Sinh viên chế tạo viên nén sinh khối từ vỏ tỏi đầu tiên trên thế giới
Thành phần chính là vỏ tỏi, kết hợp với sáp đậu nành tạo ra một viên nén sinh khối có thể cháy được lâu hơn, lượng khí CO2 thải ra môi trường giảm khoảng 80%. Đây là sản phẩm được một nhóm các bạn sinh viên Đại học ở TPHCM nghiên cứu và được cho là đầu tiên trên thế giới.
Từ ý tưởng xử lí vỏ tỏi
Sản phẩm này có tên là NIION, do nhóm sinh viên của một số trường như: trường Đại học Công thương TPHCM, Bách khoa TPHCM, Đại học Kinh tế, Vin Uni và Cao đẳng Conestoga (Canada) cùng tham gia nghiên cứu, chế tạo. Dự án này cũng lọt vào Vòng chung kết cuộc thi Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo được tổ chức tháng 4 tới đây.

Viên nén sinh khối carbon được làm từ vỏ tỏi dạng thô.
Đinh Văn Nam, sinh viên trường Đại học Công Thương TPHCM, trưởng nhóm dự án cho biết, viên nén sinh khối carbon hoá từ vỏ tỏi có ba công dụng chính là làm mồi lửa, than nướng và sử dụng trong y tế công cộng. Thậm chí sau khi đốt, phần tro còn có thể dùng làm phân bón hữu cơ.
Em nhận ra đây là một bài toán rất hay, nó có thể dùng trong những trường hợp khẩn cấp như lũ lụt, không có điện, không có đèn dầu, sản phẩm này khi đốt lên có thể vừa đuổi côn trùng, giảm tối đa tình trạng sốt xuất huyết", Nam nói.
Chia sẻ thêm về ý tưởng này, Nam cho biết, gia đình mình hằng tháng sau khi sơ chế nông sản sẽ thải lượng vỏ tỏi thừa. Mỗi tháng gia đình phải tốn khoảng 30 triệu để xử lý rác thải này bởi vỏ tỏi không thể chôn lấp được do có kháng sinh tự nhiên. Trăn trở của Nam chính là làm sao tận dụng được lượng vỏ tỏi này mà không ảnh hưởng đến môi trường vừa tạo ra giá trị kinh tế.
Ngoài ra, trong thành phần của tỏi có hợp chất allicin, có khả năng đuổi muỗi, hoàn toàn có thể sử dụng ở những địa phương để giảm thiểu tình trạng dịch sốt xuất huyết.
“Vỏ tỏi này rất giống giấy, nhưng thô hơn, khi đốt không tạo ra nhiều CO2 như gỗ, nhưng bên trong lại có chứa dược chất", nam sinh này giải thích thêm.
Từ ý tưởng đó, Nam đã tìm đến những đồng đội có chuyên môn khác nhau ở các trường tại TPHCM, thậm chí hỏi ý kiến hướng dẫn của các thầy cô cũng như sử dụng các phòng thí nghiệm để hiện thực hoá sản phẩm này.
Để làm ra một viên nén nhỏ hơn 12g với thời gian cháy từ 10-15 phút, nhóm đã cất công tìm hiểu cũng như thử kết hợp vỏ tỏi với nhiều nguyên liệu khác nhau.
Với vỏ tỏi, nhóm đã tìm kiếm và thu gom từ chợ, các công ty gia vị, xưởng chế biến nông sản, sau đó làm sạch, phơi khô, xay nhuyễn thành bột rồi kết hợp cùng các thành phần khác.
Từ những hợp chất ban đầu như cồn, bột bờ lời, sáp ong và cuối cùng là sáp đậu nành. Lí do nhóm chọn dùng sáp đậu nành vì thành phần này khi nóng chảy ở nhiệt độ 70-80 độ C không làm biến chất vỏ tỏi. Nhóm đã mất khoảng 3 tháng để đưa ra phương án tối ưu nhất, căn chỉnh từng thông số thành phần sao cho hợp lí nhất.
“Lúc mà đốt ra lửa, cháy to và thơm, lúc đó tụi em vỡ oà luôn vì không thể tin được bởi làm ra được sản phẩm như này không hề dễ chút nào”, Nam hồ hởi nói.
Mở ra nhiều hướng đi
Bà Hoàng Thị Thoa, Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp, trường Đại học Công thương TPHCM đánh giá, đây là một trong những sản phẩm mới lạ dù thị trường trên thế giới đã có những viên nén nhưng làm từ vỏ tỏi thì vẫn chưa.
Các thành viên của dự án cũng tập hợp những bạn ở nhiều lĩnh vực khác nhau, có tinh thần chủ động, sáng tạo và giỏi ngoại ngữ. Ngoài ra, nguồn nguyên liệu này cũng được coi là dồi dào trên thị trường hiện nay.
Hơn nữa, viên nén sinh khối carbon này không những có công dụng giúp giảm thiểu rác thải, giảm khí thải CO2, giảm ô nhiễm môi trường mà còn có thể sử dụng trong nhà hàng khách sạn dùng để nướng đồ ăn thay cho than như hiện nay, mang đi cắm trại, xua đuổi côn trùng.
Hiện thị trường xuất khẩu cũng quan tâm đến sản phẩm mồi đốt và đây cũng là hướng đi chính của sản phẩm này.
"Khi so sánh với than, than đá hoặc các sản phẩm hiện tại thì giá trị của sản phẩm này đã tốt hơn. Tuy nhiên các bạn vẫn cần nghiên cứu các thành phần để đảm bảo giữ được trị nhiệt cao, giảm thiểu tối đa nhất phát thải", bà Thoa nói thêm.
Không chỉ dừng lại ở cuộc thi, cả nhóm còn có ý định thành lập công ty kinh doanh và phát triển thêm các sản phẩm khác trong tương lai.
"Tụi em còn cần rất cải thiện rất nhiều như xay mịn sản phẩm và để mang đi trông nhỏ gọn hơn, cũng như hy vọng sản phẩm có thể đưa ra quốc tế, đó chính là mục tiêu của tụi em", Nam nói thêm.

