Quảng Trị nỗ lực giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh: Huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị
GiadinhNet - Tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh ở Quảng Trị có xu hướng tăng và duy trì ở mức cao là đánh giá của những người làm công tác dân số trên địa bàn. Đây cũng là thách thức không nhỏ trong quá trình chuyển trọng tâm công tác DS-KHHGĐ sang Dân số và Phát triển trong tình hình hiện nay.

Mít tinh hưởng ứng Chiến dịch truyền thông kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh tại Quảng Trị. Ảnh: V.Hưng
Mất cân bằng GTKS ở ngay lần sinh đầu tiên
Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Quảng Trị bắt đầu xuất hiện vào năm 2010 với tỷ lệ 109 bé trai/100 bé gái, muộn hơn so với tình hình chung của cả nước nhưng tốc độ tăng tỷ suất ở Quảng Trị lại diễn ra khá nhanh, đến cuối năm 2017 tỷ số giới tính khi sinh trung bình toàn tỉnh ở mức 112,6 bé trai/100 bé gái.
Đáng lo ngại là mặc dù thời gian qua, các đơn vị dân số đã triển khai thực hiện nhiều biện pháp nhằm kiềm chế sự chênh lệnh giới tính khi sinh nhưng chỉ số này vẫn tiếp tục tăng cao. Đặc biệt, sự mất cân bằng giới tính khi sinh trên địa bàn tỉnh đã xảy ra ngay từ những trường hợp sinh con đầu tiên. Theo cán bộ Chi cục DS- KHHGĐ tỉnh cho biết, rất nhiều cặp vợ chồng mới cưới, trước có dự định sinh con là tìm hiểu các biện pháp sinh con theo ý muốn để có thể sinh được con trai ngay từ đứa con đầu lòng.
Hiện có nhiều cách để lựa chọn giới tính trước khi mang thai như thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, tính ngày rụng trứng, siêu âm để biết thời điểm trứng rụng. Với sự tiến bộ của y học hiện đại, việc siêu âm để xác định giới tính cũng được phát hiện rất sớm từ những tháng đầu của thai kỳ. Bởi vậy, nhiều trường hợp siêu âm không phải là con trai sẽ đến các phòng khám sản tư nhân thực hiện các biện pháp nạo, phá thai. Tư tưởng phải có con trai để nối dõi tông đường, thờ cúng ông bà tổ tiên đã hằn sâu vào nếp nghĩ của người Việt, trong khi tâm lý các cặp vợ chồng trẻ hiện nay đều muốn vừa có ít con, vừa có con trai khiến họ tìm hiểu các biện pháp can thiệp để lựa chọn giới tính dẫn đến tình trạng chênh lệch giới tính khi sinh ngày càng tăng.
Theo ông Trương Hữu Thiện, Chi cục trưởng Chi cục DS- KHHGĐ tỉnh, tỷ số giới tính khi sinh được xác định bằng số trẻ em trai/100 trẻ em gái được sinh ra. Tỷ số này thông thường là 105-107/100, bất kỳ một sự thay đổi đáng kể nào của tỷ số trên chệch khỏi mức sinh học bình thường đều phản ánh những can thiệp có chủ định ở các mức độ khác nhau đến sự cân bằng tự nhiên này. Nếu không đẩy lùi mất cân bằng giới tính khi sinh thì sẽ có những hệ lụy cho dân số, đó là vấn đề bất bình đẳng giới và biến đổi xã hội theo chiều hướng xấu, những nguy cơ mà phụ nữ và trẻ em gái dễ bị tổn thương phải đối mặt như thiếu phụ nữ là làm gia tăng áp lực buộc họ phải kết hôn sớm hơn và nam giới khó khăn hơn trong việc tìm kiếm bạn đời, gia tăng nạn mua bán phụ nữ và trẻ em gái...
Cần thay đổi nhận thức của người dân về bình đẳng giới
Những năm qua, tỉnh Quảng Trị đã chủ động lồng ghép tuyên truyền các nội dung về mất cân bằng giới tính khi sinh vào các hoạt động của Chương trình mục tiêu Quốc gia DS - KHHGĐ nhằm nâng cao nhận thức trong cộng đồng về thực trạng, hệ lụy mất cân bằng giới tính khi sinh và khống chế tốc độ tăng giới tính khi sinh tại địa phương.
Tuy nhiên, tỷ số giới tính khi sinh hiện nay của tỉnh đang cao hơn mức bình quân của cả nước và có xu hướng tăng lên nếu không có sự can thiệp kịp thời. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định, bền vững của tỉnh. Trước tình trạng báo động này, cuối năm 2016 UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch 5170/KH-UBND về thực hiện Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh, trong đó tỉnh có ban hành các chính sách nhằm thực hiện các biện pháp từng bước khống chế có hiệu quả tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh tiến tới đưa tỷ số này trở lại mức cân bằng tự nhiên, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh.
Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh của tỉnh có đầy đủ mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở. Để thực hiện hiệu quả đề án này, trước hết cần thay đổi nhận thức của người dân về bình đẳng giới. Cần có sự thay đổi từ dư luận xã hội để lên án hành vi phân biệt, đối xử, phân biệt giới tính. Khẳng định vai trò, con cái trong gia đình, không phân biệt nam hay nữ trong việc nuôi dưỡng, thờ cúng cha mẹ, ông bà tổ tiên, thừa kế cũng như có chế tài cụ thể nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi. Ngăn ngừa việc lạm dụng khoa học, công nghệ để lựa chọn giới tính thai nhi. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi hỗ trợ việc lựa chọn giới tính thai nhi ở các cơ sở y tế.
Lâm Thanh

