Rủ nhau "cưới trả thù", studio quá tải, phải từ chối bớt cặp đôi
Lượng khách chụp ảnh cưới thời gian qua tăng mạnh, cao gấp đôi so với trước khi dịch Covid-19 bùng phát. Tại một studio, trung bình trên 100 cặp dâu rể/tháng đến đăng ký gói chụp hình cho hỷ sự.
3 lần tổ chức, đám cưới mới thành hiện thực
"Tôi và chồng hoãn cưới đến lần thứ ba mới được tổ chức trọn vẹn.
Lần đầu dự định vào tháng 5/2021, thời điểm đó, dịch bệnh bùng phát nên buộc phải hoãn. Lần thứ hai, in thiệp và gửi đến tay mọi người song vợ chồng tôi không may bị mắc Covid-19 sát ngày cưới nên tiếp tục hoãn. Đến lần thứ ba, vừa rồi chúng tôi mới có thể tổ chức đám cưới trọn vẹn và suôn sẻ.
Trong thời gian chờ đợi, vợ chồng có chán nản bởi mọi thứ đã chuẩn bị xong hết, dồn tiền chuẩn bị cho sự kiện nên phải thắt chặt chi tiêu. Hơn nữa, do làm việc xa quê nên sắp xếp tổ chức đám cưới mỗi lần như vậy rất khó khăn. Gia đình đôi bên cũng buồn vì gửi thiệp hai lần mà vẫn không thể tổ chức cưới".
Trên đây là chia sẻ của Thanh Hương (thị xã Buôn Hồ, Đăk Lăk) - một nhân viên trang điểm đang làm việc tại TP.HCM. Trước đây, cô luôn mơ ước sẽ có một đám cưới thật hoành tráng. Nhưng sau mùa dịch, vợ chồng Hương chỉ mong muốn đám cưới gói gọn trong gia đình với những người thân, mọi thứ đơn giản nhất có thể.
Tương tự, Văn Thành - thợ chụp ảnh tại TP.HCM - từng lên kế hoạch cho một đám cưới lớn nhưng cuối cùng phải hoãn do dịch bệnh và dời ngày diễn ra. Đám cưới tổ chức lại của Thành mới diễn ra vào tháng 6 cũng có quy mô nhỏ hơn so với dự tính ban đầu.
Studio kín lịch đặt, từ chối khách do tâm lý “cưới trả thù”
Các cặp đôi như Thanh Hương hay Văn Thành “chạy đua” tổ chức đám cưới thời gian qua không phải là ít. Không có con số thống kê chính thức nào về tình trạng của những người hoãn cưới trong suốt 2 năm qua. Tuy nhiên, những ngày này, các studio cưới trên đường Hồ Văn Huê (quận Phú Nhuận) khá nhộn nhịp vào cuối tuần.
Đại diện một studio cho hay, người dân và các cặp đôi phần nào an tâm hơn về dịch bệnh so với trước. Từ lý do trên, số lượng người đến đặt lịch trang điểm, chụp ảnh cưới khá đông. Các studio gọi đây là tâm lý “cưới trả thù” hoặc hiện tượng “nổ show”.
Còn anh Trần Hồng Phú - chủ Studio Ahihi - thông tin, từ đầu năm 2022 đến nay, lượng khách chụp ảnh cưới tăng mạnh, ghi nhận gấp đôi so với trước khi dịch Covid-19 bùng phát. Trung bình trên 100 cặp dâu rể/tháng đến đăng ký gói chụp hình cho hỷ sự. Khách đến quá đông, có thời điểm studio phải từ chối khách. Bởi nếu nhận nhiều, sẽ không thể đảm bảo chất lượng dịch vụ đối với ngày quan trọng của cả đời người. Trong tháng 7 này, studio gần như đã kín lịch đặt.
Cũng theo đại diện studio, thông thường các năm, mùa cưới tập trung vào tháng 2, 3 với lượng khách lớn nhưng năm nay khách hàng rải đều các tháng. Dồn dập từ sau Tết, các cặp đôi liên hệ nhà hàng, đặt tổ chức tiệc. Trong đó, nhiều người đã đợi lịch cưới từ năm 2020.
Ông Nguyễn Cao Trí - Chủ tịch hệ thống Nhà hàng tiệc cưới Capella (TP.HCM) - chia sẻ, nhiều cặp đôi đăng ký trước đây giờ mới quay lại tổ chức. Xu thế hiện nay là cưới trải dài quanh năm. Sau dịch, thời gian đặt tiệc trước rút ngắn lại, thay vì từ 6 tháng đến 1 năm như trước. Dịch Covid-19 khiến người dân thay đổi suy nghĩ. Họ tính kế hoạch cưới ngắn hạn để dễ quản lý về mặt chi phí, tài chính.
Một điểm khác biệt nữa là thói quen tổ chức tiệc cũng thay đổi. Trước dịch, nhiều đám cưới đặt với số lượng bàn lớn và rất đông khách, nhưng giờ thì số bàn đặt giảm, cặp đôi thích quy mô tiệc nhỏ hơn. Cùng với đó, khách hàng cũng lựa chọn thực đơn bàn tiệc chú trọng đến các món ăn, thực phẩm có lợi cho sức khỏe. “Tuy số lượng cặp đôi tổ chức cưới đông dần nhưng để ngành tiệc cưới quay trở lại ‘phong độ’ như trước năm 2019 thì phải rơi vào quý III và quý IV/2023”, ông Trí nhận định.
