Rượu, bia và những con số gây choáng dịp Tết
GiadinhNet - Trong 9 ngày nghỉ Tết vừa qua, trung bình mỗi ngày có 2–3 ca ngộ độc rượu. Đây cũng là một phần nguyên nhân khiến hơn 6.000 ca cấp cứu vì đánh nhau trên cả nước, trong đó 52% phải nhập viện điều trị, hơn 700 ca chuyển tuyến, 17 ca tử vong. Tình trạng người bị ngộ độc rượu và những hệ quả từ bia rượu vẫn tiếp diễn dù đã qua Tết gần 1 tuần.

Một ca cấp cứu cho người ngộ độc rượu tại Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: TL
Dù rượu, bia “xịn” thì cũng vẫn là gánh nặng cho gan
Số bệnh nhân ngộ độc rượu được điều trị tại Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) trong và sau dịp Tết Kỷ Hợi gia tăng. Chưa kể đến các ca cấp cứu do tai nạn giao thông mà người nhập viện vẫn còn hơi men. Con số này chắc chưa dừng lại vì mùa lễ hội vẫn đang tiếp diễn.
Theo BS Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc, thời điểm trước và sau Tết số bệnh nhân nhập viện liên quan đến rượu bia tăng cao. Trung bình hằng ngày Trung tâm Chống độc cũng tiếp nhận 2-3 ca ngộ độc rượu nhập viện trong các tình trạng khác nhau.
Bệnh nhân T.M.Đ (28 tuổi ở Tương Mai, Hoàng Mai, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng đau bụng, mệt mỏi, chán ăn. Bệnh nhân được chẩn đoán viêm tụy cấp do lạm dụng rượu bia trong một thời gian dài với số lượng lớn. Theo lời kể của bệnh nhân, mặc dù mới 28 tuổi nhưng anh đã có “thâm niên” 8 năm uống rượu, mỗi lần tụ tập cùng bạn bè hoặc gia đình là anh uống khoảng nửa lít rượu hoặc 10 cốc bia.
Một trường hợp khác là bệnh nhân Đ.V.L (27 tuổi, ở Bắc Ninh), trong bữa tiệc liên hoan cuối năm, L cùng 12 người bạn uống khoảng 8- 9 chai rượu 500ml. Ngay sau đó anh L thấy mệt, nôn nhiều và không biết gì nữa. Anh được các bạn đưa vào cấp cứu tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai. Các bác sĩ cho biết, xét nghiệm cho thấy kali/máu, đường/ máu của bệnh nhân hạ thấp, rối loạn nhịp tim. Rất may bệnh nhân được đưa vào cấp cứu kịp thời, nếu muộn sẽ có rất nhiều nguy cơ đe dọa tính mạng.
Chia sẻ về tác hại của rượu bia với sức khỏe, BS Nguyễn Trung Nguyên cho hay, lạm dụng rượu bia lâu ngày sẽ gây các bệnh về gan, thần kinh và làm giảm miễn dịch của cơ thể. Đáng lưu ý, nhiều người vẫn sai lầm cho rằng, uống rượu “xịn”, uống bia không hại gan nhưng thực chất dù rượu, bia “xịn” thì cũng vẫn là gánh nặng cho gan. BS Nguyễn Trung Nguyên nhấn mạnh, sử dụng rượu lâu ngày làm suy yếu hệ miễn dịch, giảm sức chống đỡ của cơ thể. Người uống rượu lâu ngày khi bị viêm phổi và bị nhiễm trùng nói chung rất dễ tiến triển nặng, tăng nguy cơ tử vong so với bệnh nhân không dùng rượu, bia.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, rượu, bia là nguyên nhân khiến 611 người đánh nhau vào viện cấp cứu trong dịp Tết; loại thức uống được không ít đàn ông Việt coi là “đầu câu chuyện” ngày Tết này cũng khiến gần 900 ca ngộ độc, say trong 9 ngày nghỉ Tết. Ngoài ra, có hơn 45.000 ca khám, cấp cứu vì tai nạn giao thông khiến gần 17.000 trường hợp phải vào viện điều trị và gần 200 trường hợp tử vong tại bệnh viện hoặc trên đường đi cấp cứu. Các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, rất nhiều ca khám, cấp cứu do tai nạn giao thông, bị đa chấn thương, chấn thương sọ não nhập viện khi trong người vẫn còn nồng nặc hơi men, kích thích, lảm nhảm…
Luật cần phải mạnh mới phòng ngừa được các tệ nạn liên quan
Không chỉ có bệnh nhân ngộ độc rượu là nam giới, bệnh viện Bạch Mai những ngày gần đây cũng đã cấp cứu mấy trường hợp nữ giới ngộ độc rượu. Ngoài việc bị ảnh hưởng đến sức khỏe, nhiều phụ nữ uống rượu không làm chủ được tay lái, gây ra tai nạn đáng tiếc.
