Hà Nội
23°C / 22-25°C

Quốc hội chất vấn và trả lời chất vấn: Bộ trưởng Trương Minh Tuấn trả lời nhiều vấn đề “nóng”

Thứ bảy, 08:00 18/11/2017 | Xã hội

GiadinhNet - Ngày 17/11, Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn. Đến đầu giờ trưa đã có 70 đại biểu đăng ký chất vấn về các nội dung do Bộ TT&TT quản lý.


Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn trả lời chất vấn tại Quốc hội. Ảnh: TL

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn trả lời chất vấn tại Quốc hội. Ảnh: TL

Báo chí đóng vai trò rất lớn

Các nhóm vấn đề mà đại biểu quan tâm gồm: Giải pháp đẩy mạnh xây dựng Chính phủ điện tử; Xử lý bất cập xã hội hóa truyền hình, truyền hình thương mại lấn lướt truyền hình công; Xử lý một số tồn tại, hạn chế trong hoạt động báo chí như thông tin giật gân, câu khách, thông tin chưa chính xác, thiếu kiểm chứng, sai sự thật, chưa đúng tôn chỉ mục đích...; Ngăn chặn tình trạng quảng cáo tràn lan, sai sự thật, gây nguy hại trên mạng internet; cách phân loại thông tin độc hại để quản lý, tránh ngăn chặn thông tin phản biện; giải pháp đột phá để kiểm soát thông tin mạng; vụ Mobifone mua AVG;... Trả lời chất vấn về tình trạng báo chí vi phạm, đưa tin sai sự thật, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nêu rõ, vai trò của báo chí từ trước đến nay đã được thể hiện rõ ràng, không có báo chí, mọi hoạt động của xã hội không thể được phản ánh đầy đủ.

Từ khi Đảng thành lập đến nay, báo chí luôn đồng hành và phản ánh mọi hoạt động của Đảng, Nhà nước, nhân dân. Những nơi khó khăn nhất đều có vai trò của báo chí. Báo chí đi tiên phong, góp phần tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, đưa đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật vào cuộc sống. Báo chí đóng góp rất lớn, các thành công của Đảng, của đất nước đều có vai trò của báo chí. Về các sai phạm của báo chí, Bộ trưởng Tuấn khẳng định, những sai phạm này không làm biến dạng dòng chảy chính của báo chí cách mạng Việt Nam. Việc đăng tải thông tin sai lệch, gây hoang mang trong nhân dân là hành vi bị cấm. Để quản lý, Bộ TT&TT thường xuyên phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương để theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật về báo chí, đặc biệt là quy định liên quan đến nội dung thông tin trên báo chí và hoạt động báo chí.

Trong các cuộc giao ban báo chí hàng tuần, Bộ TT&TT và Ban Tuyên giáo Trung ương thường xuyên nhắc nhở, yêu cầu các cơ quan báo chí thực hiện đúng quy định pháp luật về nội dung thông tin, bảo đảm thông tin khách quan, chính xác và kịp thời. Bộ TT&TT sẽ tiếp tục tăng cường quản lý nhà nước đối với lĩnh vực báo chí; rà soát lại việc thực hiện tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí; rà soát lại việc cấp thẻ nhà báo, khi không đủ yêu cầu thì phối hợp với cơ quan báo chí rút thẻ nhà báo với trường hợp cần thiết.

Quyết ngăn chặn thông tin xấu, độc trên mạng xã hội

Theo Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, các thông tin tiêu cực như xuyên tạc, nói xấu, bôi nhọ, kêu gọi kích động biểu tình, chống phá nhà nước... chủ yếu tồn tại trên các mạng xã hội nước ngoài. Trước đây các trang mạng xã hội nước ngoài cung cấp dịch vụ tại Việt Nam nhưng gần như không bị điều chỉnh bởi các quy định của pháp luật Việt Nam dẫn đến tình trạng việc theo dõi, xử lý các thông tin vi phạm còn gặp khó khăn. Thời gian qua, Bộ TT&TT đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nội dung thông tin trên mạng, đấu tranh ngăn chặn các thông tin xấu độc, vi phạm pháp luật, như tham mưu cho Quốc hội, Chính phủ ban hành, sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật nhằm tăng cường quản lý Internet và thông tin trên mạng. Tăng cường xử lý các đối tượng có hành vi sai trái, phát ngôn thiếu chuẩn mực trên mạng xã hội.

