Hà Nội
23°C / 22-25°C

"Sát thủ" thiếu oxy thầm lặng ở bệnh nhân COVID-19

GiadinhNet - Người đàn ông vẫn nói chuyện, đi lại bình thường, nhịp thở và mạch không tăng quá nhanh. Thực tế, ông đã tổn thương phổi, suy hô hấp nặng, chỉ số bão hòa oxy trong máu SpO2 xuống rất thấp.

Sát thủ thiếu oxy thầm lặng ở bệnh nhân COVID-19 - Ảnh 1.

Người đàn ông 58 tuổi nhiễm COVID-19 được chuyển vào bệnh viện dã chiến tại Phú Yên. Bệnh nhân sinh hoạt bình thường, đi lại nhẹ nhàng, nói chuyện, giao tiếp những câu ngắn, đơn giản.

Tuy nhiên, khi thầy thuốc kiểm tra SpO2 (độ bão hoà oxy trong máu) cho thấy chỉ số chỉ còn 50% - mức báo động của một bệnh nhân viêm phổi nặng. Khi chuẩn bị trang thiết bị chuyển khu điều trị tích cực thì bệnh nhân mất ý thức, SpO2 tiếp tục hạ.

Nhân viên y tế liên tục bóp bóng, bệnh nhân lại tỉnh hơn. Dự đoán nguy cơ suy hô hấp trong quá trình di chuyển, bệnh nhân được đặt ống nội khí quản, bóp bóng chuyển lên khu điều trị tích cực bệnh nhân COVID-19 nặng, nguy kịch ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên. Đó là ngày thứ 5 từ khi bệnh nhân xác định dương tính.

Sát thủ thiếu oxy thầm lặng ở bệnh nhân COVID-19 - Ảnh 3.

Điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng ở Phú Yên. Ảnh: BSCC

BS Nguyễn Minh Nguyên thuộc chuyên ngành Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, đang tăng cường điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng, nguy kịch ở Phú Yên cho hay ở "khu dương", các bác sĩ thường gặp bệnh nhân có tình trạng suy hô hấp tuy nhiên không tương xứng với biểu hiện lâm sàng: thở không nhanh, ít gắng sức, mạch không tăng nhiều, vẫn nói các câu ngắn tuy nhiên SpO2 rất thấp và vài trường hợp xuất hiện vân tím.

Khi bệnh nhân không đáp ứng với thở oxy mask túi, tại trung tâm điều trị tiếp tục được can thiệp thở máy không xâm nhập như oxy dòng cao HFNC hoặc máy tạo áp lực dương liên tục (CPAP, BIPAP). 

Với những bệnh nhân này sẽ được theo dõi liên tục nếu không đáp ứng sẽ đặt ống nội khí quản và thở máy xâm nhập. Hình ảnh Xquang cho thấy phổi bệnh nhân tổn thương lan toả hai bên.

Cảnh giác với tình trạng hạ oxy máu thầm lặng

Thực tế, một vài trường hợp ghi nhận ở thế giới cũng như nước ta bệnh nhân COVID-19 có tổn thương phổi nặng và suy hô hấp nhưng không tương xứng với biểu hiện lâm sàng.

Máy đo độ bão hòa oxy cầm tay giúp bác sĩ đánh giá tốt hơn và có hướng xử trí hợp lý cho bệnh nhân COVID-19, đặc biệt là ở các khu dã chiến, số lượng ca nhiễm không triệu chứng và nhẹ tương đối nhiều trong bối cảnh dịch hiện nay và khả năng theo dõi cũng ít nhiều khó khăn – BS chia sẻ thực tế.

Sát thủ thiếu oxy thầm lặng ở bệnh nhân COVID-19 - Ảnh 4.

