Rửa tay bằng xà phòng là biện pháp hỗ trợ đắc lực trong việc phòng ngừa dịch sởi gia tăng
GiadinhNet - Dịch sởi dù đã có dấu hiệu “hạ nhiệt” nhưng số ca mắc vẫn ở mức cao và có thể gia tăng trong thời gian tới. Do đó, chủ động tiêm vaccine phòng sởi và giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh hữu hiệu.
Việc vệ sinh tay sạch sẽ được ví như vaccine phòng bệnh đơn giản và dễ thực hiện. Tổ chức Y tế thế giới WHO cũng khuyến cáo rửa tay bằng xà phòng cũng là biện pháp đơn giản nhất, rẻ tiền nhất và hiệu quả nhất trong kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm, trong đó có bệnh sởi.
Theo khuyến cáo của Cục Quản lý môi trường Y tế (Bộ Y tế), 5 thời điểm quan trọng cần rửa tay đó là: Sau khi sử dụng nhà vệ sinh; sau khi sinh hoạt hoặc chơi đùa ngoài trời; sau khi ho, hắt hơi hoặc sổ mũi làm dính các chất dịch tiết trên đôi bàn tay; trước mỗi bữa ăn hoặc sau khi tiếp xúc với những người nghi mắc sởi.
Với những trẻ đã mắc sởi, phải được cách ly, đồng thời bố mẹ cũng cần tuân thủ việc rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chăm sóc trẻ để tránh lây lan dịch bệnh.
Theo báo cáo tình hình dịch bệnh tuần từ ngày 29/4 đến 5/5/2019 của Sở Y tế Hà Nội, trong tuần ghi nhận 89 trường hợp mắc sởi. Tổng cộng từ đầu năm 2019 đến nay, Hà Nội ghi nhận 1.105 trường hợp, chưa có trường hợp tử vong.
Các đơn vị có số mắc cộng dồn từ đầu năm đến nay cao như Hoàng Mai (150), Thanh Xuân (76), Nam Từ Liêm (70), Hà Đông (63), Ba Đình (55), Đống Đa (53), Thanh Trì (53).

Các ca mắc sởi ở trẻ em khiến các bậc cha mẹ lo lắng, dịch bệnh có thể sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Ảnh: T.L
Theo ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, số ca mắc sởi trong tuần vừa qua trên địa bàn Thành phố tương đương với tuần từ ngày 22/4 đến ngày 28/4/2019 và giảm so với các tuần trước đó.
Tuy nhiên số mắc còn ở mức cao và theo nhận định, dịch bệnh có thể sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới trong bối cảnh gia tăng chung của cả nước.
Còn tại TP HCM, chỉ trong 3 tháng đầu năm 2019, thành phố ghi nhận 3.316 ca sốt phát ban nghi sởi, trong đó1.564 ca bệnh nhập viện, còn lại là ca bệnh ngoại trú. Đặc biệt, có những tuần thành phố ghi nhận đến 350 ca bệnh nhập viện.
Các chuyên gia y tế cho biết, sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây ra. Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với chất tiết đường mũi họng của bệnh nhân.
Bệnh sởi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, viêm phế quản, viêm phổi, viêm não và có thể dẫn đến tử vong, đặc biệt nguy hiểm ở trẻ nhỏ bị mắc sởi trong khi cơ thể đã có các bệnh khác. Đối với phụ nữ mang thai bị mắc sởi, nguy cơ sảy thai, đẻ non là rất cao.
Để chủ động phòng chống dịch bệnh sởi, ngành Y tế khuyến cáo người dân cần chủ động trong việc vệ sinh môi trường khử khuẩn, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, đồng thời đi tiêm chủng đầy đủ vaccine phòng sởi theo quy định (tiêm mũi 1 khi trẻ 9 tháng tuổi và tiêm nhắc lại khi đủ 18 tháng).
Bên cạnh đó, sởi là bệnh rất dễ lây. Vì vậy, không nên cho trẻ đến gần hoặc tiếp xúc với các trẻ nghi mắc sởi; dạy trẻ thói quen rửa tay bằng xà phòng tại trường học cũng như tại nơi ở.