Từ năm 2016 đến nay, Bộ TT&TT đã chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường xử lý các đối tượng có hành vi sai phạm, phát ngôn thiếu chuẩn mực trên mạng xã hội. Với trường hợp xác định được nhân thân của đối tượng vi phạm thì tuỳ theo mức độ, Bộ TT&TT sẽ áp dụng hình thức xử lý kịp thời thông qua việc xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp kỹ thuật, áp dụng theo quy định tại nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện. Trường hợp vi phạm mức độ nhẹ thì nhắc nhở, rút kinh nghiệm, trường hợp vi phạm ở mức độ nặng có thể xem xét xử phạt vi phạm hành chính, thu hồi giấy phép, thu hồi tên miền...

Trường hợp không xác định được nhân thân của tổ chức, cá nhân vi phạm, Bộ TT&TT yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ như Google, Youtube, Facebook,... thực hiện các biện pháp ngăn chặn, gỡ bỏ theo quy định tại Thông tư số 38/2016/TT-BTTTT. Bộ TT&TT cũng đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an để xác định hành vi, đối tượng và ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm ẩn danh tính hoặc đối tượng chống phá Đảng, Nhà nước. Bộ cũng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm trên Internet và mạng xã hội. Chỉ đạo các cơ quan báo chí, truyền thông tăng cường tuyên truyền, nâng cao ý thức, trách nhiệm cho người sử dụng Internet và mạng xã hội...

Thông tin về việc xử lý các nội dung xấu trên mạng xã hội, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho biết: “Trên Youtube, chúng tôi đã cố gắng và mới gỡ được trên 5.000 video xấu độc. Tuy nhiên lượng video đưa lên là rất lớn, do vậy cơ quan quản lý phát hiện video nào vi phạm thì sẽ chuyển họ xử lý. Quá trình làm việc với Goolge, Youtube, Bộ TT&TT nhận được sự hợp tác tốt hơn so với Facebook”. Thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ tăng cường xử lý vi phạm trên mạng xã hội. Cũng theo Bộ trưởng, những người bị xâm hại bởi các nội dung xấu, độc cũng phải lên tiếng vì cơ quan quản lý không thể rà soát hết được 53 triệu người dùng mạng xã hội.

Sử dụng bitcoin là giao dịch không hợp pháp

Trong phần trả lời chất vấn của mình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết, bitcoin không phải vấn đề của riêng Việt Nam mà còn của nhiều quốc gia khác trên thế giới và nhiều quốc gia đang nghiên cứu về điều chỉnh, quản lý đồng tiền này như thế nào. Trên thế giới, có nước cấm không sử dụng, nhưng có nước khuyến cáo rủi ro liên quan đến giao dịch bitcoin, có nước cho phép sử dụng, song số liệu này không nhiều. Ở Việt Nam, NHNN đã có ý kiến nhiều lần, theo quy định pháp luật hiện hành, bitcoin không phải đồng tiền mặt, không phải phương tiện thanh toán hợp pháp, nên các giao dịch sử dụng đồng tiền này là giao dịch không hợp pháp.

Minh Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Xe mất lái, vợ chồng du khách Đức lao xuống vực sâu 40m ở Hòa Bình

Xe mất lái, vợ chồng du khách Đức lao xuống vực sâu 40m ở Hòa Bình

Đời sống - 6 giờ trước

Đi du lịch bằng xe máy, hai vợ chồng quốc tịch Đức không may lao xuống vực ở tỉnh Hòa Bình. Tai nạn khiến người chồng tử vong, vợ bị thương nặng đi cấp cứu.

