Quên điều này, bạn tự rước bệnh chết người vào chính mình và người thân
GiadinhNet - Căn bệnh truyền nhiễm chết người này đã khiến 105.000 người mắc bệnh, ít nhất 10 người tử vong.
7 tháng đầu năm, cả nước có khoảng 105.000 người mắc sốt xuất huyết (SXH), ít nhất 10 người tử vong. Con số này tăng rất mạnh so với báo cáo mới cách đây 10 ngày (khoảng 96.000 ca). Căn bệnh chết người này có mặt hầu hết các tỉnh, thành phố nhưng tập trung nhiều vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, miền Trung.
Cụ thể, tại TP HCM, từ tháng 2 đến nay, thành phố đông dân nhất nước ghi nhận gần 28.000 ca mắc SXH, tăng hơn 160% so với cùng kỳ năm 2018, số nhập viện nội trú tăng rất mạnh.

Khám cho bệnh nhân sốt xuất huyết ở Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội.
Đặc biệt, đã có 5 trường hợp tử vong do SXH. 3 trường hợp là người lớn, 2 trường hợp tuổi thiếu niên. 2 trong số 5 ca tử vong trong tháng 6/2019.
Dịch SXH bùng phát khiến tình trạng quá tải tại một số bệnh viện tuyến cuối trên địa bàn thành phố càng trầm trọng hơn. Tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM, trong 7 tháng qua đã tiếp nhận khoảng 6.000 bệnh nhân SXH nhập viện, phải kê thêm gần 30 giường nhưng chưa đủ. Tại các Bệnh viện Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, Nhi đồng Thành phố, trung bình mỗi ngày tiếp nhận điều trị 50 - 70 bệnh nhi mắc SXH, trong đó có nhiều ca bị nặng.
Xếp thứ 2 về số lượng người tử vong vì sốt xuất huyết là Bà Rịa - Vũng Tàu với 3 người chết vì con muỗi. Dù đây không phải tỉnh có nhiều người mắc nhất (3.400 ca) nhưng tỷ lệ người chết vì bệnh lại cao. 100% đều là người lớn.

Tính đến cuối tháng 7, Đắk Lắk có gần 6.600 bệnh nhân sốt xuất huyết, tăng khủng khiếp so với năm 2018, tập trung chủ yếu ở Buôn Ma Thuột và 3 huyện Buôn Đôn, Krông Năng và Cư M’gar. Mới nhất, một thiếu nữ 15 tuổi đã tử vong vì sốt xuất huyết sau 6 ngày sốt cao liên tục, mệt mỏi, đau đầu... Dù nhập viện từ ngày đầu tiên khởi sốt nhưng vẫn tử vong.
Hàng loạt địa phương khác cũng đang gồng mình đối phó dịch SXH, như Gia Lai, Kon Tum, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Bạc Liêu, An Giang, Bình Dương, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long…
Trong đó, Khánh Hoà, Bình Dương là hai tỉnh cũng có người tử vong vì sốt xuất huyết. Tương tự, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai lo lắng trước hơn 5.000 ca mắc SXH từ đầu năm đến nay, tăng cao gấp 3 lần năm ngoái. Ths.BS Nguyễn Hữu Tài, Phó Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai, cho biết đã áp dụng nhiều biện pháp phòng chống nhưng chưa dập được dịch.
"Tốc độ đô thị hóa tăng nhanh và tỷ lệ dân nhập cư cao, nhiều khu nhà trọ được xây dựng, là môi trường dễ phát sinh muỗi gây bệnh", BS Tài băn khoăn.

Nguy cơ sốt xuất huyết có trong mọi căn nhà, ngóc ngách ngõ hẻm, Bộ Y tế kêu gọi người dân tự bảo vệ mình bằng khẩu hiệu "Không loăng quăng, bọ gậy, không có sốt xuất huyết"
Bộ Y tế nhận định, dịch sốt xuất huyết sẽ bùng phát trên diện rộng nếu các biện pháp phòng ngừa không được áp dụng triệt để. Dự báo từ nay đến tháng 11, SXH sẽ tiếp tục tăng cao.
Nguyên nhân được Bộ Y tế lý giải là do nền nhiệt độ năm 2019 tăng cao hơn so với các năm trước, lượng mưa trung bình cũng tăng hơn. Trong khi đó, "đuôi" của mùa dịch năm 2018 kéo dài đến tận tháng 5/2019 và sự thay đổi của virus gây bệnh khiến cho số ca bệnh cộng dồn của năm 2019 tăng cao.

