Sáng 9/12: Hơn 1 triệu ca COVID-19 tại Việt Nam đã khỏi bệnh; Có thể tiêm trộn mũi vaccine bổ sung, tăng cường không?
Bộ Y tế cho biết, đến nay Việt Nam đã chữa khỏi hơn 1 triệu ca COVID-19; Nhiều người băn khoăn có thể tiêm trộn mũi vaccine phòng COVID-19 bổ sung, tăng cường không? Đồng Nai xây dựng kịch bản ứng phó với biến chủng Omicron...
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.352.122 ca mắc COVID-19, đứng thứ 33/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 149/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 13.714 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.346.811 ca, trong đó có 1.033.576 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
+ Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn, Lai Châu.
+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP HCM (481.923), Bình Dương (285.589), Đồng Nai (90.555), Long An (38.960), Tây Ninh (35.085).

Lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc COVID-19 . Ảnh: Internet
Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.036.393 ca
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.506 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 5.346 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.194 ca; Thở máy không xâm lấn: 172 ca; Thở máy xâm lấn: 778 ca; ECMO: 16 ca
Số bệnh nhân tử vong: Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 204 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 26.930 ca, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm.
- Tổng số ca tử vong xếp thứ 32/234 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 132/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 12/49 (xếp thứ 5 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm: Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 27.285.221 mẫu cho 70.427.988 lượt người.
Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19
Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 129.408.202 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 73.899.767 liều, tiêm mũi 2 là 55.508.435 liều.
Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 9/12 (giờ Việt Nam), tổng số mắc COVID-19 trên toàn cầu là 268.016.831 ca, trong đó có 5.294.137 người tử vong.
Trong mấy ngày qua, số ca mắc bệnh và tử vong đang có xu hướng tăng trở lại, những vùng dịch "nóng nhất" nằm ở châu Á và Đông Âu. Dịch bệnh đang tái bùng phát ở châu Âu khi số ca mắc mới tăng mạnh ở nhiều nước châu lục này. Châu Âu hiện chính là tâm dịch mới của thế giới
Các nước cũng ghi nhận trên 239 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 21 triệu ca và trên 80.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 8/12, thế giới có 117 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 98 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì dịch bệnh.
Nhiều nước chứng kiến sự bùng phát của biến chủng mới, như Mỹ, Đức Anh, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ và số ca mắc mới vẫn cao. Trong 1 ngày qua, Đức là nước có số ca mắc mới cao nhất (trên 65.000 ca), trong khi Nga có số ca tử vong mới cao nhất thế giới với xấp xỉ 1.200 ca.
Có thể tiêm trộn mũi vaccine phòng COVID-19 bổ sung, tăng cường hay không?
Trước quan tâm của nhiều người dân về việc tiêm mũi vaccine COVID-19 bổ sung, tăng cường có được tiêm trộn hay không, bà Dương Thị Hồng- Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TW cho hay, theo hướng dẫn của Bộ Y tế, mũi nhắc lại có thể sử dụng cùng loại vaccine với liều cơ bản hoặc vaccine mRNA (Pfizer, Mordena...); nếu trước đó đã tiêm các loại vaccine khác nhau thì tiêm mũi nhắc lại bằng vaccine mRNA.
Đối với những người đã tiêm vaccine Vero Cell có thể tiêm nhắc lại cùng loại đó hoặc vaccine mRNA hoặc vaccine véc tơ virus (vaccine Astrazeneca)
Cũng theo bà Dương Thị Hồng, tiêm nhắc mũi nhắc lại, bổ sung đã được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, tuy nhiên các quốc gia đều mới triển khai mũi tiêm mũi này. Vì vậy, cần phải có thời gian và nghiên cứu trong tương lai thì mới có thể khẳng định thời gian tồn lưu miễn dịch bảo vệ người được tiêm chủng phòng COVID-19 trong bao lâu.
Đồng Nai: Xây dựng kịch bản ứng phó với biến chủng Omicron
Sở Y tế Đồng Nai ngày 8/12 đã có văn bản đề nghị giám đốc, thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố phối hợp với ngành Y tế triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trước biến chủng mới Omicron.
Theo đó, cần thực hiện nghiêm, có hiệu quả nguyên tắc 5K + vaccine, thuốc điều trị + công nghệ + ý thức của người dân. Trong đó, tập trung vào các trụ cột chính là xét nghiệm, tiêm chủng, điều trị, đề cao ý thức của người dân.
Chủ động xây dựng các kịch bản, phương án để sẵn sàng đáp ứng với các tình huống dịch Covid-19 tại cơ quan, đơn vị, địa phương trên quan điểm tiếp cận toàn dân từ sớm, từ xa, ngay tại cơ sở. Tăng cường kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, nhất là tại bệnh viện, cơ sở sản xuất, chợ, siêu thị, nhà ga, bến xe…, đảm bảo an toàn phòng chống dịch trong khu công nghiệp, trường học.
Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine cho người dân từ 12 tuổi trở lên. Tăng cường giám sát, quản lý các trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài, đặc biệt là các trường hợp đến/đi về từ các quốc gia, khu vực đã ghi nhận và lây lan biến chủng mới Omicron như khu vực Nam châu Phi (Nam Phi, Botswana, Namibia, Zimbabwe, Eswatini, Lesotho, Mozambique) và một số quốc gia khu vực châu Âu. Thực hiện cách ly, xét nghiệm, giám sát, theo dõi người nhập cảnh theo đúng quy định và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định phòng chống dịch bệnh.
Đặc biệt, cần phát huy vai trò của Tổ Covid cộng đồng, trạm y tế lưu động, không để xảy ra tình trạng người bệnh không liên hệ được với cơ sở y tế, không được tư vấn, cấp phát điều trị.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tăng cường giám sát trọng điểm hội chứng cúm ILI, viêm phổi nặng do virus, giám sát dựa vào sự kiện, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ nhằm phát hiện sớm ca bệnh. Đồng thời, chủ động gửi mẫu bệnh phẩm nghi nhiễm biến chủng Omicron đến Viện Pasteur TP.HCM để tiến hành xét nghiệm, giải trình tự gen khẳng định; kịp thời cách ly, xử lý triệt để ổ dịch, không để lây lan, bùng phát trong cộng đồng.
Ngày 8/12, Trung tâm chỉ huy điều hành phòng chống COVID-19 tỉnh Đồng Nai cho hay toàn tỉnh vừa ghi nhận thêm 461 trường hợp dương tính, nâng tổng số ca mắc lên 90.558 ca.
F0 vẫn "leo thang", nhiều tỉnh ở miền Tây quyết liệt rà soát, thống kê các trường hợp chưa tiêm vaccine phòng COVID-19
Ngày 8/12, tỉnh Đồng Tháp ghi nhận 725 ca mắc COVID-19, tăng 28 ca so với hôm qua, trong đó có 271 ca trong cộng đồng; có 7 ca tử vong trong ngày.
Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp đã có văn bản chỉ đạo việc rà soát, thống kê các trường hợp chưa tiêm vaccine phòng COVID-19 trên địa bàn (là các trường hợp chưa tiêm có nhiều bệnh lý nền, người hoãn tiêm, người không thể đi đến điểm tiêm chủng, trường hợp F0 sau điều trị).
Tính đến ngày 8/12, tỉnh đã tiêm được 2.244.693 liều vaccine phòng COVID-19 cho người từ 18 tuổi trở lên, trong đó tiêm mũi 1 đạt 98,87% dân số tỉnh; tiêm mũi 2 đạt 81,4% dân số tỉnh. Người từ đủ 12 đến dưới 18 tuổi tiêm được 148.350 liều vaccine, trong đó mũi 1 đạt 87,58% dân số tỉnh; mũi 2 đạt 4,86% dân số tỉnh.

Nhiều tỉnh, thành ở miền Tây quyết liệt rà soát, thống kê các trường hợp chưa tiêm vaccine phòng COVID-19Ảnh: minh hoạ
TP Cần Thơ ghi nhận 875 ca nhiễm SARS-CoV-2, nâng số ca mắc lên 34.882 ca, đã điều trị khỏi 16.683 người; tổng số ca tử vong là 261.
Bến Tre ghi nhận thêm 702 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 694 ca cộng đồng. Tổng số ca mắc cộng dồn 12.565, ca điều trị khỏi 5.678; Số ca tử vong cộng dồn 72.
Vĩnh Long ghi nhận 525 ca mắc COVID-19, trong đó 259 ca cộng đồng.
Cà Mau ghi nhận thêm 511 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, trong đó 279 trường hợp tại cộng đồng.
Sóc Trăng có 466 ca mắc COVID-19, trong đó có 324 ca cộng đồng; tổng số tử vong là 139 ca.
Bạc Liêu có 438 ca có kết quả RT-PCR khẳng định dương tính với virus SARS-CoV-2. Trong đó 215 ca cộng đồng; tổng số tử vong lên 148 trường hợp.
Trà Vinh ghi nhận 433 ca mắc, trong đó 307 ca cộng đồng. Ca mắc cộng dồn 10.409 trường hợp, đã điều trị khỏi 3.538 trường hợp, có 60 trường hợp tử.
Kiên Giang có 314 ca mắc COVID-19, trong đó 115 ca cộng đồng. Tổng số ca mắc cộng dồn 23.170, ca điều trị khỏi 19.674.
Tiền Giang có 307 ca F0, trong đó 34 ca cộng đồng, 273 ca trong khu cách ly; tổng số trường hợp tử vong là 622 ca.
An Giang ghi nhận 300 trường hợp mắc COVID-19, điều trị khỏi bệnh 870 trường hợp; lũy kế bệnh nhân tử vong là 545 ca.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 17 giờ trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 18 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 19 giờ trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 2 ngày trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 2 ngày trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 2 ngày trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 3 ngày trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏeNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.