VFF đình chỉ thi đấu 5 cầu thủ Hà Tĩnh nghi sử dụng chất cấm

VFF đình chỉ thi đấu 5 cầu thủ Hà Tĩnh nghi sử dụng chất cấm

Đời sống - 6 giờ trước

Ban kỷ luật VFF công bố án kỷ luật đình chỉ thi đấu đối với 5 cầu thủ Hà Tĩnh liên quan tới việc sử dụng chất cấm.

Nam diễn viên ở Hà Nội ‘diễn xuất’ để lừa đảo tiền tỷ

Nam diễn viên ở Hà Nội ‘diễn xuất’ để lừa đảo tiền tỷ

Pháp luật - 6 giờ trước

Vốn là diễn viên, Nguyễn Duy Hưng dễ dàng dùng ‘diễn xuất’ khiến 3 người đàn ông tin rằng anh ta làm ở VKSND tối cao, sau đó lừa đảo chiếm đoạt tiền tỷ.

Mưa lớn ở miền Bắc kéo dài đến bao giờ?

Mưa lớn ở miền Bắc kéo dài đến bao giờ?

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, từ 9/5, miền Bắc tiếp tục mưa rào và dông cục bộ, có mưa to.

Tài xế xe ôm công nghệ ở TPHCM mất tích bí ẩn 2 ngày

Tài xế xe ôm công nghệ ở TPHCM mất tích bí ẩn 2 ngày

Đời sống - 7 giờ trước

Phát hiện anh trai lái xe ôm công nghệ mất tích, chị Lợi đã đến cơ quan chức năng ở TPHCM, Long An, Đồng Tháp trình báo.

Dũng cảm cứu sống 4 người trên biển, ngư dân được Chủ tịch tỉnh tặng Bằng khen

Dũng cảm cứu sống 4 người trên biển, ngư dân được Chủ tịch tỉnh tặng Bằng khen

Xã hội - 7 giờ trước

GĐXH - Khi phát hiện sự việc tàu đánh bắt thủy sản gặp nạn trên biển, anh Quý đã dũng cảm dùng phương tiện của mình tiếp cận hiện trường và cứu sống được 4 ngư dân.

Hà Nội: Nghi vấn khách sạn đổ dầu thải trên phố Trích Sài để ngăn người dân tập thể dục

Hà Nội: Nghi vấn khách sạn đổ dầu thải trên phố Trích Sài để ngăn người dân tập thể dục

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Trước thông tin phản ánh một khách sạn đổ dầu thải ra đường đi bộ vườn hoa phố Trích Sài để "ngăn người dân tập thể dục", hiện các đơn vị chức năng phường Bưởi (quận Tây Hồ, Hà Nội) đang khẩn trương xác minh làm rõ vụ việc.

Nhiều đề xuất mới về đăng ký thường trú, tạm trú mà hàng triệu người Việt nên biết

Nhiều đề xuất mới về đăng ký thường trú, tạm trú mà hàng triệu người Việt nên biết

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú, Bộ Công an đã đề xuất nhiều điểm mới liên quan tới các loại giấy tờ người dân cần chứng minh chỗ ở hợp pháp khi đăng ký thường trú, tạm trú.

Từ cuộc gọi lạ, người đàn ông mất hơn 1 tỉ đồng khi tham gia sàn giao dịch chứng khoán

Từ cuộc gọi lạ, người đàn ông mất hơn 1 tỉ đồng khi tham gia sàn giao dịch chứng khoán

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Từ cuộc gọi của người phụ nữ lạ không quen biết, một người đàn ông ở Quảng Ninh đồng ý tham gia đầu tư vào sàn chứng khoán qua mạng xã hội. Đến khi biết bản thân sập bẫy thì nạn nhân đã bị lừa số tiền hơn 1 tỉ đồng.

Hà Tĩnh: 5 cầu thủ bóng đá bị công an tạm giữ vì liên quan đến ma túy

Hà Tĩnh: 5 cầu thủ bóng đá bị công an tạm giữ vì liên quan đến ma túy

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Công an tỉnh Hà Tĩnh vừa bắt giữ 10 đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy. Điều đáng nói, trong số những người bị bắt giữ có 5 cầu thủ của CLB Hồng Lĩnh Hà Tĩnh.

Top