Sản phụ 130kg mắc loại bệnh 'ám ảnh bác sĩ' khi sinh con lần 4
Mang thai lần thứ 4, chị T.B nặng tới 130kg, chẩn đoán bị rau cài răng lược, một trong những bệnh lý rất nguy hiểm ám ảnh bác sĩ sản khoa bởi đe dọa tính mạng sản phụ và thai nhi.
Chị T.B, 33 tuổi, quê Hà Nam. Ở lần mang thai con thứ 4, chị theo dõi thai kỳ tại cơ sở y tế tư nhân. Ở tuần thai thứ 32, các bác sĩ nghi ngờ chị có rau cài răng lược nhưng chỉ theo dõi, không tư vấn gì thêm.
Đến tuần 36, chị tới Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội làm hồ sơ sinh, được chẩn đoán rau cài răng lược thể Percreta. Bệnh tiến triển xấu, sản phụ được chỉ định nhập Khoa Sản bệnh (A4).
Sau hội chẩn, các bác sĩ nhận định tuần 37 là thời điểm thích hợp mổ lấy thai chủ động để đảm bảo an toàn cho cả sản phụ và thai nhi.
Ca mổ diễn ra khó khăn do tử cung dính vào thành bụng trước, khi ê-kíp gỡ dính tử cung thấy tử cung tăng sinh rất nhiều mạch máu, rau đẩy lồi đoạn dưới tử cung, tiên lượng chảy máu nhiều.
Ca phẫu thuật thành công, các bác sĩ đón bé trai nặng 3,6kg. Sản phụ được cắt tử cung bán phần để lại 2 phần phụ. Sau phẫu thuật, tình trạng của mẹ và bé đều ổn định.
Rau cài răng lược là một trong những bệnh lý nguy hiểm ám ảnh bác sĩ sản. Tình trạng này xảy ra khi các gai rau bám đến lớp cơ tử cung, hoặc đâm xuyên qua thành tử cung. Bình thường sau khi sinh, bánh rau sẽ tự tách rời khỏi thành tử cung và được đưa ra ngoài, nhưng khi bị rau cài răng lược, bánh rau không thể bong.
Việc bóc bánh rau trong trường hợp này có thể gây chảy máu số lượng lớn. Đây là nguyên nhân gây ra các tình trạng băng huyết sau sinh, rối loạn đông cầm máu, nguy cơ tổn thương hệ tiết niệu rất cao. Đó là biến cố rất nguy hiểm đối với sản phụ bởi có thể đe dọa trực tiếp tính mạng mẹ và bé.
Nếu rau cài đến bàng quang hay trực tràng, sản phụ có thể phải cắt bỏ 1 phần bàng quang hay trực tràng mới cầm máu được. Một số người phải cắt bỏ tử cung, thậm chí có sản phụ tử vong trên bàn mổ do mất máu cấp tính khi phẫu thuật rau cài răng lược.
Tai biến sản khoa này dễ xảy ra ở các mẹ bầu bị rau thai tiền đạo, đẻ nhiều lần, từng nạo hút thai, mang bầu khi ngoài tuổi 35, thói quen hút thuốc, u xơ tử cung,...
Các bác sĩ khuyến cáo để tránh các tai biến sản khoa nguy hiểm do rau cài răng lược, thai phụ nên thăm khám và quản lý thai chặt chẽ tại các bệnh viện chuyên ngành.
Tăng cân khi mang thai là bình thường, điều quan trọng là phải cân bằng giữa tăng cân tổng thể và chỉ số khối cơ thể (BMI), theo số đo trước khi mang thai.
Thông thường, trong một kỳ mang thai bà mẹ tăng 10-12kg bao gồm bào thai, rau thai, nước ối, máu, dịch mô, tử cung, vú. Tăng cân quá nhiều dễ dẫn đến nguy cơ thai phụ bị tiền sản giật, đái tháo đường thai kỳ, tăng tỷ lệ sinh non, sinh mổ. Tăng cân quá ít dễ gây ra tình trạng thai nhi chậm tăng trưởng trong tử cung, thai bị suy dinh dưỡng, tăng nguy cơ sinh non.

Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?
Dân số và phát triển - 6 giờ trướcGiang mai bẩm sinh là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng xảy ra khi một người mẹ mắc bệnh giang mai truyền bệnh cho con trong quá trình mang thai hoặc khi sinh.

Muốn "yêu" hết mình nhưng vẫn tránh thai an toàn, nàng đã biết đến biện pháp này chưa?
Dân số và phát triển - 23 giờ trước"Chuyện yêu" cũng giống như chất xúc tác - giúp các cặp đôi gắn kết sâu sắc hơn, tạo điều kiện cho tình yêu thêm bền chặt và thăng hoa. Tuy nhiên, giữa thời điểm tuổi trẻ vẫn còn mải mê chạy theo đam mê và chưa nghĩ đến trách nhiệm, câu hỏi lớn đặt ra cho các bạn nữ là: "Nàng đã biết cách "yêu" an toàn mà không phải lo lắng về những rủi ro ngoài ý muốn?".

Chế độ dinh dưỡng tốt cho nam giới bị liệt dương
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcChế độ dinh dưỡng lành mạnh rất quan trọng với người bị liệt dương, giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường sức khỏe tim mạch và hỗ trợ sản xuất testosterone, tất cả đều cần thiết đối với chức năng cương dương.

Bộ Y tế trả lời kiến nghị tăng cường chính sách hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcTheo Dữ liệu dân cư quốc gia, cả nước hiện có khoảng 16,1 triệu người cao tuổi, chiếm trên 16% dân số. Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất Châu Á, thời gian chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang dân số già là 17 - 20 năm, ngắn hơn so với nhiều nước khác...

Người phụ nữ 29 tuổi bị que tránh thai lạc sâu vào cánh tay
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcGĐXH - Chị Vân, 29 tuổi, đi tháo que tránh thai, bất ngờ phát hiện que cấy 3 năm trước lạc sâu vào bắp tay, phải nhập viện phẫu thuật.

Cụ bà 100 tuổi đi lại sau một mũi tiêm khớp tại bệnh viện
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcGĐXH - Điều kỳ diệu đến chỉ sau 2–3 ngày kể từ mũi tiêm đầu tiên, cụ đã tự dậy, rửa mặt, ăn uống và đi lại nhẹ nhàng sau khi bị mất hoàn toàn khả năng vận động.

8 nguyên nhân tiềm ẩn gây đau núm vú và cách điều trị
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcCó nhiều nguyên nhân gây đau núm vú, trong đó một số nguyên nhân đơn giản nhưng cũng có những tình trạng nghiêm trọng tiềm ẩn cần lưu ý.

Độ tuổi lớn nhất mà phụ nữ có thể mang thai tự nhiên là bao nhiêu?
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcNhiều phụ nữ lớn tuổi có mong muốn sinh con bằng phương pháp mang thai tự nhiên, vậy cơ hội và rủi ro là gì?

Sự thật bất ngờ: Đàn ông có tinh trùng khỏe mạnh sống thọ hơn
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcMột nghiên cứu mới cho thấy, những người đàn ông có tinh trùng khỏe và bơi nhanh không chỉ có khả năng sinh sản tốt hơn mà còn sống thọ hơn.

Rối loạn cương dương bắt đầu ở độ tuổi nào, có chữa khỏi không?
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcNhiều nam giới lo lắng về vấn đề rối loạn cương dương do những năm gần đây, tình trạng này đang có xu hướng trẻ hóa.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.