Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sản phụ nào không được gây tê tủy sống khi mổ đẻ?

Thứ sáu, 08:00 07/07/2017 | Y tế

GiadinhNet - “Hiện nay, không chỉ riêng Việt Nam mà hầu hết các nước trên thế giới đều dùng phương pháp gây tê tủy sống khi mổ lấy thai (mổ bắt con). Tỷ lệ này chiếm đến hơn 95%. Gần 5% còn lại là những trường hợp đặc biệt, có nguy cơ xảy ra tai biến cao phải dùng phương pháp gây mê toàn thân”, GS.TS Nguyễn Viết Tiến - Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.

Các thai phụ nên tuân theo chỉ định của bác sĩ để việc sinh nở diễn ra tốt nhất. Ảnh: Chí Cường
Các thai phụ nên tuân theo chỉ định của bác sĩ để việc sinh nở diễn ra tốt nhất. Ảnh: Chí Cường

Không áp dụng khi sản phụ có nguy cơ tai biến cao

Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị các đơn vị y tế trên toàn quốc có triển khai phương pháp phẫu thuật mổ lấy thai áp dụng phương pháp gây mê nội khí quản đối với những sản phụ có nguy cơ gặp tai biến cao; không được thực hiện phương pháp gây tê tủy sống nhằm giảm nguy cơ xảy ra biến chứng với sản phụ đẻ mổ. Thông tin này đã thu hút sự quan tâm của các sản phụ.

Để làm “sáng tỏ” vấn đề trên, chiều 4/7, trả lời chính thức báo chí, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho biết: Trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã thực hiện tốt các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ và được thế giới ghi nhận, đánh giá rất cao, nhất là trong việc giảm tỷ lệ tử vong mẹ. Năm 2015, theo thống kê, Việt Nam chỉ còn 54 bà mẹ tử vong/100.000 trẻ sơ sinh sống sinh ra (mức cho phép của Tổ chức Y tế thế giới là 58 trường hợp mẹ tử vong/100.000 trẻ sơ sinh sống).

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến, trong y tế, dù tử vong một trường hợp thôi cũng là nỗi đau xót lớn đối với đội ngũ các y, bác sĩ. Do đó, nhiệm vụ của những người làm công tác y tế là phải làm sao để hạn chế tới mức tối đa tỷ lệ tử vong của bà mẹ trong khi sinh. Đây chính là lý do Bộ Y tế ban hành văn bản chỉ đạo các cơ sở y tế, cơ sở sản khoa cần lưu ý trong việc lựa chọn phương pháp sinh nở cho các sản phụ.

Theo đó, nếu sản phụ nằm trong trường hợp dễ xảy ra tai biến như: Rau bong non, rau tiền đạo chảy máu nhiều, sản giật, tiền sản giật hoặc những sản phụ bị rối loạn nặng các cơ quan chức năng trong cơ thể thì phải gây mê toàn thân cho sản phụ để đảm bảo an toàn. Còn đại đa số các trường hợp khác mà tình trạng của mẹ bình thường thì vẫn gây tê tủy sống để mổ lấy thai.

Với những trường hợp dễ xảy ra tai biến kể trên mà vẫn cố áp dụng gây tê tủy sống thì sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và con như gây chảy máu, tụt huyết áp nặng, ngừng tuần hoàn, ngừng tim. Nếu không được xử lý kịp thời sẽ phải trả cái giá rất đắt là người mẹ có thể tử vong.

Thứ trưởng Bộ Y tế cũng cho biết, đã từng có một số trường hợp gặp biến chứng, do phương pháp gây tê tủy sống khi mổ lấy thai cho những sản phụ có nguy cơ tai biến cao. Khi xảy ra sự cố thì ngay cả ở những bệnh viện tuyến Trung ương với những máy móc, thiết bị hiện đại đôi khi còn xử lý không kịp, huống chi những bệnh viện tuyến dưới.

Chính vì lẽ đó, công văn của Bộ Y tế không phải là cấm hoàn toàn việc thực hiện gây tê tủy sống khi sinh mổ mà chỉ mang tính chất nhắc nhở các cơ sở y tế, đặc biệt là ở tuyến cơ sở về việc không thực hiện phương pháp này trong một số trường hợp sản phụ dễ có nguy cơ xảy ra tai biến cao để hạn chế đến mức tối đa tỷ lệ tử vong bà mẹ trong khi sinh.

95% sử dụng phương pháp gây tê tủy sống khi mổ đẻ

Trước câu hỏi về những lợi ích cũng như mặt hạn chế của phương pháp gây tê tủy sống khi mổ lấy thai, Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến cho biết: Trước đây, phương pháp gây tê tủy sống cũng để lại những di chứng nhất định như buồn nôn, đau đầu. Tuy nhiên, khi đó khoa học chưa phát triển, để áp dụng phương pháp này, các bác sĩ phải dùng kim loại to để thực hiện. Nhưng đến hiện tại, việc dùng kim nhỏ thay thế đã hạn chế đến mức tối đa những di chứng đó, hay nói cách khác, kỹ thuật gây tê tủy sống khi mổ đẻ hiện nay để lại rất ít di chứng cho các sản phụ.

