Sài Gòn - 'cơn bão' COVID-19 đã qua, nhưng nhiều người chưa ngơi nghỉ
Những ngày qua, số ca mắc COVID-19 mới nhập viện và tử vong tại TP.HCM liên tục giảm. Vậy nhưng vẫn còn rất nhiều nhân viên y tế và nhân viên Phòng công tác xã hội, Bệnh viện Chợ Rẫy chưa một ngày nghỉ ngơi.
Họ nỗ lực, dốc sức để góp phần giúp người bệnh có ngày trở về bên gia đình ấm áp, xoa dịu nỗi đau mất mát phải gánh chịu sau cơn bạo bệnh.
Thấm từng nỗi đau
Ngày 27/7/2021, Đoàn Đỗ Hạ Huyên, 26 tuổi, nhân viên Phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Chợ Rẫy được giao nhiệm vụ cung cấp thông tin về bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Hồi sức COVID-19 cho người nhà đang ngóng tin ở ngoài.
Khi số điện thoại "Tìm người bệnh COVID của Bệnh viện Chợ Rẫy, Hồi sức" được công bố qua số 0888561080 cùng fanpage Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Chợ Rẫy, chị Huyên liên tục nhận được các tin nhắn. Người nhà cung cấp họ tên, năm sinh, địa chỉ, số điện thoại đăng ký nhận tin người bệnh, thời gian nhập viện của bệnh nhân. Từ đây, chị tra cứu thông tin, xác minh và báo lại cho họ.
"Đây là công việc thật sự rất là ý nghĩa với tôi. Nhiều thân nhân không biết người nhà đang điều trị ở đâu, sống chết như thế nào. Khi họ tìm ra "kênh" của Phòng Công tác Xã hội, Bệnh viện Chợ Rẫy, họ rất là mừng và yên tâm", Hạ Huyên chia sẻ.
Là người đã có gia đình và có con nên chị Huyên rất đồng cảm với những thân nhân người bệnh. Mỗi lần xác minh thông tin, thấy tình trạng bệnh nhân từ nặng chuyển sang nhẹ, chị Huyên vui và nhẹ nhõm. Chị cảm giác như chính người thân của mình đang khỏe lên vậy.
Chị Huyên kể, mỗi dòng tin nhắn gửi đến chị đọc đều toát lên niềm mong mỏi, sự tha thiết, khắc khoải. Có trường hợp chị Huyên chỉ nắm được tên tuổi, địa chỉ kèm thông tin mơ hồ rằng "người nhà bị COVID-19 được đưa vào viện, nhưng không rõ viện nào, xin nhờ tìm giúp".
"Có những lúc bản thân tôi bị khủng hoảng, stress vì hàng trăm tin nhắn/ngày dồn dập tìm kiếm người thân. Có những gia đình có đến 4,5 người mất. Nhiều trẻ bỗng dưng mồ côi ba mẹ, gia đình đang yên ấm bỗng chia lìa. Lúc đó tôi tự nhủ mình phải cố gắng để hỗ trợ họ, giúp họ đỡ bơ vơ. Tôi cũng đã có gia đình, có con nên tôi đồng cảm và thấm nỗi đau của họ", Hạ Huyên xúc động nói.
Cứ như vậy, chị Huyên cùng các đồng nghiệp đã trở thành nhịp cầu nối tới người thân bên ngoài "chiến tuyến". Mỗi ngày chị trả lời hàng trăm tin nhắn của người nhà các bệnh nhân.
Trong quãng thời gian này, chị Huyên ấn tượng với cuộc điện thoại của một cô gái trẻ hỏi thông tin người cha. Sau một hồi tìm kiếm và xác minh, chị Huyên có thông tin là người cha đó đã mất.
"Khi tôi vừa cầm điện thoại thông báo, đầu dây kia khóc nức lên: "Chị ơi, em mất ba rồi. Em trở thành trẻ mồ côi rồi". Nói rồi cô gái ấy khóc liên hồi, tôi cảm thấy rất thương cô gái đó và bị cuốn theo cảm xúc của cô. Sau đó, cô ấy cũng hỏi tôi thủ tục nhận tro cốt của ba và tôi hướng dẫn tất cả các thủ tục cần thiết cũng như trấn an bạn đó. Đến hiện tại, tôi vẫn bị ám ảnh bởi tiếng khóc văng vẳng của cô gái ấy", chị Huyên mắt đỏ hoe kể.
Cũng theo Huyên, khi phải thông báo những ca báo tử như vậy khiến chị cảm thấy rất buồn.
