Hà Nội
23°C / 22-25°C

Rối loạn kinh nguyệt, vì sao?

Thứ tư, 10:12 22/03/2017 | Dân số và phát triển

Rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra ở độ tuổi dậy thì, tuổi sinh đẻ, mãn kinh với nhiều biểu hiện khác nhau. Rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng lớn tới sức khỏe sinh sản của chị em và sức khỏe toàn cơ thể.

Các biểu hiện của chứng rối loạn kinh nguyệt

Bất thường về chu kỳ kinh là dấu hiệu đặc trưng của rối loạn kinh nguyệt. Một vòng kinh bình thường là từ 28 - 30 ngày. Nếu kinh nguyệt có chu kỳ dài trên 35 ngày thì là kinh thưa, kinh nguyệt có chu kỳ ngắn dưới 22 ngày thì là kinh ngắn.

Nếu vòng kinh chênh nhau từ 5 ngày trở lên thì gọi là kinh nguyệt không đều. Nếu quá 18 tuổi vẫn chưa có kinh lần nào thì gọi là vô kinh nguyên phát. Nếu đã từng có kinh đều mà sau 3 tháng không có kinh thì gọi là vô kinh thứ phát.

Các bất thường về số ngày có kinh, tuổi kinh, khối lượng máu kinh cũng là dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt. Mỗi kỳ kinh thường kéo dài 3 - 5 ngày. Nếu kỳ kinh kéo dài quá 7 ngày thì là bị rong kinh. Nếu chỉ dưới 2 ngày thì gọi là kinh ngắn. Lượng máu ở mỗi người hành kinh không giống nhau. Thông thường, số lượng máu mất trung bình mỗi lần hành kinh từ 50-80ml. Nếu nhiều hơn 100ml thì gọi là cường kinh. Nếu hết kinh khi chưa đến 40 tuổi thì gọi là mãn kinh sớm, sau 55 tuổi thì gọi là mãn kinh muộn.

Biểu hiện rối loạn kinh nguyệt ở mỗi trường hợp khác nhau. Người bị rối loạn kinh nguyệt có thể chỉ bị một trong số các triệu chứng trên nhưng cũng có khi gặp nhiều rối loạn cùng một lúc. Người bị rong kinh có thể kèm theo cường kinh, người có kinh nguyệt thưa có thể kèm theo kinh ngắn, kinh ít… Tuy nhiên, dù mắc một hay nhiều dấu hiệu thì rối loạn kinh nguyệt cũng cần được bác sĩ chuyên khoa khám thực thể để tìm ra nguyên nhân điều trị.


Khi có bất thường về kinh nguyệt cần đi khám để được bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời. Ảnh: TM

Khi có bất thường về kinh nguyệt cần đi khám để được bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời. Ảnh: TM

Đi tìm “thủ phạm”

Do tình trạng cơ địa khác nhau nên chu kỳ kinh nguyệt ở mỗi người cũng có sự khác nhau. Tuy nhiên, tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở chị em tựu chung có thể do một số nguyên nhân như: Rối loạn hoạt động nội tiết tác động lên hệ thống dưới đồi, tuyến yên, buồng trứng làm cho chu kỳ kinh nguyệt thất thường hoặc bị mất kinh. Đột nhiên tăng hoặc giảm cân cũng dẫn đến rối loạn kinh nguyệt bởi vì những biến động trong cân nặng của phụ nữ làm nhiễu loạn mức độ hormon trong cơ thể và ảnh hưởng đến kinh nguyệt.

Phụ nữ bị rối loạn tuyến giáp thường có kinh nguyệt không đều. Nguyên nhân do hormon tuyến giáp ảnh hưởng đến tốc độ trao đổi chất của cơ thể, vì vậy ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Chị em mắc hội chứng buồng trứng đa nang cũng là một nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt.

Do mất cân bằng dinh dưỡng (rối loạn tiêu hóa, lạm dụng rượu bia, chất kích thích, chất gây nghiện…); Do bị stress (căng thẳng, lo âu, mệt mỏi, thay đổi môi trường sống); Do mắc các bệnh phụ khoa ở tử cung và buồng trứng như: U nang buồng trứng, u xơ tử cung... Một số bệnh cấp tính và mạn tính trong cơ thể đều có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, điều trị rối loạn kinh nguyệt cần phải dựa vào nguyên nhân gây bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời.

