Hà Nội
23°C / 22-25°C

Quang Bình – Hà Giang: Sử dụng vốn tư nhân hiệu quả, nâng cao đời sống các dân tộc thiểu số

Thứ tư, 13:03 23/12/2020 | Y tế

GiadinhNet - Công tác giải ngân vốn hiệu quả, đặc biệt là nguồn vốn tư nhân đã giúp cho công cuộc cải thiện đời sống đồng bào dân tộc thiểu số những năm qua của huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang đạt được nhiều kết quả nổi bật.

Dân tộc Pà Thẻn hay Pá Hưng, còn viết là Pạ Hung, là một trong số những dân tộc rất ít người hiện sinh sống chủ yếu trên địa bàn hai huyện Quang Bình và huyện Bắc Quang của tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang.

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Pà Thẻn ở Việt Nam có dân số 6.811 người, có mặt tại 32 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố.

Khoản 5 Điều 4 Nghị định 5/2011 về công tác dân tộc của Chính phủ nêu rõ: "Dân tộc thiểu số rất ít người là dân tộc có số dân dưới 10.000". Theo thống kê của Ủy ban Dân tộc, 16 dân tộc có số dân dưới 10.000 người là Ơ Đu, Pu Péo, Si La, Rơ Măm, Brâu, Cống, Bố Y, Mảng, Lô Lô, Cờ Lao, Ngái, La Ha, Pà Thẻn, Lự, Chứt, La Hủ.

Quang Bình – Hà Giang: Sử dụng vốn tư nhân hiệu quả, nâng cao đời sống các dân tộc thiểu số - Ảnh 1.

Người dân huyện Quang Bình tham quan triển lãm ảnh "Trẻ em không phải cô dâu" ngày 29/11.


Trong đó, có 4 dân tộc dưới 8.000 người là La Ha, Pà Thẻn, Lự, Chứt; 6 dân tộc dưới 5.000 người là Cống, Bố Y, Mảng, Lô Lô, Cờ Lao, Ngái; 5 dân tộc dưới 1.000 người là Ơ Đu, Pu Péo, Si La, Rơ Măm, Brâu và một số dân tộc ít người có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn: Phù Lá, La Hủ.

Ngày 10/4/2020, Chính phủ chính thức phê duyệt quyết định số 499, Chương trình "Bảo vệ và phát triển các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2021-2030". Qua đó hỗ trợ cải thiện tình trạng dân số của các dân tộc thiểu số rất ít người cả về số lượng và chất lượng.

Thực hiện quyết định và chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ, trong những năm qua HĐND-UBND huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang đã luôn chú trọng, quan tâm phát triển các chính sách dành cho đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống và làm việc trên địa bàn huyện, đặc biệt là người dân tộc Pà Thẻn, một trong những dân tộc thiểu số rất ít người.

Ông Hoàng Văn Phương, Chánh văn phòng HĐND-UBND huyện Quang Bình cho biết: "Trong những năm qua chính quyền địa phương luôn chú trọng, chăm lo cho đời sống của các dân tộc anh em đang sinh sống trên địa bàn huyện, tích cực nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc còn gặp nhiều khó khăn."

Quang Bình – Hà Giang: Sử dụng vốn tư nhân hiệu quả, nâng cao đời sống các dân tộc thiểu số - Ảnh 2.

Bà Hoàng Thị He, xã Tân Trịnh, huyện Quang Bình vui mừng khi được ở trong căn nhà mới khang trang, sạch đẹp. Ảnh: hagiang.gov.vn.


Công tác triển khai các chính sách, hoạt động hỗ trợ nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người trên địa bàn huyện hiện nay được triển khai từ nhiều nguồn vốn: Nhà nước, địa phương, tư nhân,… Trong đó công tác giải ngân vốn hiệu quả, đặc biệt là nguồn vốn tư nhân đã giúp cho công cuộc cải thiện đời sống đồng bào dân tộc thiểu số những năm qua của huyện đạt được nhiều kết quả nổi bật.