Nhóm sinh viên thực hiện dự án (ảnh:NVCC)
Dự kiến sản phẩm được bán với giá khoảng 15.000-20.000 đồng/hộp, mỗi hộp 10 viên trọng lượng khoảng 125g. Nhóm cũng cho biết, sản phẩm vẫn còn cần thêm thời gian để hoàn thiện. Trước tiên là giảm tỷ lệ sáp đậu nành nhằm giảm giá thành bởi hiện nay tỷ lệ pha trộn vẫn còn hơi cao. Trong khi hiện nay giá 1kg sáp đậu nành là 175.000 đồng, còn 1kg vỏ tỏi khoảng 1.000 đồng.

Anh em sinh đôi Hiền - Hậu cùng giành Huy chương Vàng Olympic Toán
Giáo dục - 13 giờ trướcCặp anh em sinh đôi Nguyễn Trí Hiền - Nguyễn Trí Hậu, học sinh lớp 11 chuyên Toán của Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (Quảng Nam) vừa giành Huy chương Vàng ở kỳ thi Olympic Giao lưu Toán học.

Hơn 20 trường công bố điểm sàn thi đánh giá năng lực, tư duy 2025
Giáo dục - 1 ngày trướcHiện có ít nhất 21 trường đại học trên cả nước công bố điểm sàn theo phương thức xét điểm thi đánh giá năng lực, tư duy năm 2025.

Thêm một trường THPT chuyên hot nhất nhì Hà Nội bỏ xét tuyển thẳng
Giáo dục - 1 ngày trướcTrường THPT chuyên Ngoại ngữ (Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội) vừa có thông báo điều chỉnh phương thức tuyển sinh lớp 10, năm học 2025-2026.

"Nóng hơn cả mùa hè": Những nghề nghiệp "hot" năm 2026 bạn không thể bỏ lỡ
Giáo dục - 1 ngày trướcGĐXH - Trong bối cảnh công nghệ và xã hội thay đổi từng ngày, những nghề nghiệp hot năm 2026 đang dần lộ diện với tốc độ tăng trưởng chóng mặt. Bạn đã sẵn sàng cập nhật xu hướng để không bị bỏ lại phía sau?

Không còn quận, huyện, tuyển sinh đầu cấp ở Hà Nội có thay đổi?
Giáo dục - 2 ngày trướcGĐXH - Theo lãnh đạo TP Hà Nội, dù đơn vị hành chính có thay đổi, song Hà Nội vẫn giữ ổn định phương án và thời gian tổ chức tuyển sinh mầm non, lớp 1 và lớp 6 năm học 2025-2026.

Bộ GD-ĐT công bố thủ tục xét thăng hạng giáo viên, giảng viên
Giáo dục - 2 ngày trướcBộ GD-ĐT vừa công bố thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước lĩnh vực chế độ, chính sách đối với nhà giáo thuộc phạm vi quản lý của Bộ, trong đó nêu rõ thủ tục để giáo viên/giảng viên được đăng ký dự xét thăng hạng.

Nam sinh có điểm tốt nghiệp cao nhất trong lịch sử Đại học Bách khoa TPHCM
Giáo dục - 3 ngày trướcHọc ngành nổi tiếng nhất là Khoa học và kỹ thuật máy tính, Lã Nguyễn Gia Hy đã tốt nghiệp trước hạn và xếp loại xuất sắc với GPA 4/4.0 tại Trường Đại học Bách khoa TPHCM.

Hà Nội đóng cửa trung tâm dạy thêm 600 học sinh
Giáo dục - 4 ngày trướcHà Nội tạm dừng hoạt động trung tâm dạy thêm 600 học sinh ở quận Đống Đa do chưa đảm bảo các quy định.

Dự kiến học phí 2 trường Y top đầu TP.HCM 2025, cao nhất gần 85 triệu đồng/năm
Giáo dục - 4 ngày trướcTrường Đại học Y Dược TP.HCM và Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch công bố mức học phí dự kiến với khóa tuyển sinh năm 2025.

Quy định mới nhất: Giáo viên không được làm quá 2 nhiệm vụ cùng lúc
Giáo dục - 5 ngày trướcTheo quy định mới nhất về chế độ làm việc tại các trường công lập từ tháng 4/2025, mỗi giáo viên không được kiêm nhiệm quá 2 nhiệm vụ cùng lúc.

Xóa bỏ phòng GD&ĐT, các trường tiểu học, THCS giao đơn vị nào quản lý?
Giáo dụcNhiều giáo viên, học sinh, phụ huynh các cấp băn khoăn, sau khi sáp nhập, xoá bỏ cấp huyện và phòng GD&ĐT, các trường mầm non, tiểu học, THCS do đơn vị nào quản lý?