Sơn La: Cần giải pháp đồng bộ để giải quyết tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh
GiadinhNet - Quan niệm phải có con trai để nối dõi tông đường khiến cho tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS) ở Sơn La chênh lệch nghiêm trọng. Theo số liệu mới nhất thì Sơn La là tỉnh có TSGTKS cao nhất cả nước với tỷ lệ 118/100.

Cần sự chung tay của toàn xã hội, đưa TSGTKS về mức tự nhiên. Ảnh: A.Ngọc
Vẫn là tâm lý cố sinh con trai để nối dõi tông đường
Anh Lò Văn Sơn - bản Chậu, phường Chiềng Cơi, TP Sơn La, dù đã ngấp nghé 40, nhưng chưa có con trai. Mà theo quan niệm người Thái, đàn ông, con trai mới là trụ cột gia đình. Nếu không có con trai thì nhà đó coi như “lép vế”. Gia đình lại có mình anh là con trai nên ngày nào ông bà cũng thúc giục vợ chồng anh “phải cố”. Trước sức ép của bố mẹ, anh em họ hàng, anh Sơn và vợ buộc lòng phải cố đẻ thêm một đứa nữa. Thật may mắn, lần này là một cậu con trai. Với anh, giờ đây có nhắm mắt xuôi tay cũng không còn phải tủi hổ với tổ tông, họ mạc.
Chính từ suy nghĩ của những người Thái như bố mẹ anh Sơn, mà nhiều năm qua, tỷ lệ giới tính khi sinh tại các địa phương trong tỉnh Sơn La bị chênh lệch nghiêm trọng. Năm 2017, huyện Bắc Yên là 134 trẻ nam/100 trẻ nữ; Mai Sơn 126/100, Mường La 117/100… Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) không chỉ xảy ra ở các xã vùng sâu, vùng xa mà ở thị trấn, thị tứ cũng khá phổ biến. Riêng Mai Sơn là huyện có TSGTKS cao so với các huyện khác trong tỉnh 126/100, tăng 6 điểm phần trăm so với năm 2016.
Qua rà soát cho thấy, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng MCBGTKS là do quan niệm lạc hậu phải có con trai để nối dõi tông đường, để thờ phụng tổ tiên, phụng dưỡng cha mẹ; đàn ông mới là trụ cột gia đình. Vì vậy, nhiều gia đình đã lựa chọn giới tính trước sinh thông qua các dịch vụ, nhất là dịch vụ siêu âm. Ở vùng sâu, vùng xa, người dân không được tiếp cận với dịch vụ chẩn đoán giới tính thai nhi sớm thì dẫn đến tình trạng đẻ dày, đẻ nhiều để sinh được con trai.
Hiện nay, việc tiết lộ giới tính trước sinh tại các cơ sở siêu âm khá phổ biến. Đây chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hiện tượng MCBGTKS ở Sơn La, cũng như các địa phương khác trong cả nước. Hành vi này là vi phạm pháp luật, được quy định trong Pháp lệnh Dân số, do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành năm 2003 và Nghị định Chính phủ số 114, ban hành tháng 10 năm 2006.
Tại Sơn La, việc quản lý, kiểm tra, kiểm soát các trung tâm y tế công lập, các phòng khám y tế tư nhân nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời hành vi lựa chọn giới tính trước sinh gặp nhiều khó khăn. Theo lãnh đạo Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Sơn La, cho đến nay, các ngành chức năng vẫn chưa phát hiện và xử lý được một trường hợp vi phạm nào, việc kiểm tra mới chỉ mang tính hình thức, qua loa đại khái…
Cần sự chung tay của cả cộng đồng
Theo thống kê của Chi cục Dân số tỉnh Sơn La, trong 5 năm tới, Sơn La sẽ có khoảng 5.000 – 7.000 thanh niên “ế vợ”; trong 10 - 15 năm tiếp theo, con số “ế vợ” sẽ lên đến hàng chục nghìn người…
Những năm qua, những người làm công tác dân số ở tỉnh Sơn La đã nỗ lực hết mình, song việc kiểm soát TSGTKS ở tỉnh vẫn chỉ luẩn quẩn trong vòng nghịch lý “can thiệp sâu, giảm chậm”. Tại nhiều địa phương, mặc dù cán bộ dân số tuyên truyền vận động nhiều lần, nhiều cặp vợ chồng vẫn quyết định sinh bằng được bé trai, chấp nhận mọi hình thức xử phạt.
Theo nhiều cán bộ chức trách ở Sơn La, để kiểm soát tốt tình trạng MCBGTKS ở Sơn La, trước mắt, cần kiểm soát tốt việc các trung tâm y tế công lập, đặc biệt là các phòng khám y tế tư nhân chấp hành quy định của pháp luật về việc chẩn đoán, tiết lộ giới tính trước sinh. Bên cạnh đó, cần có những hình phạt thích đáng đối với các cơ sở siêu âm tiết lộ giới tính thai nhi trước khi sinh.
Là địa phương đặc thù miền núi, trình độ nhận thức của một bộ phận nhân dân còn hạn chế, nhiều dân tộc thiểu số còn tồn tại những hủ tục lạc hậu, Sơn La xác định: Một trong những giải pháp trọng tâm vừa cấp bách, vừa lâu dài, là truyền thông, giáo dục thay đổi nhận thức, hành vi của người dân. Bà Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, Giám đốc Trung tâm DS - KHHGĐ huyện Mai Sơn cho biết: Để giảm thiểu tình trạng MCBGTKS, việc quan trọng là làm thay đổi nhận thức của người dân về lĩnh vực này. Điều đó cần có sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.
Hiện nay, mạng lưới trên 3.600 cộng tác viên dân số tiếp tục được duy trì ở 100% số tổ, bản, tiểu khu trong toàn tỉnh. Tuy nhiên, để kiểm soát được tình trạng MCBGTKS, từng bước đưa TSGTKS ở Sơn La về gần mức cân bằng tự nhiên, thì riêng ngành Dân số không thể làm được. Theo ông Nguyễn Đinh Thuận, Chi cục trưởng Chi cục Dân số tỉnh Sơn La: Thứ nhất, cần có sự phối hợp chỉ đạo của các cấp chính quyền cơ sở và phải tiến hành thường xuyên liên tục. Thứ hai, phải có sự đầu tư về con người, đó là biên chế cho thanh tra, dân số, y tế. Thứ 3, phải đầu tư về kinh phí để mua thiết bị truyền thông, phục vụ cho công tác truyền thông sinh động và đầy đủ.
MCBGTKS sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy xã hội nghiêm trọng, đe dọa đến sự phát triển ổn định, bền vững của đất nước. Vì vậy, rất cần sự chung tay giải quyết của cả cộng đồng và toàn xã hội.
T.Lan – H.Luận