9 điều cần tránh trong kỳ kinh nguyệt để giảm đau và thoải mái hơn
Dân số và phát triển - 8 giờ trướcMột số thói quen có thể khiến cơn đau bụng kinh trở nên khó chịu và tồi tệ hơn. Dưới đây là 9 điều phụ nữ nên tránh trong thời kỳ kinh nguyệt.

7 thực phẩm tốt nhất giúp giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcNghiên cứu cho thấy, một số thực phẩm có khả năng tăng cường hệ miễn dịch và chống ung thư, đặc biệt là các bệnh liên quan đến HPV như ung thư cổ tử cung.

Trung bình mỗi người Việt có khoảng 10 năm mắc bệnh tật
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcMỗi người lớn tuổi mắc từ 3 đến 4 bệnh lý nền và có khoảng 10 năm mắc bệnh tật, làm giảm số năm sống khỏe mạnh.

Vì sao thay đổi nội tiết tố dễ gây viêm âm đạo?
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcNhững thay đổi nội tiết tố là một trong nhiều yếu tố tác động đến sức khỏe phụ khoa. Nhiều chị em bị viêm âm đạo mặc dù vẫn vệ sinh vùng kín sạch sẽ và quan hệ tình dục lành mạnh.

Vì sao phụ nữ mãn kinh dễ bị mất ngủ?
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcNhiều phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh thường bị mất ngủ kèm theo những cơn bốc hoả và đổ mồ hôi ban đêm vô cùng khó chịu. Vậy mối liên hệ giữa mãn kinh và giấc ngủ như thế nào và cách ứng phó với tình trạng này?

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư thần kinh nội tiết đã mãn kinh 10 năm nay nhưng lại ra dịch nhầy màu hồng ở âm đạo, tiểu cảm giác không hết, sau đó chảy máu nhiều như kinh nguyệt...

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcChlamydia âm thầm lây lan qua đường tình dục, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcYoga đã được chứng minh là giúp giảm bớt cơn đau liên quan đến đau bụng kinh và nhiều triệu chứng khác liên quan đến tiền kinh nguyệt. Dưới đây là 4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcKhông chỉ gây mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công, dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn còn đáng sợ cỡ này...

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai
Dân số và phát triển - 1 tuần trước14 năm để tóc dài, vui chơi cùng các bạn nữ, Ngọc Linh không ngờ bản thân lại là "nam nhi". Sự thật khiến em sốc, không dễ chấp nhận.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.