Sáng 14/3: Hơn 3,16 triệu người mắc COVID-19 đã khỏi; Trung bình số F0 mới tuần qua là 162.819 ca/ngày
Bộ Y tế cho biết, đến nay hơn 3,16 triệu người mắc COVID-19 tại Việt Nam khỏi; Trung bình số F0 mới tuần qua là 162.819 ca/ngày; Hà Nôi trở thành địa phương có số mắc COVID-19 trong đợt dịch thứ 4 nhiều nhất cả nước...
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 6.112.648 ca mắc COVID-19, đứng thứ 20/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 130/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 61.879 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 6.105.041 ca, trong đó có 3.160.754 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (808.384), TP. Hồ Chí Minh (568.772), Bình Dương (339.051), Bắc Ninh (224.142), Nghệ An (216.172).
Tổng số ca được điều trị khỏi: 3.163.571 ca

Trung bình số ca mắc COVID-19 mới tuần qua là 162.819 ca/ngày
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 162.819 ca/ngày.
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.107 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 3.243 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 427 ca; Thở máy không xâm lấn: 117 ca; Thở máy xâm lấn: 316 ca - ECMO: 4 ca
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua là 82 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 41.385 ca, chiếm tỷ lệ 0,7% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm: Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 35.584.903 mẫu tương đương 81.481.599 lượt người, tăng 226.828 mẫu so với ngày trước đó.
Tình hình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19
Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 200.179.247 liều, trong đó:
+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 183.133.205 liều: Mũi 1 là 70.911.338 liều; Mũi 2 là 67.810.841 liều; Mũi 3 là 1.493.137 liều; Mũi bổ sung là 14.459.451 liều; Mũi nhắc lại là 28.458.438 liều.
+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.046.042 liều: Mũi 1 là 8.748.687 liều; Mũi 2 là 8.297.355 liều.
Ca mắc mới COVID-19 của Hà Nội có dấu hiệu chững lại?
Tính từ 16h ngày 12/3 đến 16h ngày 13/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 166.968 ca nhiễm mới tại 62 tỉnh, thành phố (có 100.536 ca trong cộng đồng).
Hà Nội vẫn là địa phương có số mắc cao nhất với 29.269 ca- giảm so với ngà trước đó; tiếp đến là Nghệ An 10.243 ca, Đắk Lắk ở vị trí thứ 3 với 7.569 ca, Phú Thọ là 6.534 ca, Bắc Ninh 6.417 ca.
Ngoài ra có 42 tỉnh, thành phố khác ghi nhận số ca mắc mới từ 1.000- hơn 4.000 ca/ ngày.
Tại Hà Nội, các địa bàn đã quản lý F0 thông qua tổ COVID cộng đồng tại các tổ dân phố bằng việc lập nhóm Zalo để hỗ trợ tư vấn điều trị, xác nhận thủ tục cách ly và khỏi bệnh; người dân có thể tự test nhanh tại nhà và gửi hình ảnh hoặc video kết quả đến nhóm quản lý F0 để được xác nhận; hay F0 khai báo thông tin trực tuyến qua các hệ thống như: chamsocsuckhoe. hanoi.gov.vn hay trang chamsocsuckhoe.yte.360.com được quản lý điều trị.
Về điều trị người bệnh COVID-19, Hà Nội cũng triển khai tổng đài điện thoại 1022, huy động lực lượng mạng lưới Thầy thuốc đồng hành cùng tham gia để hỗ trợ chăm sóc, tư vấn cho F0 điều trị tại nhà…
Cập nhật thông tin về phòng chống dịch tại một số địa phương
TP HCM đã bố trí, sắp xếp lại đối với các cơ sở thu dung, điều trị ở tại các quận huyện, khu chế xuất, khu công nghiệp, các bệnh viện, khi cần có thể kích hoạt và các đơn vị hoạt động trong vòng 24 giờ.
TP HCM cũng tiếp tục thực hiện chiến dịch bảo vệ người có nguy cơ cao; chiến dịch "đi từng ngõ, gõ từng nhà" cập nhật người thuộc nhóm nguy cơ, thực hiện xét nghiệm tầm soát để kịp thời phát hiện F0, từ đó chủ động điều trị; đồng thời, phát hiện những trường hợp chưa tiêm vaccine để vận động người dân tiếp tục tiêm.
Để hạn chế nguy cơ lây lan từ trẻ mắc COVID-19 sang những người thuộc nhóm nguy cơ, Sở Y tế thành phố có hướng dẫn chăm sóc F0 tại nhà. Với những gia đình không đủ điều kiện cách ly trẻ, gia đình có người thuộc nhóm nguy cơ sẽ cho trẻ nhập viện điều trị.
Đồng thời TP HCM cũng yêu cầu các BV chuyên khoa Nhi dành 30-50% giường bệnh để sẵn sàng điều trị bệnh nhân COVID-19.
Hải Phòng vừa ban hành văn bản chỉ đạo thực hiện công tác kiểm dịch y tế phòng, chống dịch COVID-19 tại cảng biển Hải Phòng, cụ thể yêu cầu thực hiện khai báo y tế hàng hải trước 24 giờ theo quy định tại nghị định 89 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới.
Trường hợp thuyền viên trên tàu có các triệu chứng của bệnh truyền nhiễm nhóm A, bệnh COVID-19, sốt, ho, đau rát họng, khó thở và các biểu hiện lâm sàng của bệnh truyền nhiễm nguy hiểm…, Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế sẽ thực hiện công tác kiểm dịch y tế tại vị trí đón trả hoa tiêu Hòn Dáu.
Trường hợp thuyền viên không có biểu hiện của bệnh truyền nhiễm nhóm A, bệnh COVID-19; tàu được phép cập cảng để thực hiện công tác kiểm dịch y tế, tàu sẽ được phun khử trùng trước khi vào làm hàng, thuyền viên trên tàu cách ly tại tàu bảo đảm công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định.
Tại Hưng Yên, từ ngày 15/3, tỉnh đồng ý chủ trương mở lại hoạt động gồm: dịch vụ karaoke, massage, quán bar, vũ trường, games, rạp chiếu phim, gym, yoga, spa, cơ sở làm đẹp, cơ sở cắt tóc gội đầu, các dịch vụ ăn, uống (trừ ăn, uống vỉa hè).
Tỉnh cũng cho phép các địa phương và người dân được tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, đám hiếu, đám cưới, đám hỏi; các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng được hoạt động trở lại. Các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở kinh doanh dịch vụ chịu trách nhiệm về việc tiếp nhận người lao động trở lại làm việc; tổ chức thực hiện nghiêm quy định phòng, chống dịch tại cơ quan, đơn vị theo hướng dẫn của ngành y tế
Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 14/3 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên toàn cầu đã lên tới 458.113.472 ca, trong đó có 6.066.493 người tử vong.
Các nước cũng ghi nhận trên 390 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 63 triệu ca và trên 60.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 13/3, thế giới có 62 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới.
Trong 1 ngày qua, Hàn Quốc là nước có số ca mắc mới cao nhất (trên 350.000 ca), trong khi Nga là quốc gia có số ca tử vong mới cao nhất thế giới với xấp xỉ 640 ca.
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính đến hết ngày 13/3, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận tổng số ca bệnh trên 24 triệu trường hợp mắc COVID-19 và 371.738 ca tử vong.

