Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sinh 7 con , 4 đứa tật nguyền

Thứ tư, 08:38 07/01/2015 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Tại nhiều địa bàn ở tỉnh Yên Bái, hôn nhân cận huyết và tảo hôn vẫn đang xảy ra, những hệ lụy của nó là bệnh tật, nghèo đói, chất lượng giống nòi suy giảm. Nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ chính những quan niệm hôn nhân xưa cũ, lạc hậu khá phổ biến trong đời sống của một bộ phận đồng bào sinh sống ở vùng cao.

 

Một buổi truyền thông chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết tại bản Huy Páo, xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải do ngành DS-KHHGĐ Yên Bái tổ chức. 	ảnh: Dương Ngọc
Một buổi truyền thông chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết tại bản Huy Páo, xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải do ngành DS-KHHGĐ Yên Bái tổ chức. ảnh: Dương Ngọc

 

Những số phận đắng lòng do hôn nhân cận huyết

Ở vùng cao huyện Mù Cang Chải, nơi có tới 90% là đồng bào dân tộc Mông sinh sống, tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống vẫn diễn ra. Mặc dù  ngành Dân số nỗ lực truyền thông, vận động  nhưng chưa thể một sớm một chiều thay đổi được nếp nghĩ, tập tục đã ăn sâu bám rễ trong đời sống sinh hoạt của người dân!

Đã gần hai chục năm trôi qua, sau khi kết hôn với người con của dì ruột, cuộc sống của vợ chồng Mùa A Chứ ở bản Huy Páo, xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải luôn túng quẫn. Kết quả của cuộc hôn nhân cận huyết thống là 7 đứa con lần lượt ra đời, nhưng có tới 4 đứa con mắc phải những căn bệnh oái oăm. Đứa con đầu lòng mất ngay từ lúc mới sinh ra, người con thứ hai mất sau hơn chục năm sống thực vật, giờ đứa con gái thứ tư là Mùa Thị Cở đã 16 tuổi, nhưng chẳng khác gì con “ma xó”. Mùa A Chứ không khỏi ám ảnh, hoang mang khi đứa con gái thứ 6 hiện 7 tuổi đang lớn bình thường bỗng dưng câm, điếc ba năm nay. Không biết bao nhiêu tiền của, công sức gia đình đổ vào chữa bệnh cho con, khiến cho cái vòng luẩn quẩn bệnh tật, đói nghèo cứ bủa vây cả gia đình A Chứ mà không biết bao giờ mới thoát ra được. Anh Mùa A Chứ bộc bạch: "Gia đình hoàn cảnh như thế này rồi thì cũng không chữa nữa, chỉ mong chờ vào số phận thôi”.

Cũng tại bản Tà Ghênh, xã Nậm Có, Sùng A Nủ đã bỏ học giữa chừng khi mới 15 tuổi, rồi lấy con của cô ruột và đã cho ra đời hai đứa con bị mù từ khi lọt lòng. Tuổi thơ của hai đứa trẻ này đang bị đánh mất bởi chính cuộc hôn nhân của cha mẹ các cháu. Do thiếu kiến thức bởi làm mẹ lúc tuổi còn quá trẻ, sau vài năm chung sống người vợ của Nủ đã từ giã cõi đời. Với A Nủ thì nỗi lo lắng về tương lai của gia đình và hai đứa con bị mù lòa kia chưa biết sẽ ra sao?

Cứ ưng con mắt là lấy nhau  thôi (!?)

Tiếp tục tới xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải, chúng tôi mới thấy chuyện đẻ nhiều, tảo hôn và hôn nhân cận huyết ở các xã vùng cao không chỉ xảy ra ở hộ nghèo mà xuất hiện ở những hộ khá giả.

Gia đình Hờ A Ký được xếp vào diện giàu có từ trồng cây thảo quả của xã. Nhưng chuyện lấy vợ của Hờ A Ký cũng khiến nhiều người ngạc nhiên vì từ lúc 15 tuổi, Ký cưới con gái của dì ruột rồi đẻ tới năm đứa con. Chuyện không có gì đáng nói nếu như đứa con trai đầu là Hờ A bị khuyết tật hở môi dưới và khuyết tật chân tay. Lo sợ “không có người nối dõi”, Ký tiếp tục bắt vợ đẻ liên tiếp bốn đứa nữa tới khi có thêm thằng con trai mới thôi. Anh Ký cho rằng: “Lấy nhau là tại số phận. Họ hàng với nhau, thích nhau thì lấy nhau thôi. Với lại, biết là không nên đẻ nhiều nhưng mình mong muốn có một đứa con trai nên mới bắt vợ đẻ, nếu không phải vì cố có một đứa con trai thì cũng không đẻ nữa làm gì”.

Câu chuyện về hủ tục, mê tín vẫn chi phối nhiều đến đời sống của người dân, nghiêm trọng hơn đây còn là rào cản khiến tình trạng sinh con thứ 3, nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết vẫn hiện hữu trong đời sống của nhiều gia đình đồng bào dân tộc. Bà Sùng Thị Máy, Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Mù Cang Chải cho biết: Vấn đề kết hôn cận huyết thống là tập tục của đồng bào địa phương có từ nhiều đời rồi, rất khó thay đổi trong một thời gian ngắn. Người Mông trước nay vẫn quan niệm, dù là anh em ruột nhưng cứ đi lấy chồng, mang họ khác là các con có thể lấy được nhau, vì con cháu cùng nhà kết hôn với nhau sẽ gần gũi hơn, không phải phân chia tài sản cho người khác. Không riêng gì ở Mù Cang Chải, những chuyện kiểu như con em trai lấy con em gái, cháu lấy dì, chú lấy cháu, cháu lấy cô… là chuyện rất bình thường với đồng bào. Khắc phục tình trạng này không thể chỉ trông chờ vào công tác tuyên truyền, vận động mà cần sự ràng buộc trách nhiệm bằng những quy ước, hương ước từ thôn bản với sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền các cấp.

Theo bà Sùng Thị Mây, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Yên Bái: Để giải quyết vấn đề này không chỉ trong một sớm một chiều, do vậy, phải có sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, từ cấp ủy, chính quyền các cấp, phát huy vai trò, tầm ảnh hưởng của đội ngũ trưởng thôn, bản, bí thư chi bộ, MTTQ và các đoàn thể, nhất là các vị chức sắc tôn giáo, người có uy tín trong cộng đồng. Chú trọng tuyên truyền tới các bậc cha mẹ, ông bà hiểu, nhận thức rõ tác hại của tảo hôn, kết hôn cận huyết thống. Khi tuyên truyền vận động rồi nhưng người dân không có ý thức chấp hành thì cũng phải có những biện pháp xử lý vi phạm theo các quy ước, hương ước, trong các dòng họ, thôn bản.

 

Ngành Dân số nỗ lực chung tay đẩy lùi hủ tục 

Hiện Yên Bái có 15 xã thuộc 4 huyện Văn Chấn, Văn Yên, Trạm Tấu và Mù Cang Chải được tham gia Dự án can thiệp làm giảm tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống nhằm nâng cao chất lượng dân số.

Bước đầu, Dự án đã góp phần nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành và một bộ phận nhân dân về tảo hôn và kết hôn cận huyết thống, thu hút nhiều hơn sự quan tâm của các cấp, các ngành và nhân dân đối với nhóm đối tượng vị thành niên và thanh niên trong thực hiện Luật Hôn nhân và Gia đình ở vùng cao. Tuy nhiên, qua khảo sát tại 15 xã tham gia mô hình trong 3 năm qua cho thấy, trong tổng số 1.550 cặp kết hôn vẫn còn có tới gần 700 trường hợp không đăng ký kết hôn, có trên 360 trường hợp tảo hôn, kéo theo gần 1.000 trẻ em sinh ra không có đăng ký khai sinh. Thực tế này không chỉ tồn tại ở các thôn, bản vùng đồng bào Mông mà có không ít ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số khác, khiến công tác quản lý, xử lý vi phạm trở nên khó khăn, phức tạp.

 

Tuấn Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Dân số và phát triển - 2 giờ trước

GĐXH - Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh chóng, việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc được xác định là một trong những giải pháp chiến lược để bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi, đồng thời thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Ung thư vú có di truyền không?

Ung thư vú có di truyền không?

Dân số và phát triển - 4 giờ trước

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong cao nhất trong các loại ung thư ở nữ giới. Tại Việt Nam, ung thư vú cũng là loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất. Vậy ung thư vú có di truyền không và làm cách nào để tầm soát ở giai đoạn sớm?

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Dân số và phát triển - 19 giờ trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một tình huống đặc biệt hiếm trong sản khoa, với tỷ lệ gặp chỉ khoảng 1/700.000 – 1/800.000 ca mang thai tự nhiên.

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Sau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Tắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Viêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Ung thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Đừng bỏ qua những 10 dấu hiệu dưới đây, bởi việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong điều trị.

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nồng độ cholesterol cao không chỉ đe dọa tim mạch mà còn là thủ phạm thầm lặng gây rối loạn cương dương. Tìm hiểu mối liên hệ mật thiết này để bảo vệ sức khỏe nam giới toàn diện hơn.

Top