Phó Giám đốc Công ty TNHH Tổ chức sự kiện Vạn Hoa (Hà Nội) - ông Đặng Sỹ Hùng cho biết, các trung tâm tiệc cưới mới chỉ đạt công suất khoảng 70% so với thời điểm trước khi có dịch Covid-19. Để chiều lòng “thượng đế”, đơn vị chấp nhận quy mô to, nhỏ khác nhau của sự kiện theo mong muốn của khách.
Ông Hùng cho hay, ngành sự kiện cưới đang phục hồi nhưng "bão giá" phần nào đang tác động tới chi tiêu cũng như cách thức lên thực đơn, món đãi khách của các cặp dâu rể. Họ kỹ tính hơn khi lựa chọn đơn vị tổ chức hỷ sự. Hiện, nhiều trung tâm tiệc cưới chấp nhận miễn phí hạng mục trang trí sân khấu, tặng đồ uống bàn tiệc để mang tính cạnh tranh, hút lượng khách quay trở lại như trước.
Nuôi nghìn con rắn quấn nhau trong bể xi măng, thanh niên lãi nửa tỷ 1 năm
Xu hướng - 22 giờ trướcHàng nghìn con rắn ri voi và ri cá quấn nhau trong các bể xi măng ở trang trại của thanh niên miền Tây, giúp anh này thu về gần nửa tỷ đồng/năm.
Khởi nghiệp từ những món quà tặng mẹ, chàng trai 9X mang về doanh thu 'khủng'
Xu hướng - 23 giờ trướcQuyết định khởi nghiệp từ những cây hoa hồng tặng mẹ trong các dịp lễ, Tết, chàng trai phố núi Nguyễn Việt Anh đã gặt hái được “quả ngọt”, với doanh thu từ 700 triệu đến 4 tỷ đồng/năm.
Giảm ăn hàng Thái, chỉ 1 tháng Trung Quốc vung 16.000 tỷ mua ‘vua trái cây Việt’
Xu hướng - 1 ngày trướcTừ đầu năm đến nay, Trung Quốc giảm ăn hàng Thái Lan nhưng lại tăng mạnh nhập khẩu sầu riêng Việt Nam. Chỉ trong một tháng, quốc gia tỷ dân này đã vung hơn 16.000 tỷ đồng mua “vua trái cây Việt”.
Gác bằng đại học, cô gái 9X về quê nuôi chó, doanh thu 1 tỷ đồng/năm
Xu hướng - 2 ngày trướcTốt nghiệp đại học và có việc làm ổn định với mức thu nhập khá nhưng Kim Ngân vẫn quyết định nghỉ việc để nuôi chó Corgi. Đến nay, công việc này đêm lại cho cô doanh thu 1 tỷ đồng/năm.
Nhiều người chọn cách này để tiết kiệm chi phí về quê ăn Tết
Xu hướng - 2 ngày trướcGĐXH - Mặc dù chưa đến tháng 12/2024, nhiều người đã bắt đầu săn vé tàu về quê ăn Tết 2025. Thay vì phải xếp hàng dài để mua vé, họ chọn mua online để tiết kiệm thời gian.
Lấy công làm lãi, nhiều hộ dân 'bỏ túi' hàng trăm triệu nhờ trồng na trên đất đá
Xu hướng - 2 ngày trướcNgười dân ở xã Phú Long (huyện Nho Quan, Ninh Bình) trồng cây na trên vùng đất đá cằn cỗi, mỗi năm cho thu hoạch hai vụ, lãi 250 triệu đồng/ha.
Nhiều người sẵn sàng chi vài chục triệu đồng 'đập hộp mù' chỉ để mong tìm thấy thứ này
Xu hướng - 3 ngày trướcGĐXH - Trào lưu xé túi mù chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt", nhiều người trẻ sẵn sàng chi 3-4 triệu đồng/tháng chỉ để tiếp tục được 'đập hộp mù' với hy vọng sở hữu Labubu phiên bản 12 con giáp.
Nghịch lý người dân không mặn mà vay vốn giá rẻ mua nhà
Xu hướng - 5 ngày trướcDù lãi suất cho vay mua nhà duy trì mức thấp suốt hơn 1 năm qua, nhưng nghịch lý là không có nhiều người dân lựa chọn vay ngân hàng để mua nhà.
Người giàu Hà Nội tìm mua chung cư hạng sang, siêu sang nhiều nhất
Xu hướng - 6 ngày trướcTheo báo cáo của PropertyGuru Việt Nam, Hà Nội dẫn đầu về tỷ lệ người tìm kiếm chung cư hạng sang, siêu sang trong năm 2024.
Người phụ nữ bị phản đối vì bán gia tài lấy 35 tỷ mua 15000 mẫu đất sa mạc: 13 năm sau trở thành tỷ phú nhờ 1 công thức
Xu hướng - 1 tuần trướcCông thức thành công này của người phụ nữ rất đáng để mọi người học hỏi.
Đàn ốc bươu vạn con trong vườn sầu riêng, chàng trai miền Tây thu lãi bộn tiền
Xu hướngAnh Hồng Thái nuôi ốc bươu đen trong vườn sầu riêng rộng 15.000m2 ở Tiền Giang, mỗi năm thu 350 triệu đồng tiền lãi.