Robot của NASA nhắn gửi lời cuối từ Hỏa tinh
Tối ngày 19/12, robot thám hiểm InSight đã “nói” lời từ biệt cũng như chia sẻ bức ảnh Hỏa tinh có thể là cuối cùng của mình.
Trong một bài đăng trên Twitter của sứ mệnh InSight vào ngày 19/12, NASA thông báo InSight không còn có thể phản hồi các thông tin liên lạc từ Trái Đất, và dự đoán thời gian của con tàu trên Hỏa tinh không còn nhiều.
Lời từ biệt
Trong bài viết, InSight đã gửi về Trái đất bức ảnh chụp Hỏa tinh sau trận bão bụi khổng lồ được phát hiện hôm 21/9. Theo NASA, đây dường như là thông điệp cuối cùng InSight để lại cho trước khi dừng sứ mệnh khám phá hành tinh đỏ.
Hiện “lời từ biệt” của InSight đã nhận được hơn 545.000 lượt thích và 58.600 lượt chia sẻ trên Twitter.
“Năng lượng của tôi không còn nhiều. Đây có lẽ là hình ảnh cuối cùng tôi có thể gửi. Dù vậy, đừng lo lắng cho tôi, tôi sẽ cố gắng tiếp tục liên lạc với nhóm khi còn có thể. Cuộc hành trình của tôi sẽ sớm dừng lại ở đây. Cảm ơn vì đã ở lại với tôi”, nhóm sứ mệnh InSight viết.

Lời từ biệt và hình ảnh cuối cùng của InSight. Ảnh: Twitter.
Robot thăm dò InSight được thiết kế để hoạt động lâu dài trên Hỏa tinh. Nó có các tấm pin mặt trời để sản xuất điện nhằm cung cấp năng lượng cho các hoạt động khoa học như nghiên cứu động đất và các hiện tượng khác trên bề mặt hành tinh đỏ.
Việc các tấm pin mặt trời ngày càng bám bụi cộng với mùa đông khắc nghiệt trên Hỏa tinh đang cản trở khả năng sản xuất điện của InSight, buộc NASA phải lên kế hoạch giảm thiểu các hoạt động khoa học để tiết kiệm năng lượng cho robot.

Từ tháng 2/2021, InSight đã phải chịu nhiều tổn thất do những cơn bão bụi trên Hỏa tinh gây ra. Ảnh: NASA.
Hồi tháng 11, NASA đã cảnh báo thời gian của InSight có thể sắp kết thúc khi lớp bụi che phủ tấm pin năng lượng mặt trời của tàu đổ bộ tiếp tục dày lên.
“Lớp bụi che phủ pin mặt trời đang dày lên khiến năng lượng của InSight rơi xuống mức báo động. Sứ mệnh dự kiến kết thúc trong vài tuần tới”, NASA viết trong một bản cập nhật vào ngày 2/11.
Tuy vậy, cơ quan vũ trụ khẳng định sẽ không tuyên bố kết thúc sứ mệnh cho đến khi InSight bỏ lỡ 2 lần liên lạc với tàu vũ trụ quay quanh quỹ đạo Hỏa tinh, cũng như thất bại trong việc truyền thông tin về Trái Đất.
Sứ mệnh InSight
NASA phóng thành công InSight vào tháng 5/2018. Con tàu đổ bộ lần đầu hạ cánh xuống đồng bằng lộng gió Elysium Planitia trên đường xích đạo của Hỏa tinh vào tháng 11 cùng năm.
Kể từ đó, nó đã tiến hành các cuộc khai quật địa chất, thực hiện những phép đo đầu tiên về động đất bằng cách sử dụng máy đo địa chấn công nghệ cao được đặt trực tiếp trên bề mặt Hỏa tinh.
Vào tháng 11, nhóm dự án của InSight đã đăng tải một bản tin nhằm hồi tưởng về quãng thời gian hoạt động của tàu đổ bộ.

Tấm ảnh "selfie" đầu tiên của InSight hồi tháng 12/2018. Ảnh: NASA
“Tôi đã được khám phá hai hành tinh. Bốn năm trước, tôi đã cập bến hành tinh thứ hai trong sự vui mừng của gia đình tôi tại quê nhà. Cảm ơn nhóm của tôi đã đưa tôi vào cuộc hành trình khám phá này. Hy vọng tôi đã làm mọi người tự hào”, nhóm nghiên cứu viết.
Kể từ khi được triển khai, Insight đã đo hơn 1.300 cơn địa chấn, hơn 50 trong số đó có tín hiệu đủ rõ ràng để nhóm lấy thông tin về vị trí của chúng trên Hỏa tinh.
Vào tháng 4/2019, InSight phát hiện và đo lường được một trận động đất nhỏ trên Hỏa tinh, đánh dấu cơn địa chấn đầu tiên con người biết đến trên một hành tinh ngoài Trái Đất.
Dữ liệu của tàu đổ bộ cũng mang lại thông tin chi tiết về các lớp địa chất bên trong Hỏa tinh, lõi của nó, cũng như thời tiết và hoạt động động đất hầu như đã tuyệt chủng của hành tinh đỏ.
Trước khi phóng InSight vào không gian hồi 2018, nhà khoa học hàng đầu của NASA, ông Jim Green cho biết sứ mệnh này là “nền tảng cơ bản để tìm hiểu nguồn gốc cũng như cách Hệ mặt trời của chúng ta trở thành như ngày nay”.