Ngoài những kỷ niệm buồn, Huyên kể, cô cũng có niềm vui với công việc và nó là động lực để cô lấy lại tinh thần và cố gắng. Đó là trong suốt thời gian hơn 1 tháng, mẹ của một bạn gái tên là V.P. điều trị tại Bệnh viện Hồi sức COVID-19. Ngày nào V.P cũng lo lắng, nhắn tin nhờ Huyên hỏi thăm tình trạng mẹ bị mắc COVID-19 trên cơ địa béo phì. "V.P. rất là dễ thương, luôn nhắn tin cho tôi "chúc ngủ ngon trước khi đi ngủ", Huyên kể lại.
Sau gần 1 tháng điều trị, mẹ của V.P đã khỏe mạnh và được xuất viện. Trong niềm vui mừng khôn xiết được đón mẹ về, V.P chia sẻ: "Mẹ em đã về nhà bình an. Em muốn nhắn gửi lòng biết ơn đến ad đã giúp em giữ liên lạc với mẹ em suốt thời gian qua ở Chợ Rẫy. Em cám ơn ad và đội ngũ đã giúp đỡ em. Tại em không biết ai để nhắn tin cảm ơn từng người. Mong mọi điều tốt lành luôn đến với mọi người. Cám ơn vì tất cả."
Bên cạnh Huyên, Phòng Công tác Xã hội của Bệnh viện Chợ Rẫy còn có những nhân viên khác đã túc trực từ đầu mùa dịch đến nay để làm cầu nối thân nhân, gia đình và bệnh nhân. Chính sự chia sẻ, lắng nghe, tận tâm của họ đã giúp người nhà bệnh nhân giảm bớt nỗi đau, ổn định tâm lý và nhen lên những hy vọng để vượt qua những thời khắc khó khăn.
Những chuyến xe 0 đồng và bộ quần áo, dép nghĩa tình
Suốt những ngày cuối tháng 7 đến hết tháng 9/2021, trước khu vực cổng Bệnh viện Hồi sức COVID-19 (đường số 400, phường Tân Phú, TP Thủ Đức, TP.HCM) luôn có những chiếc xe chờ sẵn chở các bệnh nhân COVID-19 từng "thập tử nhất sinh" trở về gia đình.
Bước ra khỏi cửa bệnh viện, khuôn mặt các bệnh nhân ai nấy đều rạng rỡ, mắt lấp lánh niềm vui vì đã chiến thắng bạo bệnh. Không những vậy, họ còn cảm thấy hạnh phúc bởi được trở về nhà trên những chuyến xe 0 đồng, cùng những bộ quần áo thơm tho, sạch sẽ được thêu dòng chữ "Bệnh viện Hồi sức COVID-19" với sự phục vụ tận tình, chu đáo.
Niềm vui của những bệnh nhân đó có sự đóng góp, quan tâm to lớn của Ban Giám đốc bệnh viện cũng như cán bộ nhân viên phòng Công tác Xã hội, Bệnh viện Chợ Rẫy.
ThS Lê Minh Hiển - Trưởng phòng Công tác Xã hội Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, theo quy trình của bệnh viện, sau khi bệnh nhân test RT-PCR ổn thì bệnh viện sẽ cho bệnh nhân xuất viện. Phòng Công tác xã hội được biết lịch xuất viện của bệnh nhân trước một ngày và sẽ liên hệ với gia đình để thông báo lịch xuất viện để người thân đến đón bệnh nhân về.
"Tuy nhiên, vào thời điểm cuối tháng 7 đó, khi chúng tôi liên lạc với người nhà bệnh nhân thì hầu hết các gia đình bệnh nhân đều không thể đến đón bệnh nhân xuất viện. Người thì đang ở trong khu cách ly, có gia đình cả nhà đang điều trị mắc COVID-19. Tiếp đến, toàn TP.HCM thực hiện Chỉ thị 16, người nhà các bệnh nhân dù có phương tiện cũng không thể đến được Bệnh viện Hồi sức COVID-19 đón người thân của mình về đoàn tụ.
Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã kiến nghị và đề xuất thực hiện những chuyến xe 0 đồng đưa bệnh nhân về nhà. Từ ngày 30/7/2021, phòng Công tác xã hội Bệnh viện Chợ Rẫy phối hợp cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM, Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM do luật sư Trần Thị Ngọc Nữ kết nối để thực hiện những chuyến xe yêu thương chở bệnh nhân về nhà. Có ngày kỷ lục lên tới 35 bệnh nhân được xuất viện", anh Hiển cho biết.
Theo thống kê, trong suốt khoảng thời gian từ 31/7 đến 31/10/2021, Phòng Công tác Xã hội đã thực hiện được hơn 300 chuyến xe 0 đồng với hơn 1000 bệnh nhân được xuất viện. Và chương trình chỉ kết thúc vào ngày 31/10/2021 không phải vì Phòng Công tác Xã hội không còn khả năng và lực lượng tham gia mà vì từ ngày 1/11/2021, các hoạt động ở TP.HCM trở về trạng thái bình thường mới, thân nhân người bệnh có thể đến đón bệnh nhân về đoàn tụ.
