Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bệnh nhân Thalassemia đủ máu không muốn về nhà

Thứ năm, 12:56 17/09/2015 | Y tế

GiadinhNet - Bệnh nhân đến viện không muốn về - đó là điều ngược đời diễn ra như cơm bữa tại Trung tâm Thalassemia (Viện Huyết học - Truyền máu TW). Dòng trạng thái (status) của một người mẹ bệnh nhân Thalassemia trên Facebook đã khơi gợi mạnh mẽ sự tò mò của chúng tôi.

Chúng tôi đến thămTrung tâm Thalassemia, hình ảnh đầu tiên ập vào mắt chúng tôi là hàng trăm bệnh nhân Thalassemia với nước da xanh lét hoặc vàng khè, hoặc đen thui vì thiếu máu và ứ sắt, có hơn một nửa số đó là trẻ em.

Hầu hết họ đều đến từ những tỉnh thành rất xa. Họ đến đây điều trị trong tình trạng thiếu máu rất nặng “mới chịu” đi viện.

Quan sát, chúng tôi thấy có khoảng hơn 30 cháu bé trong một phòng bệnh, trên đôi tay bé nào cũng có chiếc kim lưu còn đọng máu tươi hoặc đang được truyền thuốc nằm im lìm trên giường. Hình ảnh đó cứ ám ảnh chúng tôi cùng bao xót xa.Không quên mục đích ban đầu của mình, chúng tôi tìm gặp người có nickname Facebook đã đăng dòng status lạ.

Chị P.B.T (nhân vật xin giấu tên) – mẹ của một bệnh nhi hồ hởi chào chúng tôi trong một phòng bệnh nhỏ. Con trai chị bị bệnh Thalassemia và năm nay cháu đã lên 6 tuổi, cũng là 6 năm gia đình chị sống ở bệnh viện nhiều hơn ở nhà.

Chị cho biết cháu được phát hiện bị bệnh khi mới 2 tháng tuổi. Chỉ có ai làm mẹ mới thấu hiểu và cảm thông cho tấm lòng của một người mẹ chăm con bị bệnh. Chị T chia sẻ: “Gia đình rất muốn đưa con đi viện đúng hẹn của bác sĩ, nhưng mỗi tháng phải đi một lần nên có nhiều khi tôi đành nhắm mắt để con ở nhà vì chưa xoay được tiền. Đến khi thấy con xanh xao quá, tôi vội vàng đưa cháu đi viện. Cháu hào hứng đi viện lắm, cháu bảo đi viện còn sướng hơn ở nhà, có điều hòa, có trò chơi điện tử, có quà vặt đầy cả phòng … Lúc vào viện thì xanh như tàu lá, được truyền đủ máu lại tươi tỉnh và chạy nhanh hơn sóc”.

 

Bệnh nhân Thalassemia

Lớp học đặc biệt của bệnh nhân tại trung tâm Thalassemia. Ảnh Thùy Linh

Phóng viên (PV): Viện cho các cháu chơi điện tử ạ?

Chị Thu: Cũng không hẳn thế, ở đây có một phòng học đặc biệt dạy đánh vần và học đếm nhưng gần giống như chơi điện tử, thế là con mình vừa học vừa chơi mà không chán. Hơn nữa đến đây có bạn cùng trang lứa chơi cùng, chứ ở nhà đến hàng xóm nhà tôi còn không cho con cái họ chơi cùng cháu vì sợ bị lây bệnh. Nhìn cháu lủi thủi một mình, tôi khổ tâm lắm nhưng đành bất lực.

Vâng, có lẽ họ chưa hiểu về bệnh này. Nghe nói chị đưa con đi nhiều nơi chữa bệnh rồi, chị nghĩ sao về cách chăm sóc bệnh nhân ở Viện này ạ ?