Hình minh họa tàu thăm dò Opportunity. Ảnh: NASA.
Vào cùng năm, tàu thám hiểm Hỏa tinh Opportunity cũng tuyên bố kết thúc sứ mệnh kéo dài 15 năm của mình sau khi truyền về Trái Đất một hình ảnh từ địa điểm có tên Perseverance Valley.
Opportunity đổ bộ Hỏa tinh vào tháng 1/2004. Tàu đã thu thập nhiều bằng chứng quan trọng cho thấy Hỏa tinh thời cổ đại đủ ẩm ướt để duy trì sự sống sau khi khám phá nhiều miệng hố trên hành tinh đỏ.
Tàu thăm dò được thiết kế để đi 1 km trên bề mặt Hỏa tinh, song cuối cùng lại đi được đến 45 km và trụ lại trên hành tinh đỏ lâu hơn bất cứ robot nào khác trước khi cạn năng lượng sau một cơn bão bụi khổng lồ.


Tái hiện sống động gương mặt người phụ nữ sống từ 10.500 năm trước nhờ DNA cổ
Chuyện đó đây - 8 giờ trướcBằng sự kết hợp giữa khoa học di truyền và nghệ thuật phục dựng, các nhà khoa học tại Đại học Ghent (Bỉ) đã tái hiện thành công gương mặt một người phụ nữ thời kỳ đồ đá giữa, sống cách đây hơn 10.000 năm ở thung lũng sông Meuse.

Tịch thu hơn 363 tỷ đồng tiền mặt nằm vương vãi trên gác xép nhà bà cụ nghèo 60 tuổi
Tiêu điểm - 19 giờ trướcKhám xét căn nhà cấp 4 xập xệ của một bà lão nhặt ve chai, cảnh sát Trung Quốc bất ngờ phát hiện nhiều bao tải tiền mặt đủ loại ngoại tệ giấu trên gác xép.

Bộ ảnh lột tả toàn bộ những gì không hoàn hảo nhưng không cần hoàn hảo của "khối nghỉ hè"
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcNhững bức ảnh này đã phải mất 15 năm để thực hiện.

Cuốn sách Ai Cập 5.000 năm tuổi mang thông điệp tiên đoán kinh hoàng cho nhân loại
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcTheo các nhà khoa học, cuốn sách chứa đựng những kiến thức liên quan tới loài người và có thể được coi là lời tiên tri.

Người đàn ông cầu xin người khác đánh mình vì lý do đáng thương đến rơi nước mắt
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcGiữa dòng người hối hả, một người đàn ông tầm 30 tuổi, với dáng vẻ gầy gò, đứng đó với chiếc áo thun trắng có dòng chữ lớn gây sốc.

"Cột đá ma" dưới Trung Đông âm thầm định hình lại Trái Đất
Chuyện đó đây - 2 ngày trướcBên dưới Oman, lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện ra "cột đá ma" nóng chảy, bắt nguồn từ ranh giới lõi - lớp phủ của Trái Đất.

Thứ biến đổi vũ trụ 13 tỉ năm trước lộ ra trong bức ảnh NASA
Chuyện đó đây - 2 ngày trướcKính viễn vọng không gian James Webb đã phát hiện loạt "bóng ma" từ quá khứ, những thứ từng thúc đẩy sự biến đổi lớn trong vũ trụ sơ khai.

Máy bay nổ tung, 379 người cứ thế... bước ra và sống sót: Phép màu 90 giây đã xảy ra như thế nào?
Tiêu điểm - 2 ngày trước2 máy bay đã đâm nhau trên đường băng và cháy rụi nhưng 379 người gồm hành khách lẫn phi hành đoàn đã thoát chết.

Lý do người dân Nhật Bản chặt bỏ cây sau khi bị xin quả
Chuyện đó đây - 3 ngày trướcGĐXH - Vui vẻ khi có người xin trái cây trong vườn, song chủ nhà ở Nhật Bản chặt bỏ cả cây sau đó, để tránh những người khác "dòm ngó".

Các quốc gia trên thế giới siết chặt quảng cáo trên mạng xã hội như thế nào?
Chuyện đó đây - 3 ngày trướcDù là thị trường phát triển hay mới nổi, nhiều quốc gia trên thế giới đang không ngừng siết chặt khung pháp lý và kỹ thuật để quản lý quảng cáo trên mạng xã hội.

Phát hiện cấu trúc lạ đang di chuyển sâu 2.700 km dưới lòng đất
Tiêu điểmCác nhà khoa học từ ETH Zurich đã làm sáng tỏ một trong những bí ẩn địa chất lớn nhất của Trái Đất.