"Việc đưa đón những người được xuất viện như vậy tạo cho người bệnh một niềm tin, sự chia sẻ không chỉ đến từ y bác sĩ, các tình nguyện viên mà còn là của cả cộng đồng dành cho họ. Nó thể hiện nghĩa tình của người dân TP.HCM nói chung và Bệnh viện Chợ Rẫy nói riêng. Với chúng tôi, những người làm trong bệnh viện, cố gắng làm những việc có tên hay không tên, thầm lặng hay không thầm lặng, miễn làm sao người bệnh được xuất viện trong niềm vui của họ. Những nụ cười cùng lời cảm ơn của bệnh nhân chính là những món quà ý nghĩa đối với chúng tôi, khiến chúng tôi thật sự xúc động. Đó là nguồn năng lượng, tiếp sức cho chúng tôi cho đến nay", anh Hiển chia sẻ.
Cũng theo anh Hiển, ngoài những chuyến xe 0 đồng, Bệnh viện Chợ Rẫy cũng cung cấp những bộ quần áo, giày dép cho các bệnh nhân khi xuất viện. Điều này xuất phát từ sự quan tâm của Ban Giám đốc bệnh viện đến người bệnh với nỗi lo lắng rằng những bộ đồ, đôi dép của bệnh nhân ở trong Bệnh viện Hồi sức COVID-19 mang về nhà có thể mang theo virus.
Theo quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn thì những đồ dơ đó sẽ không được mang về nhà, vậy nên Phòng Công tác Xã hội phải thực hiện việc chuẩn bị các bộ quần áo, dép sạch, mới cho các bệnh nhân. Việc làm này bình thường là nhỏ nhặt nhưng trong giai đoạn cả thành phố thực hiện Chỉ thị 16 lại là cả một vấn đề khó khăn, thử thách. Bởi vì thời điểm đó rất khó khăn để mua cũng như đặt các bộ đồ.
Thế nhưng, bằng nỗ lực kết nối với các nhà hảo tâm, tất cả nỗi lo về phương tiện di chuyển cũng như các bộ đồ, dép đã được Phòng Công tác Xã hội chuẩn bị tươm tất. Mỗi bệnh nhân xuất viện sẽ được tặng bộ quần áo mới có logo Bệnh viện Hồi sức COVID-19. Đây là một món quà kỷ niệm những ngày tháng đội ngũ y bác sĩ và người bệnh cùng chiến đấu kiên cường để chiến thắng COVID-19. Trong phần quà xuất viện còn có đôi dép, cây lược, khăn tắm, dầu gội, sữa tắm. Những món đồ tuy nhỏ nhưng nó thể hiện sự quan tâm, chu đáo của bệnh viện dành cho các bệnh nhân.
Chị Phương Lan – chủ cửa hàng quần áo Phương Lan – cho biết: "Tôi rất ngạc nhiên khi anh Hiển, Trưởng Phòng Công tác xã hội liên hệ đặt số lượng lớn quần áo cho những vị khách "đặc biệt" này. Thật sự tôi không ngờ bệnh viện lại chu đáo với bệnh nhân đến vậy. Không chỉ chữa bệnh còn lo cả quần áo, dép cho bệnh nhân khi xuất viện".
Thực tế cho thấy, bằng những việc làm nhân văn thầm lặng, không ồn ào, Phòng Công tác Xã hội, Bệnh viện Chợ Rẫy đã cùng các y bác sĩ, tình nguyện viên viết nên nên câu chuyện đẹp đi qua mùa "bão dữ" trong những ngày lịch sử dịch bệnh năm qua. Họ không ngại khó, ngại khổ, kiên trì và bền bỉ hỗ trợ chăm sóc các bệnh nhân mắc COVID-19 cùng các y bác sĩ. Đó là hạnh phúc được cống hiến, được sống đẹp của tập thể nghĩa tình và nhân ái.
Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn
Y tế - 3 giờ trướcDo mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện
Y tế - 1 ngày trướcSau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.
Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.
Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'
Y tế - 2 ngày trướcNam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.
Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn
Y tế - 2 ngày trướcTrong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.
Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.
Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.
Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm
Y tế - 2 ngày trướcNam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.
Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.
Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.
Người phụ nữ 50 tuổi ở Hà Nội đeo hậu môn nhân tạo suốt 9 năm do thói quen nhiều người hay mắc phải
Y tếGĐXH - Bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Hà Đông trong tình trạng đau bụng cơn vùng hố chậu phải, bí trung đại tiện, khối vùng hậu môn nhân tạo loét sùi, có mùi hôi, chảy dịch.