Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sáng 16/3: Số ca COVID-19 mới trung bình 7 ngày qua là 166.671 F0/ngày; hơn 3,38 triệu người khỏi bệnh

Thứ tư, 08:21 16/03/2022 | Y tế

Bộ Y tế cho biết đến nay hơn 3,38 triệu người mắc COVID-19 tại Việt Nam đã khỏi bệnh; trong số các F0 đang điều trị có 4.269 ca nặng; Trung bình số ca nhiễm mới trong 07 ngày qua: 166.671 ca/ngày; số trường hợp tử vong giảm

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 6.552.918 ca mắc COVID-19, đứng thứ 20/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 130/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 66.309 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 6.545.284 ca, trong đó có 3.380.325 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

 Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (864.925), TP. Hồ Chí Minh (573.177), Bình Dương (344.034), Bắc Ninh (236.620), Nghệ An (237.313).

 - Ảnh 1.

Tổng số ca được điều trị khỏi: 3.383.142 ca

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 166.671 ca/ngày.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.269 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 3.358 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 455 ca; Thở máy không xâm lấn: 116 ca; Thở máy xâm lấn: 335 ca; ECMO: 5 ca

 Số bệnh nhân tử vong: Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 81 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 41.477 ca, chiếm tỷ lệ 0,7% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Tình hình xét nghiệm: Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 35.978.996 mẫu tương đương 81.695.059 lượt người, tăng 201.550 mẫu so với ngày trước đó.

Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19

Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 200.516.229 liều, trong đó:

+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 183.467.186 liều: Mũi 1 là 70.914.086 liều; Mũi 2 là 67.825.981 liều; Mũi 3 là 1.493.227 liều; Mũi bổ sung là 14.542.915 liều; Mũi nhắc lại là 28.690.977liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.049.043 liều: Mũi 1 là 8.750.408 liều; Mũi 2 là 8.298.635 liều

 45 tỉnh, thành phố ghi nhận ca mắc COVID-19 mới từ 1.000- gần 27.000 ca/ ngày

Ngày 15/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 175.480 ca mắc COVID-19 mới, tăng 14.221 ca so với ngày trước đó tại 63 tỉnh, thành phố (có 128.256 ca trong cộng đồng).

5 tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh nhiều nhất là: Hà Nội (26.708), Nghệ An (10.752), Phú Thọ (9.062), Hải Dương (5.464) và Bắc Ninh (5.007). Ngoài ra có 40 tỉnh, thành phố khác có ca mắc từ 1.000- 4.000 ca;

Về tình hình phòng chống dịch của Hà Nội  cho thấy số ca mắc COVID-19 mới được ghi nhận tại Hà Nội trong những ngày gần đây đã có dấu hiệu hạ nhiệt, đồng thời số ca tăng nặng phải nhập viện, số tử vong cũng có chiều hướng giảm. Hiện hơn 80% người từ 18 tuổi trở lên ở Hà Nội đã được tiêm vaccine COVID-19 mũi nhắc lại. Hà Nội phấn đấu hết tháng 3/2022 sẽ hoàn thành mục tiêu này.

Cũng trong ngày 15/3, Hà Nội có văn bản về việc triển khai thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và mở cửa lại các hoạt động du lịch trong tình hình mới trên địa bàn thành phố, cho phép các cơ sở kinh doanh dịch vụ, nhà hàng, quán ăn, uống được hoạt động bình thường, không phải đóng cửa trước 21h hằng ngày.

 Đảm bảo cung cấp trang thiết bị y tế, kit test nhanh phục vụ phòng, chống dịch COVID-19

Ngày 15/3, UBND TP HCM có văn bản gửi các sở ngành, quận huyện yêu cầu đảm bảo cung cấp trang thiết bị y tế, test nhanh phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19. 

Theo đó, UBND TP HCM giao Thanh tra Sở Y tế, Sở Công thương, Sở Tài chính, Công an TP, Cục Quản lý thị trường và các quận huyện tăng cường thanh tra, kiểm tra chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả theo quy định của Bộ Y tế. 

Đồng thời, kiểm tra việc niêm yết giá bán và bán đúng giá niêm yết; ngăn chặn các hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm trang thiết bị y tế, nhất là test nhanh để đầu cơ, găm hàng hoặc lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bán, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. 

Bên cạnh đó, Sở Y tế có nhiệm vụ giao cho các bệnh viện, trạm y tế, nhà thuốc, đại lý bán lẻ thực hiện niêm yết giá xét nghiệm; đảm bảo chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, phối hợp với Sở Thông tin và truyền thông đăng tải giá trúng thầu bộ xét nghiệm SARS-CoV-2 tại địa phương. Đồng thời, công khai danh sách các trang thiết bị y tế đã bị thu hồi số lưu hành, giấy phép nhập khẩu trên Cổng thông tin điện tử TP và các cơ quan truyền thông. 

