gene: mũi tẹt, da vàng tái, sạm, người thấp, nhỏ bé, bụng trướng do lá lách to, gan to…

Cùng con đương đầu với thalasemia

Cuối góc phòng, chị Đ.T.L, quê Văn Giang, Hưng Yên lặng lẽ bế con trai út, chăm chú lắng nghe những chia sẻ phía trên sân khấu của bệnh nhân đồng cảnh ngộ với con trai mình.

Chị kể, chị mang nặng, đẻ đau 4 lần trong đời, nhưng ông Trời chỉ cho chị nuôi được 2 con. Khi bé út chị đang bế trên tay được sinh ra, cháu bị vàng da bệnh lý – căn bệnh đã cướp đi sinh mạng một đứa con của chị. Chị ròng rã bế con đi truyền máu nhưng không may, bệnh đã biến chứng lên não, khiến cháu bại não từ thuở mới lọt lòng.


Chị Đ.T.L chia sẻ, dù còn nhiều khó khăn, nhưng chị quyết cùng con đương đầu với bệnh thalassemia

Chị Đ.T.L chia sẻ, dù còn nhiều khó khăn, nhưng chị quyết "cùng con đương đầu với bệnh thalassemia"

Cách đây 2 năm, khi thấy bé xanh xao, vàng vọt, các bác sĩ xét nghiệm gene cho bé và cho biết, bé bị bệnh thalasemiabệnh tan máu bẩm sinh, một bất thường di truyền phổ biến nhất trên thế giới.

Bé T.N trên tay chị gương mặt sáng sủa, nhưng ánh nhìn vô định, tay huơ huơ không rõ hướng. Năm nay cháu 4 tuổi, nhưng quanh năm ngày tháng được mẹ bế trên tay, hoặc đặt xuống giường bệnh. 4 tuổi, thời gian ở viện với bé nhiều hơn ở nhà. Ròng rã hàng năm trời, chị T.L bế con từ Bệnh viện Nhi Trung ương sang Viện Huyết học Truyền máu Trung ương, vừa điều trị bại não, vừa truyền máu thải sắt cho con.

 

Chị kể: Mỗi chuyến đi lên Hà Nội điều trị cho con rất tốn kém. Tiền vay gia đình, họ hàng cũng vơi dần. Khó khăn chồng chất khó khăn, lời ra vào bàn chị đưa con về bởi “đằng nào cũng vậy”, nhưng bản năng người mẹ trong chị không chịu bỏ cuộc.

Cứ hai tháng 1 lần, hoặc nhanh thì hơn 1 tháng, thấy con trai xanh xao, người khó chịu nhưng không biết cách biểu hiện, chị lại tự động khăn gói quả mướp gạt nước mắt bế con lên Hà Nội điều trị. Con gái lớn 13 tuổi ở quê chịu khó học hành, ngoan ngoãn cũng là động lực để chị ở trên này chăm con trai.

“Bác sĩ khuyên không bỏ cuộc trong điều trị cho con, bởi không tuân thủ theo điều trị thì chính bố mẹ đã rút ngắn cuộc đời con, trả giá bằng chính sức khỏe và tuổi thọ của con mình” – chị T.L nói trong nước mắt.

Hầu hết các bệnh nhân và người nhà có mặt tại tọa đàm, khi lần đầu tiên nghe đến bệnh thalasemia đều bất ngờ, ngỡ ngàng bởi chưa hề biết đến bệnh có tên lạ như thế.

Vợ chồng anh Quàng Văn. T (ở Quỳnh Nhai, Sơn La), người dân tộc Thái đen bế con gái 15 tháng tuổi nhưng còi dí dị, chỉ khoảng 8-9 cân. Anh kể, lúc mới sinh ra, bé nặng 3,8kg. Nhưng nuôi mãi bé không lớn, đi khám ở quê chỉ biết cháu bị thiếu sắt. Gia đình ra sức bồi bổ sắt cho con nhưng vẫn xanh xao, gầy gò. Đến khi xét nghiệm máu, gene tại Viện Huyết học Truyền máu Trung ương, anh chị mới biết, bé bị bệnh tan máu bẩm sinh.

