Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sâu răng nguy hiểm không kém bệnh ung thư

Thứ tư, 08:00 06/05/2015 | Y tế

GiadinhNet - Tỷ lệ trẻ sâu răng ngày càng cao là do thói quen ăn nhiều chất ngọt và vệ sinh răng miệng không đúng cách.

Đây là kết quả một cuộc khảo sát của Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam. Khảo sát “Tình trạng sức khỏe răng miệng của người dân Đồng bằng sông Cửu Long và các yếu tố liên quan” tiến hành ngẫu nhiên ở 2.370 người dân sống ở khu vực này. Kết quả ghi nhận: Gần 91% trẻ dưới 6 tuổi bị sâu răng. Ở lứa tuổi 12 và 15, tỷ lệ này lần lượt là hơn 59% và gần 70%. Con số này ở nhóm 35-44 tuổi là hơn 82%.

Khảo sát này cũng cho thấy, 65% phụ huynh từng đưa con đi khám, chữa răng nhưng chỉ trong trường hợp răng trẻ bị lung lay hoặc đã hỏng không thể phục hồi. Trong khi đó, theo các bác sĩ, quan điểm phòng bệnh hơn chữa bệnh luôn là điều tối quan trọng. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo: Sâu răng nằm trong top 3 nguy cơ hàng đầu đe dọa sức khỏe, chỉ sau bệnh về tim mạch và ung thư.

P.Vinh/Báo Gia đình & Xã hội

Cứu sống trẻ bị rối loạn chuyển hóa bẩm sinh

Một bé trai 5 ngày tuổi bị hôn mê do tăng amoniac máu đã được các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM) cứu sống bằng phương pháp lọc máu liên tục trong 50 giờ. Em bé này sinh thường. 4 ngày sau, bé xuất hiện tình trạng vàng da, bỏ bú và hôn mê sâu do rối loạn chuyển hóa bẩm sinh. Bé không tự thở và sốc, không đáp ứng kích thích, nguy hiểm tính mạng.

Các bác sĩ đã tiến hành hồi sức với thở máy cho bé, chống sốc, bù toan, kháng sinh đường toàn thân. Xét nghiệm ban đầu cho thấy, amoniac máu cháu bé tăng cao 1148 umol/L, trong khi trị số bình thường là 10-57 umol/L. Sau 50 giờ lọc máu cho bé, amoniac giảm xuống còn 124 umol/L. Bé đã tỉnh lại, có nhịp tự thở, đáp ứng kích thích. Bệnh nhi được cai máy thở sau đó 2 ngày.

Amoniac là một chất độc tạo ra trong quá trình chuyển hóa các amino axit trong cơ thể, được giải độc nhờ các men chuyển amoniac thành urê và thải ra ngoài. Trẻ bị rối loạn chuyển hóa bẩm sinh do thiếu các men chuyển khiến việc chuyển hóa amoniac thành urê không thể thực hiện được. Điều này dẫn đến tăng cao amoniac trong máu, trẻ hôn mê, tổn thương não và sẽ nhanh chóng tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.  Đây là lần đầu tiên biện pháp điều trị lọc máu liên tục được thực hiện tại Khoa Hồi sức sơ sinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1.    

L. Hoa/Báo Gia đình & Xã hội

Gần 500 bệnh viện ký cam kết tham gia Chiến dịch vệ sinh bàn tay

Ngày 5/5, Bộ Y tế  đã phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới và Bệnh viện Bạch Mai tổ chức Lễ phát động bảo vệ sự sống: Hãy vệ sinh tay. Theo các chuyên gia, nhiễm khuẩn bệnh viện hoàn toàn có thể ngăn ngừa được, trong đó rửa tay là một biện pháp đơn giản, ít tốn kém và hiệu quả nhất.

Tính đến ngày 13/4/2015, có gần 500 bệnh viện ký cam kết tham gia Chiến dịch vệ sinh tay với Bộ Y tế, đã có 73 bệnh viện đăng ký tham gia Chiến dịch này trên website của Tổ chức Y tế Thế giới. Việt Nam là nước đứng hàng thứ 4 trong số 24 nước đăng ký hưởng ứng Chiến dịch thuộc khu vực châu Á Thái Bình Dương. Tại buổi lễ, đã diễn ra Lễ ký kết thực hiện Chiến dịch của 5 bệnh viện lớn. Nhân dịp này, Bộ trưởng Bộ Y tế đã tặng bằng khen cho 6 tập thể và 16 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác kiểm soát nhiễm khuẩn năm 2014. Trong ngày, còn diễn ra cuộc thi “Tìm hiểu kiến thức, thực hành vệ sinh tay” trong các cơ sở khám, chữa bệnh toàn quốc.