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân
Dân số và phát triển - 10 giờ trướcViệc chủ động tránh thai cũng được xem là một cách yêu thương bản thân, giúp bạn gái bảo vệ sức khỏe và cả tương lai của mình.

Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?
Dân số và phát triển - 18 giờ trướcGiang mai bẩm sinh là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng xảy ra khi một người mẹ mắc bệnh giang mai truyền bệnh cho con trong quá trình mang thai hoặc khi sinh.

Muốn "yêu" hết mình nhưng vẫn tránh thai an toàn, nàng đã biết đến biện pháp này chưa?
Dân số và phát triển - 1 ngày trước"Chuyện yêu" cũng giống như chất xúc tác - giúp các cặp đôi gắn kết sâu sắc hơn, tạo điều kiện cho tình yêu thêm bền chặt và thăng hoa. Tuy nhiên, giữa thời điểm tuổi trẻ vẫn còn mải mê chạy theo đam mê và chưa nghĩ đến trách nhiệm, câu hỏi lớn đặt ra cho các bạn nữ là: "Nàng đã biết cách "yêu" an toàn mà không phải lo lắng về những rủi ro ngoài ý muốn?".

Chế độ dinh dưỡng tốt cho nam giới bị liệt dương
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcChế độ dinh dưỡng lành mạnh rất quan trọng với người bị liệt dương, giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường sức khỏe tim mạch và hỗ trợ sản xuất testosterone, tất cả đều cần thiết đối với chức năng cương dương.

Bộ Y tế trả lời kiến nghị tăng cường chính sách hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcTheo Dữ liệu dân cư quốc gia, cả nước hiện có khoảng 16,1 triệu người cao tuổi, chiếm trên 16% dân số. Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất Châu Á, thời gian chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang dân số già là 17 - 20 năm, ngắn hơn so với nhiều nước khác...

Người phụ nữ 29 tuổi bị que tránh thai lạc sâu vào cánh tay
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcGĐXH - Chị Vân, 29 tuổi, đi tháo que tránh thai, bất ngờ phát hiện que cấy 3 năm trước lạc sâu vào bắp tay, phải nhập viện phẫu thuật.

Cụ bà 100 tuổi đi lại sau một mũi tiêm khớp tại bệnh viện
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcGĐXH - Điều kỳ diệu đến chỉ sau 2–3 ngày kể từ mũi tiêm đầu tiên, cụ đã tự dậy, rửa mặt, ăn uống và đi lại nhẹ nhàng sau khi bị mất hoàn toàn khả năng vận động.

8 nguyên nhân tiềm ẩn gây đau núm vú và cách điều trị
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcCó nhiều nguyên nhân gây đau núm vú, trong đó một số nguyên nhân đơn giản nhưng cũng có những tình trạng nghiêm trọng tiềm ẩn cần lưu ý.

Độ tuổi lớn nhất mà phụ nữ có thể mang thai tự nhiên là bao nhiêu?
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcNhiều phụ nữ lớn tuổi có mong muốn sinh con bằng phương pháp mang thai tự nhiên, vậy cơ hội và rủi ro là gì?

Sự thật bất ngờ: Đàn ông có tinh trùng khỏe mạnh sống thọ hơn
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcMột nghiên cứu mới cho thấy, những người đàn ông có tinh trùng khỏe và bơi nhanh không chỉ có khả năng sinh sản tốt hơn mà còn sống thọ hơn.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.