Sinh viên quay cuồng "dở khóc, dở cười" vì dày đặc tiểu luận hết môn
Dịch COVID-19, sinh viên phải học trực tuyến và làm bài tiểu luận để kết thúc môn. Tuy nhiên, cùng một lúc phải hoàn thành quá nhiều môn theo hình thức tiểu luận khiến sinh viên "kêu trời".
"Quay cuồng" khi phải làm một lúc quá nhiều tiểu luận
Với sinh viên đại học, những bài tiểu luận dường như không còn quá xa lạ. Tuy nhiên, trong một kỳ học thông thường sinh viên chỉ làm 1 hoặc 2 bài tiểu luận, còn các môn khác sẽ làm bài thi trực tiếp.
Tuy nhiên, do dịch Covid-19, trừ một số môn và một số trường thi online thì hầu như còn lại đều là làm bài tiểu luận để thay thế cho bài thi kết thúc học phần.
Chính vì vậy mà trong một khoảng thời gian ngắn và liên tiếp, sinh viên phải hoàn thành rất nhiều các bài tiểu luận.
Phương Linh (sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội) cho biết: "Mình đang phải chạy 5 cái deadline tiểu luận thi hết học phần, mà điều đáng nói là phải làm gần như cùng một lúc, lịch nộp cứ san sát nhau, tính ra chỉ khoảng 2 ngày một môn. Nghĩ vẫn thấy sợ hãi, không biết sao có thể hoàn thành được".
"2 ngày cho 1 bài tiểu luận 15 trang phải nghiên cứu luật, tìm tài liệu, viết bài cho sâu và hay, thì cũng khá là căng, mà làm sơ sài thì tạch môn như chơi", Linh cho hay.
Cũng như Linh, Như Quỳnh (sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội) chia sẻ, mình đang phải làm "một đống" tiểu luận. Quỳnh tiết lộ rằng kỳ này mình phải làm tới 9 môn theo hình thức tiểu luận. "Khi nhận tin sẽ phải làm tới 9 môn mình thực sự đã bị "sốc" nhẹ. Bình thường làm 1,2 cái đã thấy đau đầu rồi đằng này đến tận 9 cái. Mình vẫn đang quay cuồng, ngộp thở với đống tiểu luận này đây.
Mỗi lần viết tiểu luận là mình như muốn vừa khóc vừa viết, ước gì nước mắt có thể biến thành chữ thì tốt".
"Mờ mắt", thức xuyên đêm để kịp hoàn thành
Khối lượng tiểu luận quá lớn khiến nhiều sinh viên phải "cày xuyên đêm" mới có thể hoàn thành kịp.
Như Quỳnh cho biết: "Lịch nộp các môn cứ san sát nhau, ngày 10/6 vừa qua mình đã nộp 2 môn và ngày 18/6 tới đây mình sẽ nộp 1 môn nữa. Nhưng tuy nhiên, điều kinh khủng là sau đó chỉ 1 ngày, tức là ngày 19/6 mình phải nộp 6 môn còn lại. Khác nào mình phải làm 7 môn một lúc không?".
"Nửa tháng nay, ngày nào cũng như ngày nào mình cũng đều thức đêm cả, có những hôm đến 3,4 giờ sáng là chuyện bình thường. Nếu không làm xuyên cả đêm mình nghĩ mình sẽ không hoàn thành được mất. Thức đêm nhiều giờ đầu óc mình cũng quay cuồng, nhiều lúc như trên mây vì thiếu ngủ.
Mình còn phải tăng cường uống dầu cá, dầu gấc với vitamin để bổ sung cho mắt, nhìn màn hình máy tính nhiều quá nhiều lúc mình mờ cả mắt luôn", Quỳnh cho biết thêm.
Không khác Quỳnh là bao, Nguyễn Hường (sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cho biết mấy hôm nay cũng đang thức đêm để làm tiểu luận. "Mình cứ nghĩ làm tiểu luận thay cho thi chắc cũng sẽ nhàn hơn, nhưng tuy nhiên đấy là khi chỉ làm 1,2 bài. Còn đến mức hầu như môn nào cũng làm tiểu luận khiến mình như muốn "tẩu hỏa nhập ma" luôn".
Ám ảnh khi phải viết tay "vài chục" trang giấy
Phải làm nhiều tiểu luận đã đành, nhiều sinh viên còn "kêu trời" khi một số thầy cô yêu cầu phải viết tay những bài tiểu luận đó thay vì đánh máy.