“Đó chính là lý do hiện nay, không phải chỉ riêng Việt Nam mà hầu hết các nước trên thế giới đều dùng phương pháp gây tê tủy sống khi mổ lấy thai. Tỷ lệ này chiếm đến hơn 95%. Gần 5% còn lại là những trường hợp đặc biệt, có nguy cơ xảy ra tai biến cao, phải dùng phương pháp gây mê toàn thân”, Thứ trưởng Tiến nhấn mạnh.

Gây mê toàn thân (gây mê nội khí quản) thường được áp dụng trong các trường hợp bệnh nhân nặng, bệnh nhân có nguy cơ tai biến cao vì khi đó, hệ số an toàn cho người bệnh sẽ cao hơn gây tê tủy sống. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp bệnh nhân nặng nhưng lại có vấn đề chống chỉ định với gây mê toàn thân, chẳng hạn như bệnh nhân ăn quá no, không tiến hành gây mê được. Trong trường hợp khẩn cấp, các bác sĩ sẽ phải tiến hành hút hết thức ăn ra ngoài, sau đó mới thực hiện gây mê cho người bệnh và tiến hành phẫu thuật.

Thắc mắc về việc một số sản phụ đã từng áp dụng phương pháp gây tê tủy sống sau khi mổ đẻ bị di chứng đau lưng sau khi sinh, Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến cho rằng, con số này thực chất rất ít. Đó có thể là do bệnh nhân đó đã từng có tiền sử bị đau lưng trước khi mang thai hoặc bị một số bệnh lý khác liên quan chứ không nên “đổ” tại kỹ thuật gây tê tủy sống. Thực chất, theo Thứ trưởng Bộ Y tế, ngay cả những sản phụ sinh thường vẫn có nguy cơ xảy ra tình trạng liệt hoặc rối loạn tâm thần sau sinh. Nguyên nhân là do những trường hợp đó đã tiềm ẩn bệnh trong cơ thể. Sau một cuộc đẻ nếu bị mất sức quá nhiều, tuần hoàn máu kém, stress thì những nguy cơ ấy sẽ phát triển thành bệnh.

Để có một cuộc đẻ an toàn, GS.TS Nguyễn Viết Tiến khuyến cáo, các thai phụ không nên tự lựa chọn phương pháp sinh nở mà phải tham khảo ý kiến của các bác sĩ, các nhà chuyên môn trong việc lựa chọn hình thức sinh nở. Vì trong quá trình theo dõi thai nghén, các bác sĩ sẽ nắm được tình hình sức khỏe của thai phụ, từ đó đưa ra phương pháp sinh hợp lý nhất. Trong trường hợp xảy ra sự cố bất ngờ, các bác sĩ sẽ có chỉ định việc mổ lấy thai, còn lại đều có thể yên tâm sinh con một cách tự nhiên.

Quan niệm sai lầm về mổ đẻ

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho biết, một số bà mẹ cho rằng mổ đẻ con sẽ khỏe mạnh hơn so với sinh thường, hay thậm chí, nhiều gia đình còn chọn “giờ đẹp” cho con chào đời với hy vọng đứa trẻ sau này sẽ thông minh, thành tài là những quan niệm hoàn toàn sai lầm và phi lý. Vì khi sinh mổ, nhất là khi đứa trẻ chưa “sẵn sàng” ra đời, nhiều trẻ vẫn còn tồn dư dịch ối trong phổi. Điều này sẽ tăng nguy cơ khiến trẻ bị ngạt sau khi sinh hoặc mắc các bệnh về đường hô hấp sau này. Còn khi sinh thường, đứa trẻ được trải qua quá trình chuyển dạ tự nhiên của người mẹ sẽ ép những dịch ối còn sót lại trong đường hô hấp, trong phổi của đứa trẻ ra ngoài giúp trẻ ít mắc các bệnh đường hô hấp.

Mai Thùy

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tự mua thuốc cảm, giảm đau về uống, người phụ nữ phải nhập viện cấp cứu

Tự mua thuốc cảm, giảm đau về uống, người phụ nữ phải nhập viện cấp cứu

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng dị ứng nặng với các triệu chứng phù nề, ngứa ngáy, đau rát nghiêm trọng toàn thân, ảnh hưởng lớn đến ăn uống và sinh hoạt.

Không còn phải ra Hà Nội, bệnh nhi tan máu bẩm sinh ở
Nghệ An được điều trị ngay tại quê nhà

Không còn phải ra Hà Nội, bệnh nhi tan máu bẩm sinh ở Nghệ An được điều trị ngay tại quê nhà

Y tế - 1 ngày trước

Phương pháp truyền thải sắt hiện đang được triển khai tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, bước đầu ghi nhận hiệu quả tích cực, giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe nhanh chóng, giảm thiểu tác dụng phụ so với các phương pháp điều trị thông thường.

Sở Y tế Hoà Bình thông tin về ca bệnh dại tử vong

Sở Y tế Hoà Bình thông tin về ca bệnh dại tử vong

Y tế - 1 ngày trước

Tin từ Sở Y tế Hòa Bình, sau khi nhận được báo cáo về tình hình bệnh dại trên địa bàn xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy và trường hợp tử vong do mắc bệnh dại tại xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy. Ngành Y tế Hòa Bình có khuyến cáo.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

Y tế - 5 ngày trước

Hai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 1 tuần trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 1 tuần trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Top