Quốc gia đưa tiếng Anh thành môn bắt buộc, trình độ vươn top đầu thế giới
Giáo dục tiếng Anh từ lớp 1, chương trình giảng dạy cân bằng với thực tế, tích hợp tiếng Anh vào nhiều khía cạnh khác nhau... là những đặc điểm nổi bật trong chính sách ngoại ngữ của quốc gia Bắc Âu.
Đan Mạch luôn nằm top đầu thế giới trong Chỉ số trình độ tiếng Anh EF (EF EPI). Trong EF EPI năm 2023, quốc gia Bắc Âu đã giành vị trí thứ 4 trong số 113 quốc gia và vùng lãnh thổ, được đánh giá ở mức độ thông thạo rất cao.
Trình độ thông thạo tiếng Anh của Đan Mạch không chỉ là kết quả của một hệ thống giáo dục vững mạnh mà còn bắt nguồn sâu sắc từ các yếu tố văn hóa, cũng như chiến lược kinh tế quốc tế của quốc gia.
Giáo dục tiếng Anh từ lớp 1
Nền tảng thành công của Đan Mạch trong việc làm chủ tiếng Anh là hệ thống giáo dục toàn diện, nhấn mạnh vào việc học ngoại ngữ bắt buộc, sớm và liên tục.
Tiếng Anh được giới thiệu vào chương trình học từ rất sớm. Hệ thống giáo dục Đan Mạch luôn đảm bảo rằng tiếng Anh là môn học bắt buộc trong cả giáo dục tiểu học và trung học.
Trước năm 1970, học sinh Đan Mạch chỉ bắt đầu học tiếng Anh từ lớp 6. Cải cách sau đó chuyển sang bắt đầu từ lớp 3.
Năm 2014, dự luật mới được ban hành đã hạ thời gian bắt đầu học tiếng Anh xuống lớp 1, theo Syddansk Universitet. Việc tiếp xúc sớm này cho phép trẻ em phát triển nền tảng vững chắc về ngôn ngữ.

Tiếng Anh được giảng dạy từ lớp 1 tại Đan Mạch.
Chương trình giảng dạy của Đan Mạch được thiết kế nhằm phát triển dần dần kỹ năng tiếng Anh của học sinh, bắt đầu với từ vựng và ngữ pháp cơ bản trong những năm đầu và tiến tới sử dụng ngôn ngữ phức tạp hơn trong những lớp học sau này.
Đến khi học sinh lên cấp THPT, các em được kỳ vọng có thể giải quyết được những bài tập phức tạp hơn như phân tích văn học Anh, viết luận và tham gia vào các cuộc tranh luận. Cách tiếp cận có cấu trúc này đảm bảo rằng khi tốt nghiệp, học sinh có mức độ thông thạo cao và có thể tự tin sử dụng tiếng Anh trong cả bối cảnh học thuật và cuộc sống hàng ngày.
Các trường đại học Đan Mạch, đặc biệt là ở bậc sau đại học, cung cấp một số lượng đáng kể các chương trình bằng tiếng Anh cho cả sinh viên trong nước và quốc tế.
Năm 2021, sau những lo ngại rằng việc sinh viên nước ngoài theo học và được hỗ trợ tài chính đang "mất kiểm soát", Đảng Dân chủ Xã hội Đan Mạch và một số đảng khác đã ký kết thỏa thuận nhằm giảm số lượng các khóa học bằng tiếng Anh tại các cơ sở giáo dục đại học, theo The Pie News .
Tuy vậy, đầu năm 2023, Bộ giáo dục đại học Đan Mạch đã tiến hành “mở cửa” trở lại, cho biết các trường đại học có thể cung cấp 1.100 suất cho các chương trình thạc sĩ bằng tiếng Anh mỗi năm từ 2024 đến 2028, và 2.500 suất mỗi năm bắt đầu từ 2029.
“Ngoài ra, mục tiêu là hơn một nửa số suất học bổng thạc sĩ sẽ dành cho sinh viên quốc tế. Nhu cầu về người nước ngoài trẻ có tay nghề cao trên thị trường lao động Đan Mạch rất lớn, bao gồm cả trong quá trình chuyển đổi xanh”, nghị sĩ Karin Liltorp nói.
Sự cởi mở về văn hóa tiếp nhận
Trình độ tiếng Anh cao của Đan Mạch cũng phản ánh sự cởi mở về văn hóa và mối quan hệ chặt chẽ của quốc gia này với cộng đồng toàn cầu. Xã hội Đan Mạch coi trọng đa ngôn ngữ và xem tiếng Anh không chỉ là một ngoại ngữ mà còn là một công cụ thiết yếu cho giao tiếp trong một thế giới toàn cầu hóa.
Trên thực tế, theo đánh giá của học giả Anne Holmen từ Đại học Copenhagen, trong những năm đầu của thập niên 2000, từng có lo ngại rằng rằng tiếng Anh có thể lấn át tiếng Đan Mạch trong các lĩnh vực như kinh tế tư nhân, truyền thông và giáo dục.
Tuy vậy, không có chính sách bảo hộ ngôn ngữ dân tộc nào được ban hành để bảo vệ tiếng Đan Mạch. Thay vào đó, người Đan Mạch nhìn chung chấp nhận sự hiện diện của tiếng Anh trong cuộc sống hàng ngày, tích hợp nó vào nhiều khía cạnh khác nhau của xã hội.
Toàn cầu hóa càng củng cố tầm quan trọng của tiếng Anh ở Đan Mạch. Là một quốc gia diện tích nhỏ với dân số khoảng hơn 5,9 triệu người, Đan Mạch luôn hướng ra bên ngoài, tìm cách duy trì các mối quan hệ kinh tế và văn hóa với phần còn lại của thế giới.
Quốc gia Scandinavia từ lâu đã nổi tiếng là cường quốc của các thương nhân, với nền kinh tế cực kỳ mở với thương mại nước ngoài. Bởi vậy, tổng giá trị nhập khẩu và xuất khẩu của Đan Mạch cộng lại có thể vượt quá GDP.
Số liệu của Ngân hàng thế giới (WB) vào 2022 cho thấy ngoại thương chiếm 129% GDP của đất nước. Đan Mạch là nhà khai thác vận chuyển lớn thứ hai thế giới và vận tải là dịch vụ xuất nhập khẩu chính vào 2022.
Tiếng Anh đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho những kết nối này. Người Đan Mạch nhận thức rõ rằng thành thạo tiếng Anh giúp họ nâng cao khả năng giao tiếp với các nền văn hóa khác và quan trọng hơn là tiếp cận thị trường quốc tế.
Các chuyên gia nhận định, những quốc gia đang phát triển có thể cải thiện và nâng cao đáng kể trình độ tiếng Anh bằng cách áp dụng cách tiếp cận đa diện tương tự Đan Mạch.
Điều này bao gồm việc đưa tiếng Anh vào chương trình giáo dục sớm và liên tục, xây dựng chương trình giảng dạy cân bằng giữa ngữ pháp và thực hành, đảm bảo tiếp xúc hàng ngày và gia tăng các chương trình giáo dục đại học bằng tiếng Anh cho cả sinh viên trong và ngoài nước.
Ngoài ra, cũng cần thúc đẩy văn hóa cởi mở hướng tới song ngữ, đa ngôn ngữ trong giáo dục và hoạt động kinh doanh.