Máy đo độ bão hòa oxy cầm tay giúp bác sĩ đánh giá tốt hơn và có hướng xử trí hợp lý cho bệnh nhân COVID-19. Ảnh: BSCC

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên là nơi được phân công điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng, nguy kịch của toàn tỉnh, hiện có 4 bệnh nhân thở máy xâm nhập, 4 máy thở oxy dòng cao HFNC đang hoạt động liên tục, 4 trường hợp thở máy áp lực dương liên tục, số còn lại là thở oxy mask.

Không ít trong số này là bệnh nhân trẻ tuổi, không bệnh lý nền. Trong đó có những thanh niên khỏe mạnh, trẻ nhất là 20 tuổi có diễn biến rất nhanh, nặng, khi vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên đã tổn thương phổi 2 bên cần thở máy không xâm nhập.

BS Nguyên đánh giá, trong đợt dịch này thuộc chủng Delta thời gian ủ bệnh ngắn từ 2-4 ngày, khả năng lây nhiễm nhanh, 1 số ca diễn biến tăng nặng khá nhanh. Tuy nhiên 80% ca nhiễm không có triệu chứng hoặc nhẹ dẫn đến khó biết người mang mầm bệnh trong cộng đồng, khiến nguy cơ lây nhiễm hiện hữu xung quanh; khoảng 20% bệnh nhân có nguy cơ diễn biến tăng nặng dần; 5% trong số đó sẽ tiến triển nặng và nguy kịch.

3 khuyến nghị mới bác sĩ Trung ương "hiến kế" cho tỉnh

Từ thực tế điều trị tại tỉnh và trong nước cùng những nghiên cứu trên thế giới về việc bệnh nhân hạ oxy máu nhưng biểu hiện lâm sàng ít ỏi, nhóm chuyên gia của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tăng cường cho Phú Yên kiến nghị với tỉnh một số vấn đề về chuyên môn.

Theo đó, tại các bệnh viện dã chiến thu dung các ca nhiễm COVID-19 có triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng cần tăng cường kiểm tra chỉ số SpO2 cho bệnh nhân bằng thiết bị kẹp đầu ngón tay. Điều này nhằm sàng lọc phân loại bệnh nhân nặng, trung bình nhẹ, theo dõi phát hiện tình trạng diễn biến nặng. 

Các chuyên gia Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cũng khuyến cáo cần coi những bệnh nhân mới phát hiện dương tính với SARS-CoV-2 trong tuần đầu tiên là nhóm có nguy cơ diễn biến nặng.

Ngoài ra, tại các bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân ở phòng khám thường, khám cấp cứu đến từ vùng có nguy cơ dịch tễ, nếu đo chỉ số SpO2 thấp là dấu hiệu của biểu hiện suy hô hấp cần cho xét nghiệm ngay để phát hiện các trường hợp COVID-19 sớm.

Sáng 22/7, theo Ban chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Phú Yên, hiện số ca nhiễm COVID-19 ghi nhận được ở tỉnh là 1.000. Ngoài ra, có 25 trường hợp nghi ngờ đang chờ kết quả xét nghiệm khẳng định.

Về điều trị, trong tổng số 876 bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế có 5 bệnh nhân nặng - nguy kịch (tăng 3 người so với ngày 21/7), 20 bệnh nhân viêm phổi nặng (tăng 14 người), 13 bệnh nhân viêm phổi trung bình, nhẹ, 838 ca nhiễm có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng.

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cà Mau: Nhiều công nhân nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm

Cà Mau: Nhiều công nhân nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm

Y tế - 12 giờ trước

Ngành chức năng tỉnh Cà Mau đang tiến hành điều tra nguyên nhân vụ nghi ngộ độc thực phẩm tại Công ty may Hoàng Tâm khiến 8 công nhân phải vào viện, và một số công nhân khác triệu chứng nhẹ nên được về nhà nghỉ ngơi theo dõi thêm.

