Hà Nội
23°C / 22-25°C

Rong kinh có gây thiếu máu không?

Thứ ba, 09:24 28/02/2023 | Dân số và phát triển

Nhiều phụ nữ khi đến kỳ kinh nguyệt họ cảm thấy rất mệt mỏi về tinh thần lẫn thể chất, đặc biệt là đối với những người bị rong kinh (lượng máu kinh ra nhiều, kỳ kinh kéo dài) dấu hiệu mệt mỏi càng rõ rệt.

1. Rong kinh có thể gây thiếu máu

Kinh nguyệt nhiều (hay rong kinh) là tình trạng phổ biến ảnh hưởng đến nhiều phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Đây là nguyên nhân thường gặp nhất gây thiếu máu dẫn đến các triệu chứng mệt mỏi hoặc suy nhược cơ thể. Nhưng không phải ai bị rong kinh cũng nhận ra rằng họ đang có nguy cơ bị thiếu máu.

Máu trong cơ thể thường chứa sắt trong các tế bào hồng cầu. Vì vậy, nếu bạn bị mất máu sẽ mất một lượng sắt tỷ lệ thuận với máu. Phụ nữ có kinh nguyệt trong các chu kỳ hàng tháng ra nhiều máu có nguy cơ bị thiếu máu do thiếu sắt .

Theo BSCKI Hoàng Hường, chuyên gia Sản Phụ khoa, chu kỳ kinh kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt. Tình trạng ẩm ướt nhiều cũng tạo điều kiện phát sinh viêm nhiễm vùng kín.

Đặc biệt, rong kinh nếu để kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, đặc biệt là tình trạng dẫn đến không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh để vận chuyển oxy đi khắp cơ thể.

Thiếu máu không phải là một bệnh lý cấp tính, tuy nhiên nó ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe cũng như năng suất lao động của người bệnh. Về lâu dài có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Biểu hiện rõ nhất của thiếu máu là: mệt mỏi, choáng váng, da xanh xao, chóng mặt, khó thở, nhức đầu, mất tập trung, tâm trạng cáu kỉnh, thậm chí là suy nhược cơ thể…

Kinh nguyệt nhiều có gây thiếu máu không? - Ảnh 2.

Thiếu máu gây mệt mỏi, thậm chí suy nhược cơ thể.

2. Phụ nữ bị rong kinh nên làm gì?

Theo BSCKI Hoàng Hường, khi có dấu hiệu rong kinh, chị em phụ nữ cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để được khám chẩn đoán chính xác nguyên nhân.

Khi xác định được nguyên nhân gây rong kinh, bác sĩ sẽ có biện pháp điều trị phù hợp, mục đích giải quyết các nguyên nhân do bệnh lý, khôi phục kỳ kinh bình thường, ngăn ngừa và điều trị biến chứng thiếu máu, cải thiện sức khỏe cho người bệnh.

Thông thường, rong kinh được kiểm soát bằng phương pháp điều trị nội khoa, sử dụng thuốc kháng viêm, thuốc nội tiết …. Những trường hợp đã điều trị rong kinh bằng phương pháp nội khoa nhưng không đáp ứng sẽ chuyển sang điều trị ngoại khoa.

Người bệnh cần lưu ý, không nên tự ý dùng các thuốc điều kinh mà không có chỉ định của bác sĩ, dùng không đúng cách sẽ gây hại cho sức khỏe.

Để khắc phục tình trạng thiếu máu, cần bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt. Ngoài ra nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin B6, magiê, uống đủ nước…

BS. Thảo Phương
https://suckhoedoisong.vn/dung-chu-qu...

3. Nên ăn gì để cải thiện tình trạng thiếu máu?

Ngoài việc chú ý vận động hợp lý, nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, thì chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng cũng giúp chị em bị rong kinh nâng cao thể trạng và cải thiện tình trạng thiếu máu.

Trong bữa ăn hàng ngày chị em nên tăng cường các loại thực phẩm giàu chất sắt như: thịt đỏ, lòng đỏ trứng, hải sản và động vật có vỏ, các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, các loại đậu, các loại rau có lá xanh...

Kinh nguyệt nhiều có gây thiếu máu không? - Ảnh 4.

Nên tăng cường thực phẩm giàu sắt để cải thiện tình trạng thiếu máu.

Nên ăn các thực phẩm chứa vitamin B6 như: Thịt gà, khoai tây, chuối, phô mai tươi, bí đỏ, cải bó xôi, các loại hạt sấy khô… Vitamin B6 rất cần thiết để xây dựng các tế bào hồng cầu mới, giúp bổ sung tế bào hồng cầu bị mất khi rong kinh.

Lưu ý bổ sung thực phẩm giàu vitamin C trong rau quả như: trái cây họ cam quýt, dưa, dâu tây, rau lá xanh đậm, ớt chuông... Thực phẩm giàu vitamin C giúp cơ thể dễ hấp thu sắt và duy trì một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.

Hạn chế sử dụng trà, cà phê ngay sau ăn vì có chứa tannin làm ức chế khả năng hấp thu sắt.

Thu Phương
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Dân số và phát triển - 15 giờ trước

Ung thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Dân số và phát triển - 18 giờ trước

Trẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Đa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Sau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.

Bác sĩ khuyến nghị 5 điều quan trọng nên biết về ung thư buồng trứng

Bác sĩ khuyến nghị 5 điều quan trọng nên biết về ung thư buồng trứng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Phụ nữ thường hiểu nhầm những dấu hiệu ung thư buồng trứng là triệu chứng của các căn bệnh về phụ khoa khác. Việc biết về dấu hiệu ung thư buồng trứng giúp chị em mắc bệnh được điều trị và sớm tăng tỷ lệ sống.

Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Tắc ống dẫn trứng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh nữ khá thường gặp. Tình trạng này khiến cho trứng và tinh trùng không gặp được nhau, chiếm khoảng 25-30% trong tất cả các trường hợp vô sinh.

Top