Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế: Dập dịch bạch hầu nhanh nhất, đảm bảo tính bền vững
GiadinhNet - Bằng sự vào cuộc chủ động, tích cực nhất, Bộ Y tế với quan điểm chỉ đạo chung là làm thế nào để dập tắt dịch trong thời gian nhanh nhất, đảm bảo tính bền vững trong thời gian tiếp theo.
Ngày 9/7, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đoàn công tác của Bộ Y tế do Quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với các tỉnh Tây Nguyên, Quảng Nam, Quảng Ngãi về phòng chống dịch bạch hầu.
Báo cáo tại cuộc họp, ông Đặng Quang Tấn – Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết từ đầu năm đến nay, 4 tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông, Kon Tum, Gia Lai) đã ghi nhận 66 trường hợp, tăng 3 ca so với cuộc họp khẩn của Bộ Y tế về phòng chống bạch hầu cách đây 2 ngày.

GS.TS Nguyễn Thanh Long - Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại cuộc họp
Phân tích sâu về 53 ca đầu tiên mắc bệnh, ông Tấn cho hay, có tới 25 ca không có biểu hiện triệu chứng (người lành mang trùng, phát hiện qua xét nghiệm sàng lọc).
"Việc có tới gần 50% ca bệnh không có triệu chứng, chứng tỏ bệnh đã lưu hành trong cộng đồng, nguy cơ lây bệnh từ người này sang người khác qua tiếp xúc là rõ ràng" – ông Tấn nhận định.
Trong số các trường hợp mắc bệnh, chủ yếu là người trên 7 tuổi (chiếm 85%), ghi nhận có người 50-60 tuổi cũng mắc bệnh.
Đa số trường hợp mắc bệnh không được tiêm vaccine phòng bạch hầu đủ mũi, đúng lịch. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ có xác minh chỉ có 3 trường hợp/53 người (5,6%).
Bà Trần Thị Nga - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum cho biết hầu hết các ca bệnh đầu tiên ở đây xuất phát từ người lớn, ngoài ra, trong 14 ca có biểu hiện lâm sàng hầu hết là người lớn do thời điểm năm 91-95 tiêm chủng ở tỉnh này rất khó khăn.
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum, ý thức và sự phối hợp của người dân trong phòng chống dịch bạch hầu còn hạn chế, do đó, bà nhận định thời gian tới, nguy cơ bệnh lan rộng là rất cao ở tỉnh này.
Bà H’Yim Kđoh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, năm 2019 có 5 ca, trong đó có 1 ca tử vong (là bệnh nhân của Đắk Nông). Năm 2020, người phụ nữ 52 tuổi ở huyện Lắk là ca đầu tiên mắc bạch hầu.
Tại tỉnh Quảng Ngãi, đại diện Sở Y tế tỉnh này cho hay năm 2019, toàn tỉnh có 31 ca mắc, 2 ca tử vong, riêng huyện Sơn Hà có 28 ca. Quảng Ngãi cũng triển khai tiêm vaccine diện rộng từ năm 2019, do đó, từ tháng 11/2019 đến nay không có ca mắc.
Hiện tỉnh này đã triển khai tiêm vaccine mũi 3 cho các huyện nguy cơ cao. Với huyện Sơn Hà, đang chuẩn bị triển khai tiêm phòng mũi 3 cho người dân.
Chia sẻ tại cuộc làm việc, PGS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP HCM cho hay, có trường hợp đã tiêm vaccine phòng bạch hầu nhưng vẫn có vi khuẩn trong người và lây lan sang cho người khác.
Theo PGS Lân, vaccine chỉ giảm tỉ lệ bệnh nặng, biến chứng và tử vong. Với bạch hầu, việc phát hiện sớm là rất quan trọng, cùng đó, phải điều tra dịch tễ rất kỹ càng để lập tức truy vết, làm sao để những người tiếp xúc gần được kiểm soát bằng kháng sinh dự phòng.
Đồng tình quan điểm này, về điều trị, ông Nguyễn Trọng Khoa – Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, cho hay phải coi cách ly ca bệnh bạch hầu không khác gì với COVID-19, trong đó, phải phát hiện sớm biến chứng của bệnh nhân.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh phải làm tốt công tác truyền thông bằng hình thức phù hợp.
Nhấn mạnh phải làm tốt công tác truyền thông phòng chống bạch hầu bằng hình thức phù hợp, bởi ở đây người dân tộc thiểu số chiếm đa số, lại sống rải rác, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho rằng quan trọng là truyền thông để thay đổi hành vi nhận thức của người dân.
Bên cạnh đó, cần kiểm soát tốt ổ dịch; tập huấn cho cán bộ rất quan trọng từ kỹ năng tuyên truyền, phòng chống dịch và điều trị, uống thuốc dự phòng.
"Trong điều trị không phân biệt vùng miền. Không được để bất kỳ một cơ sở y tế nào từ chối điều trị bệnh nhân bạch hầu" - Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên khẳng định.
Phát biểu kết luận cuộc làm việc với 7 tỉnh lúc cuối giờ trưa, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế cho hay dịch bạch hầu năm nay có xu hướng lan rộng. Bằng sự vào cuộc chủ động, tích cực nhất, Bộ Y tế với quan điểm chỉ đạo chung là làm thế nào để dập tắt dịch trong thời gian nhanh nhất, đảm bảo tính bền vững trong thời gian tiếp theo.
Bạch hầu là bệnh cổ điển, tử vong chủ yếu do độc tố của bạch hầu gây ra. Do đó, theo GS.TS Nguyễn Thanh Long, việc điều trị càng sớm càng tốt, muốn điều trị sớm phải phát hiện sớm.
Bạch hầu có cả vaccine phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu. Điều này khác với COVID-19 vì chưa có "vũ khí" đặc hiệu.
"Phải ngăn chặn ngay, không để lây lan rộng trong cộng đồng" - Quyền Bộ trưởng nhấn mạnh.
Về phòng chống, theo GS.TS Nguyễn Thanh Long, sẽ triển khai chiến dịch tiêm vaccine trên quy mô lớn mà 4 tỉnh đầu tiên là Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông, Đắk Lắk – những địa phương có ca bệnh, sau đó là Lâm Đồng, Quảng Ngãi, Quảng Nam.
Theo đó, toàn bộ trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên sẽ được tiêm phòng. Với trẻ 2-3-4 tháng thì tiêm vaccine 5 trong 1 đang tiêm rộng rãi, trên 7 tuổi thì tiêm vaccine Td (chứa thành phần uốn ván, bạch hầu).
Dự kiến sẽ có khoảng hơn 10 triệu liều vaccine cung cấp cho 4 địa phương này với hơn 4,7 triệu người được tiêm vaccine.
Cũng theo Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, muốn ngăn chặn nhanh, giảm tử vong, cách phát hiện sớm, điều trị triệt để rất quan trọng.
Theo đó, các địa phương cần thực hiện đúng phương châm phong chống dịch: phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch, nhưng quan trọng nữa là phải điều trị sớm. Ngay khi phát hiện ra ca bệnh, ngay lập tức phải cho người trong địa bàn (thôn, xã) uống thuốc điều trị dự phòng, giúp ngăn ngừa được biến chứng, lây lan.
Một điểm rất quan trọng trong việc phòng chống dịch bạch hầu được GS.TS Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, là muốn thành công, phải huy động cấp uỷ chính quyền, tất cả ban ngành đoàn thể, giao trách nhiệm cho chính quyền địa phương.
Về vấn đề điều trị, ngoài việc giao Bệnh viện Bạch Mai trực tiếp thành lập 4 tổ công tác, cần thiết lập hệ thống khám chữa bệnh từ xa để hỗ trợ điều trị...
V.Thu