UBND TP cũng giao Sở Công thương xem xét tháo gỡ khó khăn trong việc nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất test nhanh COVID-19. Các đơn vị sản xuất, nhập khẩu trang thiết bị y tế chủ động tăng cường hoạt động sản xuất, kinh doanh đáp ứng nhu cầu sử dụng trang thiết bị y tế phòng, chống dịch COVID-19 và đảm bảo bình ổn giá trang thiết bị theo chỉ đạo của Bộ Y tế và của UBND TP.

Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 16/3 (theo giờ VN), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 461.323.459 ca mắc COVID-19, trong đó có 6.071.767 ca tử vong.

Số bệnh nhân bình phục đã đạt 394.537.725 người, 60.713.967 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 654.482 ca nguy kịch.

Số ca mắc mới trong 24 giờ qua là 1.550.198 và 4.173 ca tử vong. Hàn Quốc dẫn đầu thế giới về ca mắc mới với 362.328 ca; Đức đứng thứ hai với 225.387 ca. Mỹ đứng đầu về số ca tử vong mới, với 594 người chết trong ngày; tiếp theo là Nga 558 ca và Hàn Quốc với 293 ca.

Nước Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Tổng số ca COVID-19 tại Mỹ đến nay là 81.231.406 người, trong đó có 991.684 ca tử vong. Ấn Độ đứng thứ hai thế giới, ghi nhận tổng cộng 42.998.646 ca nhiễm, bao gồm 516.103 ca tử vong. Brazil xếp thứ ba với 29.432.157 ca bệnh và 655.585 ca tử vong.

Châu Âu là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với trên 166,45 triệu ca mắc, tiếp đến là châu Á với gần 127,8 triệu ca. Bắc Mỹ ghi nhận trên 95,77 triệu ca, Nam Mỹ là trên 55,34 triệu ca, tiếp đến là châu Phi 11,63 triệu ca và châu Đại Dương trên 4,31 triệu ca.

Thái Bình
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động

Sống khỏe - 12 giờ trước

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật cố định cột sống bằng vít qua cuống cho bệnh nhân nam, bị chấn thương do cây dừa đè lên vùng lưng trong một vụ tai nạn lao động.

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư

Y tế - 14 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân đến viện trong tình trạng khối u lan khắp mặt trước cổ tay, kéo dài ra hai bên, tiến sát khuỷu tay, với kích thước khoảng 12 - 13 cm chiều dài, gần 8 cm chiều ngang và độ dày 5 - 7 cm.

Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả

Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả

Y tế - 17 giờ trước

Từ ngày 1/7, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024 có hiệu lực thì phạm vi được hưởng quyền lợi khám chữa bệnh của người tham gia BHYT mở rộng hơn.

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả

Y tế - 1 ngày trước

Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm việc buôn bán, kinh doanh thuốc giả...

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan

Y tế - 2 ngày trước

Gan nhiễm mỡ tưởng lành tính nhưng có thể tiến triển âm thầm thành ung thư gan, thậm chí ngay từ giai đoạn đầu.

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt

Y tế - 2 ngày trước

Ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh hay nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính khác. Khi họ đi khám, bệnh đã tiến triển.

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Ngày 16/5/2025, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức Lễ đón nhận chứng chỉ chất lượng ISO 15189:2022, đánh dấu bước ngoặt khi trở thành đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế lĩnh vực Chẩn đoán hình ảnh.

Quyết định của bác sĩ cứu chàng trai 'vô danh, ví rỗng'

Quyết định của bác sĩ cứu chàng trai 'vô danh, ví rỗng'

Y tế - 2 ngày trước

Nam thanh niên được người đi đường đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, dập não. Các bác sĩ đã nhanh chóng can thiệp cho bệnh nhân không có giấy tờ tùy thân, không có tiền còn điện thoại dập nát.

Hai sinh viên vào cấp cứu với hàng chục vết dao đâm

Hai sinh viên vào cấp cứu với hàng chục vết dao đâm

Y tế - 3 ngày trước

Hai sinh viên ở TPHCM được đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch với hàng chục vết thương khắp cơ thể. Ê-kíp cấp cứu đã bật báo động đỏ nội viện mổ ngay trong đêm.

Bước tiến quan trọng trong ứng dụng công nghệ 3D vào nghiên cứu, thực hành y khoa

Bước tiến quan trọng trong ứng dụng công nghệ 3D vào nghiên cứu, thực hành y khoa

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Hội Công nghệ 3D Y học Việt Nam được thành lập với sứ mệnh kết nối giới y khoa, kỹ sư, nhà nghiên cứu và doanh nghiệp công nghệ.

Top