Có bệnh thì vái tứ phương, cứ ai nói ở đâu có thầy hay là gia đình tôi đưa cháu đi nhưng không ăn thua. Khi đến đây, tôi nghĩ mình có thể trường kỳ đưa con đến viện mà không băn khoăn gì, cả chuyên môn lẫn thái độ của nhân viên y tế.

Và đây có phải là nguyên do chị đăng status “ ... con trai đi viện vui chẳng muốn về nhà, mẹ thì xót xa nhưng chỉ cần con vui là mẹ hạnh phúc.” ?

Cháu về nhà còn hào hứng kể cho cháu bé hàng xóm về mỗi lần đi viện. Cháu nhà hàng xóm còn bảo: “ước gì anh cũng bị bệnh để được đến viện chơi trò chơi và ăn kẹo như em”. (cười) Đúng là trẻ con …

Xin cảm ơn chị, chúc chị và cháu mạnh khỏe và có nhiều niềm vui hơn nữa.

Cuộc trò chuyện tạm khép lại khi cháu bé chạy ùa vào phòng cùng các cháu bệnh nhân nhi khác. Máu đối với bệnh nhi Thalassemia như là cơm với chúng ta, đủ máu thì các cháu sẽ mạnh khỏe nô đùa như bao đứa trẻ bình thường khác. Và đó cũng là điều được ưu tiên hàng đầu ở Viện Huyết học – Truyền máu TW. Chúng tôi chợt nghĩ về câu: “ Trẻ em hôm nay – thế giới ngày mai”.

Có lẽ, chúng ta cần nhiều hơn nữa những bệnh viện tiến hành song song cả điều trị bệnh lý đi đôi với tác động tâm lý mà ở đó người bác sĩ – điều dưỡng đóng vai trò then chốt. Bên cạnh đó, sự quan tâm và ủng hộ thực tế của các nhà quản lý cũng là chìa khóa của những bệnh viện nơi mà bệnh nhân đến không muốn về.

Thùy Linh/ Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 5 giờ trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Y tế - 10 giờ trước

Cơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Y tế - 1 ngày trước

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Sau khi tự uống thuốc giảm đau và kháng sinh tại nhà để điều trị đau răng, bệnh nhân thấy tổn thương ngày càng lan rộng. Đến khi khối áp xe chèn ép đường thở, bệnh nhân mới đến viện điều trị.

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Trường ĐH Y Dược vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện mắt Trung ương. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai đơn vị.

4 giai đoạn diễn biến của sởi cần biết để tránh bệnh trở nặng

4 giai đoạn diễn biến của sởi cần biết để tránh bệnh trở nặng

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Dịch sởi liên tục có những diễn biến phức tạp cùng với sự gia tăng số ca bệnh trên cả nước. Bộ Y tế đã có công văn hỏa tốc, chỉ đạo khẩn tới các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi.

Xuất hiện virus lạ gây triệu chứng ho ra máu ở Nga

Xuất hiện virus lạ gây triệu chứng ho ra máu ở Nga

Y tế - 2 ngày trước

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, một loại virus chưa rõ nguồn gốc đã xuất hiện ở Nga, với các triệu chứng bao gồm ho ra máu và sốt cao, trong khi xét nghiệm COVID-19 và cúm đều cho kết quả âm tính.

Bộ Y tế hoả tốc yêu cầu tăng cường phân luồng, kiểm soát lây nhiễm sởi trong cơ sở khám, chữa bệnh

Bộ Y tế hoả tốc yêu cầu tăng cường phân luồng, kiểm soát lây nhiễm sởi trong cơ sở khám, chữa bệnh

Y tế - 3 ngày trước

Bộ Y tế đề nghị các địa phương chuẩn bị thuốc, vật tư, thiết bị y tế để thực hiện công tác khám, chữa bệnh sởi, kiểm soát nhiễm khuẩn; Phân luồng và bố trí khu khám riêng trong khoa khám bệnh cho người nghi mắc sởi và người bệnh sởi...

Top