Trong giai đoạn hai năm 2019 - 2020, huyện Quang Bình có tổng số 90 hộ người có công, cựu chiến binh nghèo và hộ nghèo được hỗ trợ làm nhà ở. Trong đó, riêng năm 2020 có 54 hộ được khởi công xây nhà với tổng kinh phí trên 3 tỷ đồng.

Trong quá trình thực hiện chương trình, các lực lượng nòng cốt từ huyện đến xã cũng đã huy động hơn 900 ngày công giúp dân làm nhà theo kế hoạch. Ngoài ra, một số cơ quan, đơn vị còn hỗ trợ thêm xi măng, tiền mặt cho các hộ dân.

Sở Giáo dục và Đào tạo Huyện Quang Bình đã áp dụng những chính sách hỗ trợ học phí, nơi ăn, ở cho con em những dân tộc thiểu số rất ít người trong tất cả các cấp học. Đặc biệt là việc đã đưa vào giảng dạy chữ viết, tiếng nói và văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.

UBND huyện cũng chủ chương phát hành nhiều sách báo, ấn phẩm báo, tạp chí, … cho vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2012-2015.

Bên cạnh đó UBND huyện Quang Bình cũng tạo điều kiện và tăng cường các hoạt động hợp tác, đặc biệt với các mạnh thường quân, các tổ chức phi chính phủ, … Huy động nguồn lực từ trong nhân dân, phối hợp cùng triển khai nhiều dự án nâng cao nhận thức, đời sống và kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Quang Bình – Hà Giang: Sử dụng vốn tư nhân hiệu quả, nâng cao đời sống các dân tộc thiểu số - Ảnh 3.

Ông Park Dong Chul, trưởng đại diện GNI ở Việt Nam tặng quà cho các em học sinh huyện Quang Bình.


Mới đây trong hai ngày 28 - 29/11, UBND huyện Quang Bình đã phối hợp với Tổ chức phi Chính phủ Good Neighbors Việt Nam (GNI) tổ chức chuỗi sự kiện đêm văn nghệ giao lưu và triển lãm truyền thông "Trẻ em không phải cô dâu". Thông qua chuỗi sự kiện để lan tỏa mạnh mẽ thông điệp "Trẻ em không phải cô dâu", "Hãy để trẻ em được là trẻ em." Từ đó giúp cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện có thêm nhận thức về vấn nạn tảo hôn, kết hôn sớm, thay đổi suy nghĩ của các em và phụ huynh, giúp các em có một tương lại tươi sáng hơn.

Người dân tộc thiểu số, đặc biệt là người dân tộc Pà Thẻn được hưởng nhiều chính sách ưu đãi về thuế, vay vốn đầu tư,… được hỗ trợ cả về vật chất lẫn tinh thần giúp cho đồng bào có cơ hội an cư lập nghiệp trên chính mảnh đất quê hương.

Tin chắc rằng, với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy, chính quyền và sự đồng hành, sát cánh của toàn xã hội, đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, đặc biệt là những dân tộc thiểu số rất ít người hiện đang sinh sống trên địa bàn huyện sẽ ngày càng được cải thiện, nâng cao, đem lại một tương lai tươi sáng hơn trên mảnh đất biên cương.

Trung Sơn

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đi khám vì bị ho kéo dài, người đàn ông 51 tuổi ở Nam Định bất ngờ phát hiện nhiễm sán lợn nguy hiểm vì ăn thịt theo cách này

Đi khám vì bị ho kéo dài, người đàn ông 51 tuổi ở Nam Định bất ngờ phát hiện nhiễm sán lợn nguy hiểm vì ăn thịt theo cách này

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH - Bị ho lâu ngày nhưng tự uống thuốc ho không khỏi, người đàn ông ở Nam Định đi khám bất ngờ phát hiện bị nhiễm ấu trùng sán dây lợn thời gian dài, nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm.

