Sau sảy thai, bao lâu thì có lại kinh?
Nếu phát hiện bất thường như hở eo tử cung thì bác sĩ sẽ có chỉ định khâu vòng cổ tử cung sớm để tránh sảy thai, đây là thủ thuật đơn giản, bệnh nhân không phải nằm viện.
Hỏi: Tôi năm nay 32 tuổi, lập gia đình được 2 năm, có thai được 4 tháng thì bị sảy thai. Vậy tôi xin hỏi vòng kinh của tôi sau bao lâu sẽ bình thường lại và bao lâu thì tôi có thai lại, và làm thế nào để ngăn ngừa sảy thai lần nữa?
(Trần Thoại Mỹ Lan - TP.HCM)
Trả lời: Như chúng ta đã biết, có kinh là hiện tượng bong niêm mạc dạ con có tính chất chu kỳ mà mọi phụ nữ trưởng thành đều có khi không thụ thai, qua một số nghiên cứu người ta thấy rằng, sau khi sảy thai thông thường có thể thấy ra máu lần đầu khoảng 21 ngày, trong y học còn gọi là gọi là tiểu kinh nguyệt, và sau 45 ngày thì có kinh trở lại bình thường.
Việc bắt đầu có kinh trở lại còn phụ thuộc vào sức khỏe tâm sinh lý và cơ địa của từng người, và theo nguyên tắc một người khỏe mạnh, không khiếm khuyết về cơ quan sinh dục, ở lứa tuổi sinh đẻ thì qua mỗi chu kỳ rụng trứng gặp tinh trùng đều có khả năng thụ thai.
Qua thư bạn trình bài, bạn bị sảy thai, tức tình trạng kết thúc thai nghén trước tuần thứ 20 của thai kỳ, với kết quả của một vài nghiên cứu để bạn tham khảo, người ta thấy rằng có khoảng 60% trường hợp sảy thai tự nhiên là hậu quả của dị dạng nhiễm sắc thể do yếu tố người mẹ hoặc người cha, có khoảng 15% là do chấn thương, nhiễm khuẩn, thiếu dinh dưỡng, đái tháo đường, nhược năng tuyến giáp hay dị dạng giải phẫu cơ quan sinh dục như cổ tử cung bị hở, tử cung có vách ngăn, u xơ tử cung quá to.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác, các nhà khoa học cũng đã ghi nhận có khoảng 1/4 số trường hợp, nguyên nhân sảy thai không xác định được. Thật khó mà xác định được tần suất của sảy thai vì không phải tất cả phụ nữ khi có thai cũng đều đến bác sĩ hoặc bệnh viện khám, nhưng ước tính cứ 5 thai phụ có thai thì 1 người bị sảy.
Hầu hết các trường hợp sảy thai đều xảy ra trong vòng 12 tuần lễ đầu. Đối với bạn thì sau khi có thai lại thì làm thế nào ngăn ngừa sảy thai cũng không kém phần quan trọng, muốn vậycách ngăn ngừa duy nhất là thăm khám thai định kỳ tại y tế cơ sở chuyên khoa. Nếu phát hiện bất thường như hở eo tử cung thì bác sĩ sẽ có chỉ định khâu vòng cổ tử cung sớm để tránh sảy thai, đây là thủ thuật đơn giản, bệnh nhân không phải nằm viện.
Trường hợp có thai mà đau bụng lâm râm hoặc ít hoặc nhiều, có ra huyết dù là chút ít cũng cần đến khám tuy chưa đến hẹn. Khi mang thai cần có chế độ dinh dưỡng cân đối hợp lý, uống bổ sung viên sắt để tránh thiếu máu vì thiếu máu là nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng và gây sảy thai; tránh lao động nặng, hoặc tiếp xúc với các chất độc hại; vệ sinh cá nhân và vệ sinh giao hợp vì nhiễm khuẩn âm đạo, tử cung cũng là nguyên nhân gây sảy thai; đi lại thận trọng, vận động nhẹ nhàng.

Theo BS.CKI Trần Quốc Long/Sức khỏe và Đời sống

Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này
Mẹ và bé - 1 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên chị tầm soát ung thư cổ tử cung cách đây 1 tháng bằng cách tự lấy mẫu tại nhà, cho kết quả xét nghiệm HPV 1/12 (+), khi soi CTC, các bác sĩ đã phát hiện bất thường.

2 loại trái cây rẻ tiền nhưng chứa hợp chất chống ung thư tuyệt vời
Sống khỏe - 1 giờ trướcCác nhà nghiên cứu Brazil và Đức đã phát hiện ra tiềm năng điều trị ung thư của đu đủ, chanh dây qua cách thức hoạt động của các hợp chất hóa học thực vật.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 2 giờ trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 3 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 4 giờ trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 10 giờ trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao
Sống khỏe - 22 giờ trướcMagiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp
Sống khỏe - 23 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặpGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.