Đỗ Văn Tiến, sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định cho biết: "Kỳ này mình phải làm tới 5 môn bằng hình thức tiểu luận, mỗi môn yêu cầu ít nhất từ 8-10 trang, nhưng điều đáng sợ hơn là tất cả đều phải viết tay, không được đánh máy.
Bình thường đánh máy đã mệt rồi đằng này lại còn phải viết tay, mình là con trai lại càng lười trong khoản viết lách, nhiều lúc thấy nản không muốn làm nữa luôn. Nhưng vẫn phải cố làm cho đủ để không bị trượt môn".
Cũng phải làm tiểu luận theo cách viết tay, Nguyễn Hường chia sẻ vừa làm xong 5 môn theo hình thức tiểu luận, hiện vẫn còn 2 môn nữa phải hoàn thành:
"Nhiều bạn ở lớp cũng như em, ai cũng than vì phải viết tay quá nhiều bài tiểu luận, ngày nào cũng phải động viên nhau để làm bài.
Hoàn thành được 5 môn rồi em ám ảnh thật sự, nhưng vẫn còn 2 môn nữa mới xong. Sau kì này chắc ai mà nhắc tới từ 'tiểu luận' nữa là em 'trầm cảm' luôn quá".
"Dở khóc dở cười" khi làm tiểu luận
Chia sẻ với PV Dân Trí, Như Quỳnh cho biết khi làm tiểu luận bạn đã gặp rất nhiều những tình huống éo le, dở khóc dở cười. "May mắn hơn nhiều bạn khác là trường mình các thầy cô cho sinh viên được đánh máy. Nhưng tuy nhiên nhiều khi làm ở máy tính cũng khiến mình "hết hồn". Có lúc tắt máy nhưng quên lưu bài đang viết dở, thế là công sức cả ngày trời ngồi làm như đổ sông đổ bể. Lúc ấy chỉ muốn hét và khóc thật to.
Nhiều hôm đang có hứng làm bài thì nhà mất điện, dịch nên mình về quê, mà ở quê hay mất điện lắm, vừa bực vừa tức nhưng cũng không làm gì được", Quỳnh chia sẻ.
Bên cạnh đó, Quỳnh cũng cho biết: "Được cái viết tiểu luận dễ qua môn đối với một số môn như triết, tư tưởng, nhưng với những môn chuyên ngành thì có lúc đọc đề xong như kiểu mình chưa học gì. Do dịch nên mình cũng không thể đến trường tìm thêm nhiều tài liệu để làm bài được. Nhiều khi bí nên mình cứ làm đại cho xong, không biết có đúng hay không nữa".
Tuy đã phải làm tiểu luận nhưng Tiến cho biết sau đó mình vẫn phải trả lời vấn đáp 1-1 với các thầy cô về bài làm. "Mặc dù đã chuẩn bị nhưng khi thầy cô hỏi mình vẫn rất căng thẳng, nhiều khi thầy cô hỏi các câu hỏi mở rộng mình ấp úng mãi không trả lời được".
Nhiều sinh viên còn chia sẻ, vì quá ám ảnh khi phải làm nhiều tiểu luận mà đến khi ngủ cũng mơ đang làm dở tiểu luận nữa.
"Có hôm đang ngủ tự nhiên phải bật dậy vì mơ thấy tiểu luận dang dở vẫn chưa xong. Thực sự là rất ám ảnh. Chưa bao giờ mình phải làm nhiều tiểu luận cùng một lúc như bây giờ", Phương Linh bộc bạch.
Theo Dân trí
Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù
Pháp luật - 1 giờ trướcThông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.
Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc
Pháp luật - 1 giờ trướcVào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.
Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11
Pháp luật - 1 giờ trướcNgày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 2 giờ trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường
Thời sự - 3 giờ trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.
Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học
Xã hội - 3 giờ trướcGĐXH - Xe chở rác rơi xuống sông được trục vớt thành công. Tuy nhiên, công tác tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích vẫn chưa có kết quả; hội đồng kỷ luật đã đưa ra hình thức kỷ luật đối với một số học sinh liên quan tới vụ nữ sinh lớp 11 bị đánh hội đồng, gãy đốt sống cổ.
Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương
Thời sự - 3 giờ trướcHàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.
Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng
Thời sự - 14 giờ trướcGĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.
Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích
Xã hội - 14 giờ trướcGĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Bắt giữ đối tượng trộm cắp cà phê ở Lâm Đồng
Pháp luậtGĐXH - Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã bắt đối tượng Lưu Xuân Kiên (1997, quê huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.