Trường hợp không có kinh nguyệt (vô kinh) có thể do 2 nguyên nhân:

Do bất thường ở bộ phận sinh dục hoặc các tuyến nội tiết liên quan đến hoạt động sinh dục khi sinh ra đã bị dị tật, không có tử cung, không có âm đạo hoặc không có vách ngăn âm đạo, màng trinh không thủng, bị teo tuyến yên, teo buồng trứng…

Do dính buồng tử cung trong một số trường hợp như lao sinh dục, phá thai không an toàn, sau nạo hút thai, sau tháo vòng…

Các biện pháp phòng ngừa rối loạn kinh nguyệt

Kinh nguyệt không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản mà còn ảnh hưởng tới chất lượng sống của phụ nữ. Vì vậy, đã có ý kiến cho rằng kinh nguyệt chính là gương soi phản ánh sức khỏe phụ nữ. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe, chị em cần biết cách phòng ngừa rối loạn kinh nguyệt.

Các giải pháp tăng cường dinh dưỡng cân đối và hợp lý cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho cơ thể rất quan trọng. Làm việc và nghỉ ngơi khoa học, tránh căng thẳng thần kinh và stress.

Thực hiện tránh thai an toàn để không mang thai ngoài ý muốn phải nạo phá thai để không phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm trong quá trình nạo hút thai có thể làm tổn thương mạch máu trong buồng tử cung và một số biến chứng khác.

Vệ sinh kinh nguyệt và sau quan hệ tình dục sạch sẽ là biện pháp phòng tránh các bệnh gây viêm nhiễm phụ khoa có thể gây ra xuất huyết âm đạo, đa kinh, cường kinh…Khi bị rối loạn kinh nguyệt, chị em cần đến cơ sở y tế thăm khám để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Theo Sức khỏe và Đời sống

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

Dân số và phát triển - 4 giờ trước

Tắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Dân số và phát triển - 22 giờ trước

GĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Viêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Ung thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Đừng bỏ qua những 10 dấu hiệu dưới đây, bởi việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong điều trị.

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nồng độ cholesterol cao không chỉ đe dọa tim mạch mà còn là thủ phạm thầm lặng gây rối loạn cương dương. Tìm hiểu mối liên hệ mật thiết này để bảo vệ sức khỏe nam giới toàn diện hơn.

Thai phụ sinh non, con nặng 1,6kg thừa nhận thường xuyên uống món 'khoái khẩu' này vào buổi sáng

Thai phụ sinh non, con nặng 1,6kg thừa nhận thường xuyên uống món 'khoái khẩu' này vào buổi sáng

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Thai phụ này đã không duy trì chế độ uống nước đều đặn khi mang thai. Thay vào đó, gần như ngày nào cô cũng uống một đến hai cốc trà sữa vào mỗi bữa sáng.

Vòng tránh thai 'đi lạc', cắm sâu vào cơ tử cung người phụ nữ sau 5 năm sử dụng

Vòng tránh thai 'đi lạc', cắm sâu vào cơ tử cung người phụ nữ sau 5 năm sử dụng

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện vòng tránh thai đã cắm sâu vào lớp cơ tử cung, vị trí phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ tổn thương nếu cố gắng tháo theo phương pháp thông thường.

Mắc sởi khi mang thai, người phụ nữ 26 tuổi sinh non ở tuần 31

Mắc sởi khi mang thai, người phụ nữ 26 tuổi sinh non ở tuần 31

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Em bé chào đời non tháng, chỉ nặng 1,7kg, phải nằm lồng ấp, thở máy và đang được theo dõi sát sao tại bệnh viện.

Phát hiện bệnh cực kỳ hiếm gặp ở bé sơ sinh sau chào đời 10 giờ tuổi

Phát hiện bệnh cực kỳ hiếm gặp ở bé sơ sinh sau chào đời 10 giờ tuổi

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi là bé sơ sinh chỉ mới 10 giờ tuổi, có biểu hiện bất thường ở mắt và được chẩn đoán nghi mắc Glocom bẩm sinh, một căn bệnh có tỷ lệ mắc cực kỳ hiếm, chỉ khoảng 1/25.000 trẻ sơ sinh.

Nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Thanh Hóa

Nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Thanh Hóa

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Các huyện miền núi Thanh Hóa đang tích cực triển khai nhiều giải pháp toàn diện để nâng cao chất lượng dân số, hướng tới cuộc sống bền vững.

Top