Tháng 12/2018, việc một nữ tài xế say rượu lái xe gây tai nạn liên hoàn trên phố Trích Sài (Hà Nội) đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về mức độ nguy hại của việc sử dụng bia rượu khi tham gia giao thông, nhất là đối với nữ giới. Trước đó không lâu, cuối tháng 10/2018 tại TPHCM, nhiều người cũng được phen “hú vía” khi chứng kiến vụ ô tô BMW do người phụ nữ trung niên cầm lái đã tông hàng loạt các xe đang lưu thông trên đường. Nguyên nhân là do người này lái xe trong tình trạng “biêng biêng” vượt quá nồng độ cồn cho phép nên không làm chủ được tốc độ, dẫn đến vụ việc đáng tiếc.
Theo các bác sĩ, phụ nữ thần kinh yếu hơn nam giới; khi say thường rơi vào trạng thái kích động và không kiểm soát được hành vi của mình. Thực tế đã chứng minh, nhiều vụ lạm dụng tình dục xuất phát từ việc phụ nữ bị chuốc say và không còn khả năng phản kháng đối với người lạm dụng mình. Hay những trường hợp các bạn nữ khi say có những hành động thiếu tế nhị nơi công cộng, bị nhiều người ghi hình rồi đưa lên mạng xã hội. Đến khi họ “tỉnh”, họ trở về trạng thái bình thường, thì mọi việc đã đi quá xa. Bên cạnh nguy cơ bị lạm dụng, ảnh hưởng tâm lý, phụ nữ lạm dụng rượu cũng khiến sức khỏe bị suy giảm. Giống như nam giới, phụ nữ uống nhiều rượu có thể gây biến chứng về tiêu hoá, gan mật, thần kinh...
Như vậy, chưa nói đến hậu quả lâu dài về sức khỏe, chưa cần nói đến lạm dụng mà uống rượu, bia vào là đã thấy tác hại không chỉ cho bản thân người uống, gia đình và xã hội. Dự thảo Luật Phòng chống tác hại của rượu bia sẽ được Bộ Y tế tiếp tục trình Quốc hội. Trước đó, tại kỳ họp Quốc hội vào tháng 11/2018, Dự thảo này đã gặp phản ứng gay gắt từ phía các doanh nghiệp, một số đại biểu Quốc hội. Không ít ý kiến, trong đó có các nhà văn hóa, nhà nghiên cứu, doanh nghiệp lại “vin” vào cớ rượu là một nét “văn hóa”, “truyền thống” lâu đời của ông cha, thậm chí còn cho rằng rượu có tác dụng đối với sức khỏe để phản đối một số điều luật cũng như tên gọi của Luật. Luồng quan điểm này khăng khăng, rượu bia không có tác hại mà phải uống đến mức “lạm dụng” thì mới có tác hại, do đó nên lấy tên gọi là Luật Phòng chống tác hại của lạm dụng rượu bia.
Ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) khẳng định, cần phải có “ứng xử” kiên quyết đối với Dự thảo Luật Phòng chống tác hại của rượu bia, tức là phải có những điều luật với chế tài mạnh thì mới có tác dụng răn đe về mặt xã hội và chúng ta mới phòng ngừa được các tai nạn trong tương lai có thể xảy ra.
Ông Nguyễn Huy Quang nhấn mạnh: “Cụm từ “lạm dụng rượu bia” có thể khiến nhiều người dân hiểu sai là chỉ phòng chống việc lạm dụng, nhưng Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, không có ngưỡng an toàn cho việc sử dụng rượu bia. Nếu uống thường xuyên, tích lũy nồng độ cồn thì sẽ gây ra nghiện, nhiều biểu hiện tay chân run rẩy, sảng rượu... Lúc này thì phòng ngừa không còn tác dụng nữa. Uống rượu bia chỉ cần quá chén mà chưa cần lạm dụng thì đã có thể gây tai nạn cho mình và người khác, hoặc gây rối trật tự, bạo hành…”.
Không chỉ rượu, mà kiểm soát việc tài trợ, quảng cáo sử dụng bia cũng đang là một vấn đề lo ngại của các nhà làm luật. Theo Dự thảo Luật Phòng chống tác hại của rượu bia, đồ uống dưới 5 độ hầu như không bị kiểm soát, trong thực tế có tới 80% - 90% bia có nồng độ cồn ở ngưỡng này. Đây chính là kẽ hở cho các lễ hội bia, các chương trình do hãng bia tài trợ, các chương trình quảng cáo nhắm vào đối tượng là giới trẻ. Việc quảng cáo bia tràn lan gắn với những thông điệp thu hút thanh niên như sức mạnh, trí tuệ, tràn đầy sinh lực… sẽ khiến giới trẻ hiểu nhầm rằng, việc uống bia là bình thường, từ đó sẽ là nguy hại khi chuyển sang uống bia.
Q.Hoa – M.Trang