Đại học Quốc gia Hà Nội chốt phương án quy đổi điểm xét tuyển 2025
Xã hội - 1 giờ trướcĐại học Quốc gia Hà Nội vừa công bố hướng dẫn tuyển sinh đại học chính quy năm 2025, gồm bảng quy đổi điểm chuẩn tham khảo.

119 đội tranh tài tại cuộc thi STEM Robotics tỉnh Đồng Nai năm 2025
Xã hội - 2 giờ trước119 đội đến từ 60 trường tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã cùng nhau tranh tài tại cuộc thi STEM Robotics tỉnh Đồng Nai năm 2025.

Hà Nội nghiên cứu miễn phí ăn trưa cho học sinh
Giáo dục - 11 giờ trướcUBND TP Hà Nội đang nghiên cứu triển khai miễn phí bữa ăn trưa cho học sinh theo nhiệm vụ được Tổng Bí Thư Tô Lâm giao.

Đại học thưởng tới 1 tỷ đồng cho nhà khoa học có sáng chế quốc tế
Giáo dục - 14 giờ trướcGiảng viên, nhà khoa học xuất sắc của ĐH Quốc gia Hà Nội có thể được thưởng từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng nếu có sáng chế, chuyển giao công nghệ quốc tế.

ĐH Bách khoa Hà Nội chốt công thức quy đổi điểm xét tuyển các phương thức 2025
Giáo dục - 1 ngày trướcĐại học Bách khoa Hà Nội công bố phương án quy đổi điểm chuẩn tương đương giữa các phương thức tuyển sinh hệ chính quy 2025.

Hà Nội yêu cầu không tổ chức dạy thêm cho học sinh trong dịp hè
Giáo dục - 1 ngày trướcSở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu các nhà trường tuyệt đối không tổ chức dạy thêm, học thêm dưới bất kỳ hình thức nào trong dịp hè năm nay.

Một trường đại học cộng 3 điểm cho thí sinh có IELTS từ 5.0 khi xét tuyển
Giáo dục - 1 ngày trướcThí sinh đạt IELTS từ 5.0 trở lên sẽ được cộng 3 điểm khi xét tuyển vào Trường ĐH Công đoàn năm 2025 theo phương thức xét tuyển bằng học bạ.

Học sinh 4 tỉnh này không phải thi vào lớp 10 công lập
Giáo dục - 2 ngày trướcGĐXH - Nhiều địa phương trên cả nước đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Trong đó, có 4 tỉnh tổ chức xét tuyển lớp 10 đại trà bằng học bạ.

Danh sách các trường đại học xét kết quả thi đánh giá năng lực HSA 2025 mới nhất
Giáo dục - 2 ngày trướcGĐXH - Thi đánh giá năng lực là một trong các hình thức để xét tuyển vào đại học. Năm 2025, những trường nào sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực HSA xét tuyển đại học?

Không giỏi Toán nên chọn học ngành nào dễ xin việc trong tương lai?
Giáo dục - 2 ngày trướcBên cạnh những ngành nghề yêu cầu cao về kiến thức Toán học thì cũng có một số ngành nghề không bắt buộc, phù hợp với các bạn học sinh không học giỏi môn này.

Tuyển sinh đại học 2025: Chọn ngành học này, thí sinh được miễn 100% học phí
Giáo dụcGĐXH - Theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP học phí là khoản tiền mà người học phải nộp để chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí của dịch vụ giáo dục, đào tạo. Tuy nhiên nhiều ngành học thí sinh được miễn 100% học phí.