Ở một bản nghèo cách Hà Nội khoảng 500km như nhà anh chị, đôi vợ chồng người Thái đen đó chưa bao giờ nghe đến bệnh. Cả họ hàng, hàng xóm họ cũng chưa bao giờ biết đến.

“Gia đình biết tin từ lúc cháu 11 tháng. 4 tháng rồi, hai vợ chồng mới đưa con lên Viện điều trị. Biết là sẽ rất khó khăn nhưng chúng tôi vẫn phải kiên trì cùng con đương đầu thôi” – anh T chia sẻ.

Thalasemia – “quả bom nguyên tử” đã nổ ở Việt Nam

Con trai chị T.L, con gái anh T là hai trong số hàng chục nghìn bệnh nhân đang mắc bệnh thalasemia ở Việt Nam. Hiện Việt Nam có khoảng 10 triệu người mang gene bệnh, và hơn 20.000 bệnh nhân đang cần được điều trị bệnh này. Người không may mắc Thalassemia sẽ phải truyền máu suốt đời.

Để nâng cao nhận thức của cộng đồng về căn bệnh này, sáng nay (28/11), Hội tan máu bẩm sinh Việt Nam tổ chức sự kiện “Cùng con đương đầu với Thalassemia” tại Viện Huyết học Truyền máu Trung ương.

Buổi tọa đàm quy tụ các chuyên gia đầu ngành, cùng hàng trăm bệnh nhân Thalassemia và người nhà - nơi thảo luận, cung cấp kiến thức về tan máu bẩm sinh cũng như giải đáp thắc mắc liên quan đến bệnh. Qua đó, giúp gia đình bệnh nhân nhận thức đúng đắn hơn về ý nghĩa của việc tuân thủ phác đồ điều trị, khích lệ họ tích cực theo đuổi điều trị căn bệnh di truyền nguy hiểm này.

Khảo sát cho thấy, hầu hết người dân, đặc biệt là các cặp vợ chồng Việt Nam chưa nhận thức đúng đắn mức độ nguy hiểm của căn bệnh này, dãn đến việc số trẻ sinh ra bị bệnh ngày một tăng. Ước tính mỗi năm nước ta lại có thêm khoảng 2.000 trẻ mới sinh mắc bệnh tan máu bẩm sinh. Điều này đe dọa trực tiếp đến chất lượng dân số và nòi giống dân tộc.

GS.TS Nguyễn Anh Trí - Viện trưởng Viện Huyết học Truyền máu Trung ương gọi bệnh thalassemia là "quả bom nguyên tử đã nổ" nhưng không gây ra tiếng dù hậu quả của nó gây ra quá khủng khiếp cho cả gia đình, xã hội.

Trong khi đó, bệnh hoàn toàn có thể chữa được và phòng được. Để có thể sinh ra những đứa con khỏe mạnh, cặp nam nữ trước khi kết hôn nên khám sàng lọc sức khỏe. Đối với các cặp vợ chồng, nên tiến hàng sàng lọc trước sinh, chọc ối để xét nghiệm và lưu trữ máu cuống rốn của con mình.

Để chẩn đoán mình có mang gene bệnh hay không, mọi người có thể làm xét nghiệm máu, tổng phân tích tế bào máu, MCV, MCH, sắt huyết thanh, ferritin và điện di huyết sắc tố; Xét nghiệm, thăm dò để chẩn đoán các biến chứng gồm: chức năng gan, thận, xét nghiệm nội tiết của tất cả các tuyến nội tiết, siêu âm tim, điện tim, chẩn đoán hình ảnh (siêu âm, X quang, MRI tim, gan), đo mật độ xương; Chẩn đoán xác định bằng phương pháp tìm gene đột biến trên nhiễm sắc thể hoặc giải trình tự gene để tìm đột biến…

Võ Thu/Báo Gia đình và Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội

Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Trẻ bị bỏ vào túi bóng đặt tại cửa khoa cấp cứu của bệnh viện trong tình trạng tím tái toàn thân, không tự thở, tim mờ.

Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Y tế - 2 ngày trước

Do mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 3 ngày trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 4 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 4 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 4 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Top