30 loại thực phẩm giúp kiểm soát chỉ số đường huyết cực tốt cho người bệnh tiểu đường
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Nếu không kiểm soát chỉ số đường huyết tốt, người bệnh tiểu đường sẽ dễ mắc nhiều biến chứng ở các cơ quan như tim, mắt, não, thận… Vậy người bệnh tiểu đường nên ăn những loại thực phẩm nào để giảm chỉ số đường huyết?

Thiếu magiê ảnh hưởng đến phụ nữ trưởng thành như thế nào?
Sống khỏe - 5 giờ trướcMagiê là một khoáng chất thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể. Magiê tham gia vào hơn 300 phản ứng sinh hóa, bao gồm chức năng cơ và thần kinh, kiểm soát lượng đường trong máu và tổng hợp protein…

Thanh niên 27 tuổi ở Hà Nội bất ngờ bị liệt nửa mặt, bác sĩ chỉ rõ 'thủ phạm'
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcGĐXH - Bác sĩ nhận định yếu tố "lạnh" có thể là thủ phạm khiến thanh niên bị liệt dây thần kinh số 7, nhất là trong bối cảnh thời tiết thất thường, nhiệt độ tăng giảm đột ngột, bất ngờ lạnh sâu.

Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn và kiêng gì để ổn định đường huyết?
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần biết và nắm rõ các nguyên tắc về dinh đưỡng để tránh đường huyết tăng, giúp ngăn chặn và làm chậm các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Khi nào cần dùng thuốc kê đơn điều trị mất ngủ?
Sống khỏe - 12 giờ trướcThuốc ngủ là loại thuốc được thiết kế để giúp người bệnh dễ ngủ hoặc duy trì giấc ngủ. Có nhiều loại thuốc dùng trong điều trị mất ngủ, vậy khi nào cần dùng thuốc kê đơn điều trị mất ngủ?

Loại gia vị được coi là 'thuốc quý', người Việt hay dùng mà chưa biết công dụng
Sống khỏe - 12 giờ trướcThảo quả, một loại gia vị quen thuộc trong gian bếp của nhiều gia đình Việt, không chỉ mang đến hương vị đặc trưng cho các món ăn mà còn ẩn chứa vô vàn lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.

Người bệnh tiểu đường cần làm gì khi đường huyết tăng đường huyết?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nếu có triệu chứng tăng đường huyết nhẹ, người bệnh vẫn tỉnh táo ăn uống được thì cần thực hiện xử trí tăng đường huyết tại nhà hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ.

9 loại thực phẩm cản trở giảm cân
Sống khỏe - 1 ngày trướcChế độ ăn uống đóng vai trò trong việc kiểm soát cân nặng. Tìm hiểu một số loại thực phẩm không chỉ khiến bạn khó giảm cân mà còn dễ gây tăng cân khi tiêu thụ không hợp lý.

8 thay đổi đơn giản trong chế độ ăn giúp sống khỏe, sống thọ
Sống khỏe - 1 ngày trướcNhiều người cho rằng tuổi thọ phần lớn được quyết định bởi di truyền. Tuy nhiên, chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe, giúp trẻ hóa và sống thọ.

Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đi khám vì có dấu hiệu đau đầu âm ỉ, bệnh nhân được chẩn đoán xác định một loạt bệnh lý nguy hiểm gồm nhồi máu não cấp vùng chẩm trái, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu.

Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Đi khám vì có dấu hiệu đau đầu âm ỉ, bệnh nhân được chẩn đoán xác định một loạt bệnh lý nguy hiểm gồm nhồi máu não cấp vùng chẩm trái, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu.