Sán ngoe nguẩy được rút ra từ thịt lươn rút xương, cách xử lý thịt chứa giun sán của chuyên gia mới khiến mọi người thở phào nhẹ nhõm
Con lươn sau khi được xẻ thịt, lột xương, người làm bắt đầu dùng lưỡi dao miết lên thân lươn. Hành động này làm cho đám sán đang lẩn trong lươn ngọ nguậy...
Mới đây, trên mạng xã hội Tiktok đang truyền tay nhau một clip tìm sán trong thịt lươn khiến nhiều người kinh hãi. Theo đó, con lươn sau khi được xẻ thịt, lột xương, người làm bắt đầu dùng lưỡi dao miết lên thân lươn. Hành động này làm cho đám sán đang lẩn trong lươn ngọ nguậy và người làm nhanh chóng lôi ra khỏi thịt lươn trước khi đem đi chế biến.
Rất nhiều người đã bày tỏ sự kinh hãi khi nhìn thấy hình ảnh của ký sinh trùng này trong lươn. Nhất là những người có sở thích ăn cháo lươn, miến lươn, súp lươn... ngoài hàng sẽ không khỏi chột dạ. Nhiều người bày tỏ sự kinh hãi khi nhìn thấy sán làm tổ trong món thịt lươn thơm ngon mình đã ăn bao nhiêu năm.
Bên cạnh đó cũng không ít dân mạng nhận định, sán xuất hiện ở lươn không hề hiếm gặp. Loài ký sinh trùng này cũng xuất hiện nhiều ở các loài cá, tôm, cua, thủy hải sản nói chung. Do vậy, người ăn cũng không nên quá lo lắng mà chỉ cần thực hiện ăn chín uống sôi là có thể loại trừ được nguy cơ nhiễm sán. Bởi, sán và các loài ký sinh trùng đều chết nếu được nấu ở nhiệt độ cao.
Vậy, sự thật ra sao? Chuyên gia sẽ giải thích ngay cho chúng ta dưới đây nhé!

Miến lươn là một trong những món khoái khẩu nhiều người thích ăn vào mùa đông.
Theo BS Nguyễn Trung Cấp (Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương), lươn sống trong hang hốc, bùn lầy, nước đục... lại thêm tập tính ăn tạp nên thường chứa nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng, trong đó có ấu trùng sán lá phổi. Nếu ăn khi chưa được nấu chín thật kỹ đều có thể xâm nhập, nở thành sán, gây hại sức khỏe.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) nhận định, nếu chỉ xào sơ lươn qua ngọn lửa rồi đem vào sử dụng thì có thể những ký sinh trùng này vẫn còn sống, từ đó theo đường ăn uống đi vào ruột sinh sôi, nảy nở.

Nếu chỉ xào sơ lươn qua ngọn lửa rồi đem vào sử dụng thì có thể những ký sinh trùng này vẫn còn sống, từ đó theo đường ăn uống đi vào ruột sinh sôi, nảy nở.
Do đó, dù hình ảnh những con sán bị lôi ra khỏi thịt lươn như trên trông rất đáng sợ nhưng đây là với thịt lươn sống. Miễn là khi chế biến, bạn đun thịt lươn chín kỹ ở nhiệt độ cao thì không cần phải lo lắng nguy cơ nhiễm giun sán.
"Người dân nên ăn chín uống sôi, nhất là với những loại có nguy cơ nhiễm giun sán cao như lươn, cua, ốc, hàu... để phòng tránh cũng như giảm tối đa nguy cơ mắc giun sán", chuyên gia khẳng định.
Thường xuyên ăn lươn, cua, ốc, nhất là rau sống, cần duy trì thói quen gì để tránh nhiễm giun sán?
BS Lê Tiến Huy (Phó Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Y dược), việc tẩy giun cần tiến hành theo định kỳ, dù bạn ở độ tuổi nào, nhất là những người có sở thích ăn rau sống, thường có nhiều trong những món ăn vặt khoái khẩu như bánh xèo, nem lụi, bún chả, phở, cháo lươn, cháo lòng... Những món ăn mà chúng ta ăn ngoài hàng quán thường sử dụng rau sống không rõ nguồn gốc, không chắc có được rửa sạch hay không... Bên cạnh đó, việc không rửa tay sạch trước khi ăn cũng làm gia tăng nguy cơ nhiễm giun sán.

Việc tẩy giun cần tiến hành theo định kỳ, dù bạn ở độ tuổi nào, nhất là những người có sở thích ăn rau sống, thường có nhiều trong những món ăn vặt khoái khẩu.
Cách giải quyết rất đơn giản, bạn chỉ cần tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần. Thuốc tẩy giun trên thị trường phổ biến hiện nay là những thuốc chứa hoạt chất Mebendazole và Albendazole. Trong đó Mebendazole có thể dễ sử dụng hơn. Đây là thuốc không kê đơn, có thể mua ngoài hiệu thuốc, một lần chỉ uống một viên 500mg duy nhất, uống sau ăn tối. Bạn không cần nhịn ăn hoặc uống thuốc xổ như nhiều loại thuốc tẩy giun cổ điển khác. Tuy nhiên cần lưu ý thuốc chống chỉ định với trẻ em dưới 2 tuổi và phụ nữ có thai 3 tháng đầu.
Giới chuyên gia cùng lên tiếng cảnh báo, mỗi người cần đảm bảo ăn chín uống sôi, hạn chế tối đa thói quen ăn đồ tái sống, tốt nhất là nên bỏ hẳn. Trước khi nấu nướng cần rửa sạch thực phẩm, rửa kỹ nhiều lần. Rửa tay thật sạch với xà phòng diệt khuẩn trước và sau khi đi vệ sinh. Móng tay, móng chân sạch sẽ, vệ sinh nhà ở, vườn tược sạch gọn, tẩy giun cho thú cưng chứ không chỉ tẩy giun cho mỗi người trong nhà.

Những loại nước giúp mát gan bổ thận bạn nên uống hàng ngày
Sống khỏe - 5 giờ trướcGan và thận là hai cơ quan quan trọng, việc chăm sóc, bảo vệ gan, thận là điều cần thiết, dưới đây là những loại nước giúp mát gan bổ thận bạn nên uống hàng ngày.

5 không khi ăn tiết lợn luộc
Sống khỏe - 6 giờ trướcNgay cả khi luộc chín, tiết lợn vẫn tiềm ẩn một số nguy cơ nên bạn cần lưu ý khi ăn món quen thuộc này.

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả
Y tế - 13 giờ trướcBộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm việc buôn bán, kinh doanh thuốc giả...

3 loại dầu quen thuộc là "thủ phạm" gây bệnh gan, thậm chí ung thư: Đừng tiết kiệm mà hại cả nhà!
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcDầu ăn được dùng để nấu ăn hàng ngày. Nếu vô tình dùng thường xuyên 3 loại dầu ăn "độc hại" này, nguy cơ bệnh tật, thậm chí bị ung thư là rất cao.

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan
Y tế - 1 ngày trướcGan nhiễm mỡ tưởng lành tính nhưng có thể tiến triển âm thầm thành ung thư gan, thậm chí ngay từ giai đoạn đầu.

Uống nước kỷ tử thường xuyên có tác dụng gì?
Sống khỏe - 1 ngày trướcTrà kỷ tử là thức uống được nhiều người yêu thích vậy uống nước kỷ tử thường xuyên có tác dụng gì?

Top 10 loại trái cây khô và hạt giàu canxi tốt cho xương
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcNgoài sữa và các sản phẩm từ sữa thì trái cây khô và hạt cũng chứa nhiều canxi. Đây là lựa chọn tuyệt vời cho những người không dung nạp lactose, người ăn chay hoặc đơn giản là muốn đa dạng hóa nguồn cung cấp canxi giúp xương chắc khỏe.

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt
Y tế - 1 ngày trướcUng thư dạ dày ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh hay nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính khác. Khi họ đi khám, bệnh đã tiến triển.

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Ngày 16/5/2025, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức Lễ đón nhận chứng chỉ chất lượng ISO 15189:2022, đánh dấu bước ngoặt khi trở thành đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế lĩnh vực Chẩn đoán hình ảnh.

3 không khi ăn mướp
Sống khỏe - 1 ngày trướcBạn tuyệt đối không ăn mướp có vị đắng, nấu chưa chín hoặc đã quá già.

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư trực tràng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Bác sĩ cho biết người phụ nữ này mắc ung thư trực tràng trước đó có triệu chứng táo bón kéo dài mà không biết.