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát kê đơn thuốc, sữa, TPCN
Y tế - 16 giờ trướcNgày 20/4, Bộ Y tế ban hành văn bản yêu cầu các bệnh viện trực thuộc Bộ, Sở Y tế các tỉnh, thanhf phố trực thuộc Trung ương tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện quy định về kê đơn thuốc, sữa, TPCN trong khám, chữa bệnh.

Ứng dụng công nghệ phổ và AI dự đoán chính xác bệnh lý tim mạch, ung bướu và đột quỵ
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa đưa vào sử dụng hệ thống CT phổ của Philips ứng dụng AI, giúp chẩn đoán chính xác các bệnh lý tim mạch, ung bướu, đột quỵ…

Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn cứu thành công sản phụ sinh non, nguy kịch
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn vừa cấp cứu sản phụ sinh non, nguy kịch do sau đẻ, rau không bong và xuất hiện tình trạng chảy máu nhiều, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng.

Cục Quản lý Dược chỉ cách người dân tự nhận biết thuốc giả, thuốc thật
Y tế - 3 ngày trướcLãnh đạo Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa cho biết, người dân, doanh nghiệp có thể tự tra cứu sản phẩm thuốc tân dược qua Cổng dịch vụ công: https://dichvucong.dav.gov.vn/congbothuoc.

Đặt thành công máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100
Y tế - 3 ngày trướcBệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công hai ca đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100.

Hà Nội: Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở bụi chuối, trên người nhiều vết xước và côn trùng đốt
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Ngay khi phát hiện, người dân địa phương đã đưa trẻ vào trạm y tế trong tình trạng tỉnh, khóc to, hạ nhiệt độ, trên người nhiều vết trầy xước và côn trùng đốt, rốn còn tươi.

Bị kỳ thị về ngoại hình, người phụ nữ rơi vào trầm cảm
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Cân nặng "quá khổ" không chỉ gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày mà còn khiến D luôn tự ti vì bị kỳ thị về ngoại hình, thậm chí có ý nghĩ tự tử.

Hiếm gặp: Phát hiện ký sinh trùng dài gần 10cm trong mắt của bệnh nhân nữ
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nếu bệnh nhân không được phát hiện và xử trí kịp thời, ký sinh trùng có thể gây viêm nhiễm kéo dài, tổn thương giác mạc, suy giảm thị lực, thậm chí dẫn đến mù lòa.

Mắc tay chân miệng, bé gái 14 tháng tuổi ở Hà Nội phải lọc máu liên tục
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhi được đưa đến viện trong tình trạng có nhiều vết loét trong vòm họng, nốt phỏng nước rải rác vùng mông kèm tình trạng suy hô hấp, suy tuần hoàn.

Người đàn ông 49 tuổi nguy kịch, tiên lượng tử vong sau khi ăn lòng lợn
Y tế - 6 ngày trướcGĐXH - Sau 1 tuần ăn lòng lợn, ông L. đột ngột sốt cao tới 40 độ C, rét run, đau bụng dữ dội, đi ngoài phân lỏng 8 lần trong ngày, nhức mỏi toàn thân, huyết áp tụt mạnh.

Người đàn ông 49 tuổi nguy kịch, tiên lượng tử vong sau khi ăn lòng lợn
Y tếGĐXH - Sau 1 tuần ăn lòng lợn, ông L. đột ngột sốt cao tới 40 độ C, rét run, đau bụng dữ dội, đi ngoài phân lỏng 8 lần trong ngày, nhức mỏi toàn thân, huyết áp tụt mạnh.