Tuy nhiên, nhiều địa phương bày tỏ sự khó khăn trong phòng dịch. Tại Bà Rịa - Vũng Tàu, theo phân tích của Viện Pasteur TP.HCM trong chuyến công tác tới đây, nguyên nhân là chưa tìm và xác định đúng vật chứa lăng quăng để xử lý. Tại các hộ gia đình, nhiều ổ lăng quăng nằm trong các vật dụng phế thải, máng nước uống cho vật nuôi, chậu kiểng.
Những khu vực đất trống, công viên, nghĩa trang cũng có nhiều vật dụng chứa nước làm ổ cho lăng quăng sinh trưởng. Chưa kể, không ít gia đình ỉ lại vào lực lượng chức năng phun thuốc nên không tự vệ sinh nhà cửa.
"Giám sát dịch bệnh là ưu tiên số 1 của ngành y tế" - Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chỉ đạo và cho rằng truyền thông cho người dân phải tự bảo vệ chính mình là vấn đề cơ bản.
"Mỗi hộ gia đình nên loại bỏ tình trạng có lăng quăng, bọ gậy bằng cách lật úp các dụng cụ chứa nước như lọ hoa, vỏ xe… Nếu có muỗi phải để cho cán bộ y tế đi phun thuốc diệt muỗi và khi có bệnh thì đến cơ sở y tế điều trị sớm theo hướng dẫn của bác sĩ. Lưu ý là ca bệnh nặng thì mới cần nhập các bệnh viện tuyến cuối, còn nhẹ thì đến cơ sở y tế tuyến dưới để theo dõi, nhằm giảm bớt quá tải và lây nhiễm chéo”, Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.
T.Nguyên

Người đàn ông 57 tuổi ở Hưng Yên sốt kéo dài, liệt hai chân từ nguyên nhân không ngờ
Y tế - 4 giờ trướcGĐXH - Khi đến viện, bệnh nhân sốt cao, vết mổ thấm dịch nhiều, mép vết thương hở, cơ lực hai chân bằng 0, không kiểm soát được tiểu tiện, thể trạng suy kiệt.

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động
Sống khỏe - 1 ngày trướcBệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật cố định cột sống bằng vít qua cuống cho bệnh nhân nam, bị chấn thương do cây dừa đè lên vùng lưng trong một vụ tai nạn lao động.

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân đến viện trong tình trạng khối u lan khắp mặt trước cổ tay, kéo dài ra hai bên, tiến sát khuỷu tay, với kích thước khoảng 12 - 13 cm chiều dài, gần 8 cm chiều ngang và độ dày 5 - 7 cm.

Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả
Y tế - 1 ngày trướcTừ ngày 1/7, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024 có hiệu lực thì phạm vi được hưởng quyền lợi khám chữa bệnh của người tham gia BHYT mở rộng hơn.

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả
Y tế - 2 ngày trướcBộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm việc buôn bán, kinh doanh thuốc giả...

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan
Y tế - 3 ngày trướcGan nhiễm mỡ tưởng lành tính nhưng có thể tiến triển âm thầm thành ung thư gan, thậm chí ngay từ giai đoạn đầu.

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt
Y tế - 3 ngày trướcUng thư dạ dày ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh hay nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính khác. Khi họ đi khám, bệnh đã tiến triển.

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Ngày 16/5/2025, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức Lễ đón nhận chứng chỉ chất lượng ISO 15189:2022, đánh dấu bước ngoặt khi trở thành đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế lĩnh vực Chẩn đoán hình ảnh.

Quyết định của bác sĩ cứu chàng trai 'vô danh, ví rỗng'
Y tế - 3 ngày trướcNam thanh niên được người đi đường đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, dập não. Các bác sĩ đã nhanh chóng can thiệp cho bệnh nhân không có giấy tờ tùy thân, không có tiền còn điện thoại dập nát.

Hai sinh viên vào cấp cứu với hàng chục vết dao đâm
Y tế - 3 ngày trướcHai sinh viên ở TPHCM được đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch với hàng chục vết thương khắp cơ thể. Ê-kíp cấp cứu đã bật báo động đỏ nội viện mổ ngay trong đêm.

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư
Y tếGĐXH - Bệnh nhân đến viện trong tình trạng khối u lan khắp mặt trước cổ tay, kéo dài ra hai bên, tiến sát khuỷu tay, với kích thước khoảng 12 - 13 cm chiều dài, gần 8 cm chiều ngang và độ dày 5 - 7 cm.