Sau ồn ào, hàng loạt trường đại học bỏ trống "ghế" hiệu trưởng
Nhiều trường đại học đang khuyết thiếu hiệu trưởng sau những vụ việc lùm xùm.
Chỉ riêng tại TPHCM, hàng loạt trường đại học vẫn đang trống "ghế nóng" cho vị trí hiệu trưởng như Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, Trường ĐH Luật TPHCM, Trường ĐH Y Dược, Trường ĐH Nông Lâm TPHCM... Tại các trường này chỉ có quyền hiệu trưởng hoặc giao cho Phó hiệu trưởng phụ trách.
Từ khi PGS.TS Đỗ Văn Dũng chính thức thôi làm hiệu trưởng vào tháng 4/2021, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM xảy ra nhiều biến cố nhưng đến nay "ghế nóng" vẫn trống.

Vị trí hiệu trưởng tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM bỏ trốn từ năm 2021. Ảnh: L.L
Ngay khi ông Dũng thôi làm hiệu trưởng, Hội đồng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM ra quyết nghị đối với ông Nguyễn Trường Thịnh, Trưởng khoa Cơ khí chế tạo máy giữ chức vụ Hiệu trưởng nhiệm kỳ 2020-2025.
Nhiều ý kiến lập tức phản đối khi cho rằng quyết nghị vi phạm nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn nhân sự hiệu trưởng do Hội đồng trường ban hành. Thời điểm đó, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM có báo cáo khẩn gửi Bộ GD&ĐT về việc thực hiện quy trình nhân sự, đề nghị Bộ công nhận hiệu trưởng nhiệm kỳ 2020-2025.
Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT đã không công nhận đề nghị trên khi cho rằng việc Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM ký thông báo này không đúng quy định.
Ngày 15/6/2022, Hội đồng trường Trường ĐH Sư phạm thống nhất giao PGS.TS Lê Hiếu Giang phụ trách trường cho đến khi có hiệu trưởng mới nhưng không quá ngày 31/10/2023.
Vài tháng sau ồn ào nói trên, ông Nguyễn Trường Thịnh thôi việc tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, chuyển sang công tác sang Trường ĐH Kinh tế TPHCM.
"Sóng gió" nội bộ nhiều năm trước tại Trường Đại học Luật TPHCM cũng được cho là xuất phát từ việc "ghế nóng" hiệu trưởng bị bỏ trống.
Khi GS.TS Mai Hồng Quỳ sau khi kết thúc hai nhiệm kỳ, thôi làm hiệu trưởng Trường ĐH Luật TPHCM, PGS.TS Trần Hoàng Hải, Phó hiệu trưởng được giao nhiệm vụ phụ trách trường vào tháng 3/2018.
Đến tháng 12/2020, ông Hải được trao nghị quyết giao nhiệm vụ Quyền hiệu trưởng và giữ nhiệm vụ này cho đến nay.

Từ năm 2018, Trường ĐH Luật TPHCM vẫn chưa có hiệu trưởng chính thức. Ảnh: A.N
Sau khi nghỉ hưu, vào tháng 12/2018, GS.TS Mai Hồng Quỳ chuyển sang làm Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen. Nhưng, chỉ một hơn một năm sau, Hội đồng Trường ĐH Hoa Sen đã họp và thống nhất miễn nhiệm chức vụ Hiệu trưởng đối với bà Quỳ từ ngày 1/4/2020.
Vị trí hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen thời điểm năm 2018 cũng được xem là "ghế nóng" trong lĩnh vực giáo dục đại học khi chỉ trong một năm, trường này thay đến 3 hiệu trưởng.
Vào tháng 4/2021, Bộ Y tế "tuýt còi" quyết định bổ nhiệm 2 phó hiệu trưởng đối với PGS.TS. Ngô Quốc Đạt và TS Hà Mạnh Tuấn của Trường ĐH Y Dược TPHCM do sai sót trong quy trình bổ nhiệm. PGS.TS Nguyễn Hoàng Bắc, phó hiệu trưởng được giao nhiệm vụ phụ trách trường.
Nhưng vào ngày 6/4 vừa qua, PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế trao quyết định về việc giao phụ trách, điều hành Đại học Y Dược TPHCM đối với PGS.TS. Ngô Quốc Đạt, phó hiệu trưởng trường này thay cho ông Nguyễn Hoàng Bắc.
Như vậy, đã gần 3 năm nay kể từ khi GS Trần Diệp Tuấn thôi chức vụ hiệu trưởng và chuyển sang làm Chủ tịch Hội đồng trường, Trường ĐH Y Dược TPHCM không có hiệu trưởng.
Tại Trường ĐH Nông lâm, kể từ khi GS Nguyễn Hay nghỉ hưu vào năm 2020 cũng không có hiệu trưởng. Phụ trách trường được giao cho PGS. TS Huỳnh Thanh Hùng, phó hiệu trưởng và đến đầu năm 2021, ông Hùng được giao quyền hiệu trưởng trường này.
"Ghế" hiệu trưởng để trống cũng từng là vấn đề "nóng" tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng sau khi ông Lê Vinh Danh bị kỷ luật với hình thức cách chức Hiệu trưởng vì sai phạm vào tháng 10/2020.