Quy trình rửa tay sạch sẽ đúng cách do Bộ Y tế khuyến cáo gồm 6 bước:
Bước 1: Làm ướt 2 lòng bàn tay bằng nước. Lấy xà phòng và chà 2 lòng bàn tay vào nhau.
Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.
Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ trong ngón tay.
Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia.
Bước 5: Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại.
Bước 6: Xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay và làm khô tay.
Mỗi bước chà 5 lần. Thời gian rửa tay tối thiểu 30 giây.
Mai Anh

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan
Y tế - 2 giờ trướcGan nhiễm mỡ tưởng lành tính nhưng có thể tiến triển âm thầm thành ung thư gan, thậm chí ngay từ giai đoạn đầu.

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt
Y tế - 9 giờ trướcUng thư dạ dày ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh hay nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính khác. Khi họ đi khám, bệnh đã tiến triển.

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022
Y tế - 10 giờ trướcGĐXH - Ngày 16/5/2025, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức Lễ đón nhận chứng chỉ chất lượng ISO 15189:2022, đánh dấu bước ngoặt khi trở thành đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế lĩnh vực Chẩn đoán hình ảnh.

Quyết định của bác sĩ cứu chàng trai 'vô danh, ví rỗng'
Y tế - 11 giờ trướcNam thanh niên được người đi đường đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, dập não. Các bác sĩ đã nhanh chóng can thiệp cho bệnh nhân không có giấy tờ tùy thân, không có tiền còn điện thoại dập nát.

Hai sinh viên vào cấp cứu với hàng chục vết dao đâm
Y tế - 22 giờ trướcHai sinh viên ở TPHCM được đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch với hàng chục vết thương khắp cơ thể. Ê-kíp cấp cứu đã bật báo động đỏ nội viện mổ ngay trong đêm.

Bước tiến quan trọng trong ứng dụng công nghệ 3D vào nghiên cứu, thực hành y khoa
Y tế - 22 giờ trướcGĐXH - Hội Công nghệ 3D Y học Việt Nam được thành lập với sứ mệnh kết nối giới y khoa, kỹ sư, nhà nghiên cứu và doanh nghiệp công nghệ.

Người đàn ông 42 tuổi ở Hà Tĩnh đau đầu dữ dội, sốt cao, rối loạn ý thức, suýt tử vong do nhiễm một loại nấm từ phân chim
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân V.Đ.P, 42 tuổi, ở Hà Tĩnh được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng đau đầu dữ dội, nôn vọt, sốt cao kéo dài và rối loạn ý thức.

Cành cây dài hơn 20cm nằm trong lồng ngực cụ bà 95 tuổi suốt hơn 2 năm
Y tế - 1 ngày trướcDị vật là cành cây tro dài hơn 20cm nằm trong lồng ngực cụ bà Trần Thị H. (95 tuổi, trú tại xã Thanh Bình Thịnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh) đã hơn 2 năm nhưng không hay biết.

Thông tin mới nhất về sức khỏe bé trai 4 tuổi ở Nam Định bị xe công nông 'chèn' qua người
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Sau gần 2 tuần điều trị, sức khoẻ bé M.T.A (4 tuổi, quê Nam Định) tiến triển tốt và được xuất viện về nhà tiếp tục chăm sóc.

Việt Nam phát hiện bệnh nhân thứ 26 mắc giun rồng
Y tế - 2 ngày trướcBệnh nhân T.N.T. (sinh năm 1978, trú tại Phú Thọ) đi khám và phát hiện mắc giun rồng tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, trở thành bệnh nhân thứ 26 mắc giun rồng tại Việt Nam.

Bộ Y tế thông tin mới nhất về tình hình COVID-19 trong bối cảnh dịch bệnh đang bùng phát ở một số quốc gia
Y tếGĐXH - Trưa ngày 14/5, Bộ Y tế có thông tin gửi các cơ quan thông tấn báo chí về tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam và trên thế giới, trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát cao ở một vài quốc gia, đặc biệt là ở Thái Lan.