Bộ Y tế trao hơn 3 tỷ đồng giúp Bắc Giang, Lạng Sơn khắc phục hậu quả bão lũ

Bộ Y tế trao hơn 3 tỷ đồng giúp Bắc Giang, Lạng Sơn khắc phục hậu quả bão lũ

Y tế - 8 giờ trước

Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngày 16/9, đoàn công tác của Bộ Y tế do GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn đã đến các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn thăm, hỗ trợ và kiểm tra công tác y tế, khắc phục hậu quả sau bão lụt...

Người đàn ông 59 tuổi ở Hà Giang hoại tử nghiêm trọng vùng kín do tự ý làm điều này

Người đàn ông 59 tuổi ở Hà Giang hoại tử nghiêm trọng vùng kín do tự ý làm điều này

Y tế - 9 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng đau nhiều, sốt, vùng bìu tầng sinh môn và thành bụng hoại tử, nhiều mủ và giả mạc.

4 người ở Hà Tĩnh nhập viện cấp cứu sau bữa ăn tối tự nấu

4 người ở Hà Tĩnh nhập viện cấp cứu sau bữa ăn tối tự nấu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Sau bữa tối với món nấm xào tự hái, cả 5 người đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói và 4 người phải nhập viện cấp cứu.

Người đàn ông bị ngộ độc hóa chất do uống nhầm nước lau sàn đựng trong chai nước ngọt

Người đàn ông bị ngộ độc hóa chất do uống nhầm nước lau sàn đựng trong chai nước ngọt

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân được xử trí bài niệu tích cực, giảm tiết, thải độc sau khi uống nhầm 2 ngụm nước lau sàn có thành phần acid citric.

Chuyển thực phẩm hỗ trợ người dân vùng bão, lũ làm sao để đảm bảo an toàn, tránh gây độc?

Chuyển thực phẩm hỗ trợ người dân vùng bão, lũ làm sao để đảm bảo an toàn, tránh gây độc?

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, việc tự chế biến, đóng gói thực phẩm và hút chân không có thể giúp kéo dài thêm thời gian bảo quản thực phẩm nhưng có thể có nguy cơ không đảm bảo an toàn thực phẩm do việc chế biến không đảm bảo vệ sinh...

Vệ sinh giếng nước, bể chứa, xử lý môi trường sau lũ lụt theo hướng dẫn của Bộ Y tế

Vệ sinh giếng nước, bể chứa, xử lý môi trường sau lũ lụt theo hướng dẫn của Bộ Y tế

Y tế - 2 ngày trước

Bể chứa nước, giếng nước bị ảnh hưởng bởi bão và lũ lụt có khả năng chứa các vi sinh vật có hại, cần phải xử lý mới bảo đảm vệ sinh để sử dụng.

Người mẹ trẻ ở Bảo Yên đi bộ 16 tiếng, vượt 40km đường rừng để sinh con

Người mẹ trẻ ở Bảo Yên đi bộ 16 tiếng, vượt 40km đường rừng để sinh con

Y tế - 3 ngày trước

Có sẹo mổ cũ không thể sinh thường tại trạm y tế, đồng thời mưa lũ khiến đường sá bị chia cắt, người mẹ 22 tuổi (trú tại huyện Bảo Yên, Lào Cai) đã đi bộ 40km đường rừng đến bệnh viện sinh con.

Nỗ lực cứu chữa các nạn nhân trong vụ lũ quét tại thôn Làng Nủ

Nỗ lực cứu chữa các nạn nhân trong vụ lũ quét tại thôn Làng Nủ

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Bệnh viện Bạch Mai cho biết, hiện đang điều trị cho 2 bệnh nhân nặng trong vụ lũ quét tại thôn Làng Nủ (Lào Cai), trong đó một bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao.

Video: Xúc động hình ảnh băng rừng, vượt lũ khiêng nạn nhân trong vụ sạt lở đất đi cấp cứu

Video: Xúc động hình ảnh băng rừng, vượt lũ khiêng nạn nhân trong vụ sạt lở đất đi cấp cứu

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Từ điểm sạt lở, đội cứu hộ phải vận chuyển bệnh nhân bằng cáng qua quãng đường 7km xuống bờ sông, sau đó phải đi bằng cano 2km đường sông mới đến điểm ô tô cứu thương.

Top