Trường ĐH Tôn Đức Thắng cũng có giai đoạn dài "khuyết" hiệu trưởng. Ảnh: L.L
Nửa năm sau, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có quyết định công nhận Quyền hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng đối với TS Trần Trọng Đạo. Đến tháng 11/2022, sau 1,5 năm giữ nhiệm vụ quyền hiệu trưởng, ông Đạo được công nhận là Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng.
Việc "khuyết" hiệu trưởng thời gian dài xảy ra tại nhiều trường đại học kéo theo băn khoăn của dư luận về vấn đề quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ. Chưa kể, có những thời điểm, ở một số trường như Trường ĐH Tôn Đức Thắng, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM xảy ra việc hàng ngàn sinh viên bị nợ bằng tốt nghiệp vì "ghế nóng" đang bỏ trống.

Sinh viên TPHCM trong lễ tốt nghiệp. Ảnh minh họa: L.T
Để bổ sung những điểm chưa quy định cụ thể trong công tác bổ nhiệm hiệu trưởng, thành phần tập thể lãnh đạo, hội đồng trường…, Bộ GD&ĐT vừa đưa ra lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 99 ngày 30/12/2019 (gọi tắt là Nghị định 99) của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.

Các trường đại học kinh tế top đầu đồng loạt tăng học phí 2025
Giáo dục - 2 giờ trướcDưới đây là thông tin về học phí các trường đại học kinh tế top đầu trên cả nước năm học 2025-2026 để học sinh, phụ huynh tham khảo.

Hà Nội công bố 30 số điện thoại 'nóng' hỗ trợ tuyển sinh đầu cấp
Giáo dục - 4 giờ trướcHà Nội vừa công bố 30 số điện thoại nhằm hỗ trợ phụ huynh các thông tin liên quan đến công tác tuyển sinh mầm non, lớp 1, lớp 6 năm học 2025-2026.

Triệu thí sinh cần nắm rõ quy định này khi tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025
Giáo dục - 6 giờ trướcGĐXH - Thí sinh cần nắm rõ các quy định liên quan đến kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, tránh vi phạm quy chế thi và bị xử lý. Dưới đây là thông tin cụ thể.

Nằm lòng 10 điều “cấm kỵ” với sinh viên, nếu vi phạm là “bay màu” khỏi trường không báo trước
Giáo dục - 1 ngày trướcGĐXH - Nhiều bạn sinh viên vẫn vô tư "làm cho vui" mà không biết mình đang vi phạm những quy định nghiêm trọng. Từ quay cóp thi cử, say xỉn đến trường, đến chuyện “vui tay” đăng gì đó lên mạng xã hội... tất cả đều có thể khiến bạn bị xử lý kỷ luật, thậm chí vướng vòng lao lý. Dưới đây là 10 điều sinh viên tuyệt đối không được làm để tránh những điều đáng tiếc xảy ra.

Thủ khoa thi lớp 10 Hà Nội chỉ cách ôn tập, làm bài thi điểm cao
Xã hội - 1 ngày trướcThủ khoa thi lớp 10 Hà Nội năm 2024 Nguyễn Hoàng Minh Quân đã chia sẻ cách ôn tập, làm bài thi hiệu quả tới các sĩ tử ở mùa tuyển sinh lớp 10 năm nay.

Hà Nội công bố điểm thi và điểm chuẩn lớp 10 cùng ngày
Xã hội - 2 ngày trướcNăm nay, Hà Nội sẽ công bố điểm bài thi các môn của thí sinh và điểm chuẩn xét tuyển lớp 10 của từng trường vào cùng một ngày. Đây là điểm mới của kỳ thi năm nay.

Hà Nội đổi mới tuyển sinh lớp 10: Công bố điểm thi, điểm chuẩn cùng ngày
Giáo dục - 2 ngày trướcMùa hè này, hơn 110.000 sĩ tử Hà Nội đang dồn sức cho kỳ thi tuyển sinh lớp 10, một dấu mốc quan trọng trên hành trình học vấn. Để giảm bớt áp lực và mang đến sự thuận tiện tối đa, Sở GD&ĐT Hà Nội vừa công bố một quyết định đáng chú ý.

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội dự kiến quy đổi điểm kỳ thi độc lập
Giáo dục - 4 ngày trướcTrường ĐH Sư phạm Hà Nội sẽ thực hiện quy đổi điểm Kỳ thi độc lập (SPT) để các trường sử dụng xét tuyển đầu vào hệ đại học chính quy năm 2025.

Phó hiệu trưởng có tên độc lạ, cả nước ai cũng gọi nhiều lần trong đời
Giáo dục - 6 ngày trước“Ba tôi là một chiến sĩ cách mạng. Ông đặt cho tôi tên “Việt Nam” vì với ông đó là cái tên đẹp nhất. Tôi tin điều đó xuất phát từ tấm lòng yêu nước vô cùng của ông", tiến sĩ Phan Thị Việt Nam, Phó hiệu trưởng Đại học Hoa Sen nói.

Mầm non VSK Thăng Long ươm mầm tình yêu nước từ những trải nghiệm đầu đời
Giáo dục - 6 ngày trướcTừ thuở dựng nước và giữ nước, lòng yêu nước luôn là sức mạnh kỳ diệu giúp ông cha ta kiên cường bảo vệ từng tấc đất quê hương. Trong thời bình, tinh thần yêu nước vẫn âm thầm chảy trong huyết quản mỗi người Việt trẻ.

Phó hiệu trưởng có tên độc lạ, cả nước ai cũng gọi nhiều lần trong đời
Giáo dục“Ba tôi là một chiến sĩ cách mạng. Ông đặt cho tôi tên “Việt Nam” vì với ông đó là cái tên đẹp nhất. Tôi tin điều đó xuất phát từ tấm lòng yêu nước vô cùng của ông", tiến sĩ Phan Thị Việt Nam, Phó hiệu trưởng Đại học Hoa Sen nói.