Bác sĩ cấp cứu bé trai đuối nước: 'Nghe tiếng tim con đập trở lại, tôi chảy nước mắt'

Bác sĩ cấp cứu bé trai đuối nước: 'Nghe tiếng tim con đập trở lại, tôi chảy nước mắt'

Y tế - 15 giờ trước

Giây phút nghe được tiếng tim đập trở lại trong cơ thể bé trai 2 tuổi bị đuối nước ngừng tuần hoàn, bác sĩ Phan Nhân Hậu bất giác chảy nước mắt, tay nổi da gà vì hạnh phúc tột độ.

Những tác dụng phụ cần lưu ý của hành tây

Những tác dụng phụ cần lưu ý của hành tây

Y tế - 1 ngày trước

Nhiều người thích hành tây thường có thói quen thêm thực phẩm này vào chế độ ăn uống để có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, ít ai để ý đến những tác dụng phụ không tốt của hành tây với sức khỏe.

Một người tử vong, 4 người nhập viện vì ngộ độc rượu trong đám cưới

Một người tử vong, 4 người nhập viện vì ngộ độc rượu trong đám cưới

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi uống rượu tại 1 đám cưới tại Thường Tín, TP. Hà Nội, 1 người đã tử vong, 4 người khác phải nhập viện điều trị vì ngộ độc cồn công nghiệp methanol.

Lời cảm ơn từ trái tim của bệnh nhân người Nga trước khi trở về quê hương

Lời cảm ơn từ trái tim của bệnh nhân người Nga trước khi trở về quê hương

Y tế - 2 ngày trước

"Không biết nói gì hơn, từ trong sâu thẳm, tôi xin cảm ơn những tấm lòng tuyệt vời của các bạn Việt Nam và các các y bác sĩ BV Bạch Mai… Chúng tôi không bao giờ quên sự giúp đỡ này"...

Hơn 60 công nhân ở Bình Phước nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm

Hơn 60 công nhân ở Bình Phước nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm

Y tế - 2 ngày trước

Tối nay (23/7), ông Nguyễn Thanh Phương, Phó Chủ tịch UBND huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước xác nhận, trên địa bàn vừa xảy ra vụ việc nghi ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn trưa tại Công ty TNHH Pin Yuan Việt Nam.

Người phụ nữ 43 tuổi nhiễm khuẩn huyết, hoại tử chân sau khi dùng ong đốt chữa bệnh khớp

Người phụ nữ 43 tuổi nhiễm khuẩn huyết, hoại tử chân sau khi dùng ong đốt chữa bệnh khớp

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân đến viện trong tình trạng kích thích, nói nhảm, sốt liên tục; sưng đỏ đau cẳng chân phải nhiều, loét hoại tử chảy mủ mu bàn chân phải, biến dạng khớp…

Bé 6 tuổi ở Phú Thọ người mọc đầy lông vì cha mẹ cho con dùng thuốc theo cách này

Bé 6 tuổi ở Phú Thọ người mọc đầy lông vì cha mẹ cho con dùng thuốc theo cách này

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Bé nhập viện trong tình trạng vùng da toàn thân mọc nhiều lông, rậm rạp. Các bác sĩ nghi trẻ sử dụng sản phẩm có chứa corticoid trong thời gian dài.

Nam thanh niên 21 tuổi nhiễm ký sinh trùng khắp người vì thói quen ăn món khoái khẩu này

Nam thanh niên 21 tuổi nhiễm ký sinh trùng khắp người vì thói quen ăn món khoái khẩu này

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Sau một thời gian hay ăn gỏi cá, anh T có biểu hiện ngứa nhiều khắp người, nhất là vùng mông. Vì quá ngứa, bệnh nhân gãi đến trầy xước da, thậm chí vùng gãi gây áp xe mủ.

Xúc động lời kể của các thầy thuốc chăm sóc, điều trị cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Xúc động lời kể của các thầy thuốc chăm sóc, điều trị cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Y tế - 4 ngày trước

Những ngày này, bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên của Khoa Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương (BV Trung ương Quân đội 108) vẫn không quên hình ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với mái tóc bạc, nụ cười tươi, bàn tay ấm áp...

Top