Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sinh mổ nhiều - nguy cơ nhau cài răng lược càng cao

Thứ sáu, 10:23 11/09/2015 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Thời gian qua, Bệnh viện Phụ sản TP Cần Thơ đã nỗ lực cấp cứu nhiều trường hợp sản bệnh nguy kịch,trong đó có các ca nhau cài răng lược, cứu sống được mẹ và bé đem lại niềm vui cho các cặp vợ chồng.

BS Vũ Đăng Khoa, Phó Trưởng khoa Sản bệnh (Bệnh viện Phụ sản TP Cần Thơ) chia sẻ: Bình thường các gai nhau chỉ bám đến một phần lớp nội mạc tử cung, sau khi sinh, bánh nhau sẽ bong ra một cách dễ dàng. Tuy nhiên, một số trường hợp bánh nhau không bám như bình thường mà có thể vượt qua lớp nội mạc tử cung, bám sâu và chắc vào lớp cơ tử cung, thậm chí xuyên thủng cả lớp cơ tử cung, xâm lấn vào các cơ quan lân cận như bàng quang, ruột… Tình trạng này gọi là nhau cài răng lược,  là bệnh hiếm gặp. Trong vài thập niên gần đây, tỷ lệ mắc bệnh này đã tăng lên đáng kể (khoảng từ 1/2.000 đến 2.500 ca sinh). Sự gia tăng này liên quan với tỷ lệ mổ lấy thai (theo thống kê của Bệnh viện Từ Dũ, TP Hồ Chí Minh).

Có 3 dạng nhau cài răng lược, tùy mức độ xâm lấn của bánh nhau. Mức độ nhẹ: Bánh nhau bám và xâm lấn một phần lớp cơ tử cung; Mức độ trung bình: Bánh nhau bám sâu vào lớp cơ tử cung, nhưng chưa xuyên qua các cơ quan lân cận; Mức độ nặng: Bánh nhau ăn xuyên hết lớp cơ, lớp thanh mạc tử cung và ăn lan đến các cơ quan lân cận như: Bàng quang, ruột...

Những trường hợp nhau cài răng lược sau khi sinh nhau sẽ không bong và chảy máu không cầm được nên có những nguy cơ: Băng huyết sau sinh có thể phải truyền máu, đe dọa tính mạng của sản phụ; Sót nhau gây nhiễm trùng hậu sản; Sinh non do chảy máu nhiều (thường là trong tam cá nguyệt 3 của thai kỳ; Cắt tử cung. Nếu nhau cài đến bàng quang hay trực tràng thì đôi khi phải cắt bỏ một phần bàng quang hay trực tràng mới cầm máu được…

Do vậy, khi chẩn đoán nhau cài răng lược sau lúc thai nhi ra đời, tùy sinh thường hay sinh mổ, cần nghi ngờ nhau cài răng lược nếu thấy nhau không bong tự nhiên sau khi em bé ra đời. Các bác sỹ sẽ lấy phần nhau bằng cách bóc nhau, cầm máu khi có chảy máu quá nhiều (bằng thuốc hay bằng phẫu thuật), hoặc có thể dùng thuốc tiêu diệt phần nhau còn lại. Nhưng nói chung, chẩn đoán lúc này là khá bị động, xử trí cụ thể tùy tình trạng nhau bám, tình trạng mất máu của mẹ.  Nguyên nhân gây nhau cài răng lược thường do thành tử cung nơi nhau bám bị suy yếu, không đủ dinh dưỡng nên các gai nhau phải tăng cường phát triển. Những phụ nữ có nguy cơ cao bị nhau cài răng lược: Thứ nhất nhau tiền đạo: Nhau bám phần dưới của thân tử cung, vốn là nơi có lớp cơ mỏng (khoảng 1/3 tử cung). Thứ hai có tiền sử mổ lấy thai: Tỷ lệ tăng theo số lần mổ lấy thai trước đó. Mổ lần 1 tăng nguy cơ cho mang thai lần sau là 4,5 lần, mổ lần 2 tăng 11,3 lần. Nhau cài răng lược tăng khi sản phụ bị nhau tiền đạo và có sẹo mổ lấy thai. Ở sản phụ không có vết mổ cũ, nhau tiền đạo kèm nhau cài răng lược chiếm 9,4%, nhưng ở người có 1 lần mổ lấy thai tần suất là 21,1%, nếu 2 lần mổ lấy thai tỷ lệ này là 47,6%. Ngoài ra, nhau cài răng lược thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai trên 35 tuổi; Đẻ nhiều lần, có tiền sử nạo phá thai nhiều…

Các chuyên gia sản khoa khuyến cáo: Thai phụ bị nhau tiền đạo; Có sẹo mổ lấy thai; Tiền căn bóc nhân xơ tử cung; Phụ nữ mang thai trên 35 tuổi; Sinh con nhiều lần; Tiền sử nạo phá thai nhiều lần… là những đối tượng có nguy cơ cao bị nhau cài răng lược trong cuộc sinh nở. Do vậy, thai phụ cần thăm khám thai định kỳ theo hướng dẫn của cán bộ y tế chuyên khoa để được tư vấn, chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe mẹ và thai nhi.

Thu Sương/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Dân số và phát triển - 3 giờ trước

GĐXH - Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh chóng, việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc được xác định là một trong những giải pháp chiến lược để bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi, đồng thời thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Ung thư vú có di truyền không?

Ung thư vú có di truyền không?

Dân số và phát triển - 5 giờ trước

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong cao nhất trong các loại ung thư ở nữ giới. Tại Việt Nam, ung thư vú cũng là loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất. Vậy ung thư vú có di truyền không và làm cách nào để tầm soát ở giai đoạn sớm?

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Dân số và phát triển - 19 giờ trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một tình huống đặc biệt hiếm trong sản khoa, với tỷ lệ gặp chỉ khoảng 1/700.000 – 1/800.000 ca mang thai tự nhiên.

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Sau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Tắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Viêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Ung thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Đừng bỏ qua những 10 dấu hiệu dưới đây, bởi việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong điều trị.

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nồng độ cholesterol cao không chỉ đe dọa tim mạch mà còn là thủ phạm thầm lặng gây rối loạn cương dương. Tìm hiểu mối liên hệ mật thiết này để bảo vệ sức khỏe nam giới toàn diện hơn.

Top