Hoàng Phương/Báo Gia đình & Xã hội

Vụ ngộ độc do ăn bánh mỳ ở Quảng Ngãi: Có tụ cầu vàng trong mẫu xét nghiệm

Ngày 5/5, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Ngãi đã công bố kết quả kiểm nghiệm đối với 10 mẫu thực phẩm tại một tiệm bánh mỳ ở đường Quang Trung, thành phố Quảng Ngãi.

Sau khi ăn bánh mỳ của tiệm này, trong hai ngày 23-24/4, đã có 28 người bị ngộ độc phải nhập viện. Theo kết quả kiểm nghiệm, các mẫu thực phẩm lấy tại tiệm bánh mỳ này đều bị nhiễm vi khuẩn, trong đó đáng chú ý là nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng - loại vi khuẩn cực kỳ nguy hiểm, có thể gây tử vong cho người sử dụng.

Trong 10 mẫu thực phẩm tại tiệm bánh mỳ trên gồm chả, trứng chiên, bò khô, patê, rau sống, rau chua, tương ớt, ruốc, bánh mỳ và bơ, chỉ có hai mẫu là tương ớt, bánh mỳ có hàm lượng vi sinh ở mức cho phép; tám mẫu còn lại đều bị nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng và vi khuẩn coliform.

Tụ cầu vàng thường xuất hiện trong thực phẩm khi người chế biến không có bảo hộ, tay có các mụn nhọt, vết lở loét... Người nhiễm tụ cầu vàng nhẹ thì gây cảm sốt, nôn ói, khó thở, nặng hơn khi nhiễm vào máu, tụ cầu sẽ gây áp xe phổi, viêm tủy xương hoặc gây viêm màng não mủ.

Cơ quan chức năng đã tiến hành lập biên bản đình chỉ hoạt động của tiệm bánh mỳ này để xử lý theo quy định của pháp luật.     

T.Hương/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan giai đoạn F4 – giai đoạn nặng. Cùng lúc, ông được chẩn đoán thêm đái tháo đường type 2, làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện dị vật đã ăn sâu và dính chắc vào niêm mạc âm đạo của bệnh nhi, rất khó lấy ra bằng kỹ thuật thông thường.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật

Y tế - 6 ngày trước

Máy bay vừa cất cánh, một bé gái bất ngờ co giật, tím tái nhưng đã được các bác sĩ có mặt trên chuyến bay hỗ trợ cấp cứu thành công.

Người mẹ kể lại giây phút con trai 13 tuổi đột quỵ lúc sáng sớm

Người mẹ kể lại giây phút con trai 13 tuổi đột quỵ lúc sáng sớm

Y tế - 6 ngày trước

Khi chuẩn bị đến trường, Đ. đột ngột nôn ói, rơi vào hôn mê sâu, nguy kịch tính mạng. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị đột quỵ.

Cúc áo gãy đôi nằm trong đường thở bé gái 5 tuổi

Cúc áo gãy đôi nằm trong đường thở bé gái 5 tuổi

Sống khỏe - 1 tuần trước

Bố mẹ đều đi làm, trẻ ở nhà chơi một mình nên không ai biết cháu đã nuốt phải dị vật từ lúc nào.

Nhiều đề xuất được kỳ vọng tăng thêm nguồn tạng quý giá, cứu sống nhiều người bệnh đang chờ ghép

Nhiều đề xuất được kỳ vọng tăng thêm nguồn tạng quý giá, cứu sống nhiều người bệnh đang chờ ghép

Sống khỏe - 1 tuần trước

Sau 19 năm thực hiện, Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác, Việt Nam đã thực hiện hơn 9.500 ca ghép tạng, phát triển mạng lưới gồm 27 cơ sở đủ năng lực kỹ thuật, từng bước làm chủ nhiều kỹ thuật ghép phức tạp như ghép tim – gan đồng thời, khí quản, phổi…

Top