Hà Nội
23°C / 22-25°C

Quảng Ninh: Học sinh THPT hào hứng với buổi ngoại khóa về sức khỏe sinh sản và mất cân bằng giới tính khi sinh

GiadinhNet – Những câu hỏi thú vị, bổ ích về mất cân bằng giới tính khi sinh và sức khỏe sinh sản vị thành niên trong buổi ngoại khóa đầu tuần tại các trường học trên đại bàn thành phố Uông Bí (Quảng Ninh) làm cho các em học sinh hào hứng và tiếp nhận kiến thức thoải mái nhất.

Trong tiết chào cờ đầu giờ hôm nay (8/10), hơn một nghìn học sinh trường THPT Uông Bí (Quảng Ninh) hào hứng, sôi nổi với chuyên đề ngoại khóa Mất cân bằng giới tính khi sinh và sức khỏe sinh sản vị thành niên.

Trường THPT Uông Bí tổ chức chuyên đề ngoại khóa sức khỏe sinh sản vị thành niên và mất cân bằng giới. Ảnh: ML

Trường THPT Uông Bí tổ chức chuyên đề ngoại khóa sức khỏe sinh sản vị thành niên và mất cân bằng giới. Ảnh: ML

Học sinh sôi nổi hào hứng với các câu hỏi về mất cân bằng giới và sức khỏe sinh sản

Học sinh sôi nổi hào hứng với các câu hỏi về mất cân bằng giới và sức khỏe sinh sản

Cô giáo Lê Thị Thanh Thư- Phó Hiệu trưởng THPT Uông Bí chia sẻ với phóng viên về ý nghĩa các chuyên đề dành cho học sinh

Cô giáo Lê Thị Thanh Thơ - Phó Hiệu trưởng THPT Uông Bí chia sẻ với phóng viên về ý nghĩa các chuyên đề dành cho học sinh

Cô Lê Thị Thanh Thơ – Phó Hiệu trưởng trường THPT Uông Bí cho biết: “Đây là một trong những chuyên đề thú vị, phù hợp với lứa tuổi của các em hiện nay. Hàng tháng, nhà trường đều tổ chức 1 chuyên đề khác nhau giúp các em có thêm kiến thức, tiếp nhận kiến thức một cách đầy đủ và thay đổi hành vi của mình trong cuộc sống cũng như giao tiếp với bạn bè, xã hội. Buổi ngoại khóa hôm nay đã thành công, thu hút được các em tham gia tích cực. Nội dung tuyên truyền ngắn gọn, thiết thực qua các câu hỏi trực tiếp dành cho các em. Để làm được những điều này, trường THPT Uông Bí đã cải tiến giờ chào cờ, sau 5 phút nghi lễ còn lại dành thời gian cho buổi ngoại khóa với các chủ đề khác nhau theo từng tháng. Qua các buổi tuyên truyền nư vậy, chúng tôi nhận thấy các em có sự thay đổi rất nhiều trong nhận thức, ý thức bản thân. Ngoài ra, trong các giờ học trên lớp, các thầy cô cũng lồng ghép những kiến thức về kĩ năng sống qua những câu chuyện để học sinh thấm dần...”.

Nữ sinh THPT Uông Bí trả lời các câu hỏi về sức khỏe sinh sản vị thành niên của BTC

Nữ sinh THPT Uông Bí trả lời các câu hỏi về sức khỏe sinh sản vị thành niên của BTC

Những tình huống thú vị về mất cân bằng giới giúp học sinh không còn ngại ngần khi được hỏi đến

Những tình huống thú vị về mất cân bằng giới giúp học sinh không còn ngại ngần khi được hỏi đến

Tuyên truyền viên dân số Trần Khánh Ly gaiir đáp các câu hỏi của học sinh THPT Uông Bí về sức khỏe sinh sản và mất cân bằng giới tính khi sinh

Tuyên truyền viên dân số Trần Khánh Ly gaiir đáp các câu hỏi của học sinh THPT Uông Bí về sức khỏe sinh sản và mất cân bằng giới tính khi sinh

Cũng trong buổi sáng 8/10, tại trường THPT Hồng Đức (thành phố Uống Bí), Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh, TTYT thành phố Uông Bí và nhà trường đã phối hợp tổ chức tuyên truyền về mất cân bằng giới tính khi sinh và sức khỏe sinh sản vị thành niên cho 763 học sinh.

Bà Hà Thị Điểm -Trưởng phòng Dân số TTYT Uông Bí trò chuyện với học sinh THPT Hồng Đức về SKSS và mất CBGTKS

Bà Hà Thị Điểm -Trưởng phòng Dân số TTYT Uông Bí trò chuyện với học sinh THPT Hồng Đức về SKSS và mất CBGTKS

Tại buổi ngoại khóa, bà Hà Thị Điểm – Trưởng phòng Dân số của TTYT thành phố Uông Bí đã dẫn dắt những câu chuyện cùng những câu hỏi dành cho học sinh xung quanh mất cân bằng giới cũng như sức khỏe sinh sản vị thành niên.

Học sinh trường THPT Hồng Đức (Uông Bí, QN) trong giờ ngoại khóa sáng nay

Học sinh trường THPT Hồng Đức (Uông Bí, QN) trong giờ ngoại khóa sáng nay

Em Nguyễn Văn Hùng – học sinh lớp 12 trường THPT Hồng Đức (Quảng Ninh) cho biết: “Buổi ngoại khóa về mất cân bằng giới tính khi sinh và sức khỏe sinh sản vị thành niên giúp em có thêm hiểu biết, em mong sẽ còn nhiều buổi như này vì độ tuổi như bọn em cần có kiến thức về nó. Ngoài những gì các cán bộ Y tế, thầy cô truyền đạt thì em cũng có tìm hiểu nhưng vấn đề như này qua mạng, sách báo…”

Nhiều học sinh còn e ngại khi nhắc tới sức khỏe sinh sản vị thành niên

Nhiều học sinh còn e ngại khi nhắc tới sức khỏe sinh sản vị thành niên

Theo đánh giá của đông đảo học sinh 2 trường THPT Uông Bí và Hồng Đức, buổi ngoại khóa rất thiết thực, không khí trao đổi thoải mái, gần gũi giúp các em không còn ngại ngần khi nói về sức khỏe sinh sản hay mất cân bằng giới. Hầu hết các em học sinh đều mong muốn có thêm nhiều buổi ngoại khóa với các chủ đề khác nhau về kĩ năng sống. Qua đó để biết thêm thông tin và có cái nhìn đúng đắn hơn về nhiều vấn đề trong cuộc sống.

Diễm Hằng

Minh Lý
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Việc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Theo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Mặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Top