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả
Y tế - 9 giờ trướcBộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm việc buôn bán, kinh doanh thuốc giả...

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan
Y tế - 1 ngày trướcGan nhiễm mỡ tưởng lành tính nhưng có thể tiến triển âm thầm thành ung thư gan, thậm chí ngay từ giai đoạn đầu.

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt
Y tế - 1 ngày trướcUng thư dạ dày ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh hay nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính khác. Khi họ đi khám, bệnh đã tiến triển.

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Ngày 16/5/2025, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức Lễ đón nhận chứng chỉ chất lượng ISO 15189:2022, đánh dấu bước ngoặt khi trở thành đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế lĩnh vực Chẩn đoán hình ảnh.

Quyết định của bác sĩ cứu chàng trai 'vô danh, ví rỗng'
Y tế - 1 ngày trướcNam thanh niên được người đi đường đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, dập não. Các bác sĩ đã nhanh chóng can thiệp cho bệnh nhân không có giấy tờ tùy thân, không có tiền còn điện thoại dập nát.

Hai sinh viên vào cấp cứu với hàng chục vết dao đâm
Y tế - 1 ngày trướcHai sinh viên ở TPHCM được đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch với hàng chục vết thương khắp cơ thể. Ê-kíp cấp cứu đã bật báo động đỏ nội viện mổ ngay trong đêm.

Bước tiến quan trọng trong ứng dụng công nghệ 3D vào nghiên cứu, thực hành y khoa
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Hội Công nghệ 3D Y học Việt Nam được thành lập với sứ mệnh kết nối giới y khoa, kỹ sư, nhà nghiên cứu và doanh nghiệp công nghệ.

Người đàn ông 42 tuổi ở Hà Tĩnh đau đầu dữ dội, sốt cao, rối loạn ý thức, suýt tử vong do nhiễm một loại nấm từ phân chim
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân V.Đ.P, 42 tuổi, ở Hà Tĩnh được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng đau đầu dữ dội, nôn vọt, sốt cao kéo dài và rối loạn ý thức.

Cành cây dài hơn 20cm nằm trong lồng ngực cụ bà 95 tuổi suốt hơn 2 năm
Y tế - 2 ngày trướcDị vật là cành cây tro dài hơn 20cm nằm trong lồng ngực cụ bà Trần Thị H. (95 tuổi, trú tại xã Thanh Bình Thịnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh) đã hơn 2 năm nhưng không hay biết.

Thông tin mới nhất về sức khỏe bé trai 4 tuổi ở Nam Định bị xe công nông 'chèn' qua người
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Sau gần 2 tuần điều trị, sức khoẻ bé M.T.A (4 tuổi, quê Nam Định) tiến triển tốt và được xuất viện về nhà tiếp tục chăm sóc.

Bệnh viện giữa lòng Hà Nội với gần 40% diện tích phủ xanh
Y tếGĐXH - Giữa đô thị ngày càng chật chội và ngột ngạt, có một bệnh viện dành tới gần 40% tổng diện tích xây dựng cho khuôn viên xanh, kết hợp giữa chất lượng khám chữa bệnh và các giải pháp vận hành thân thiện môi trường. Đó là Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội, cơ sở vừa được trao chứng nhận "Bệnh viện Xanh Sạch và Dịch vụ y tế chất lượng cao" năm 2025.