Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sinh viên tìm việc giáp Tết: Làm sao để tránh 'sập bẫy' lừa đảo?

Thứ ba, 12:21 03/01/2023 | Giáo dục

Thời điểm cuối năm, nhiều sinh viên có xu hướng tìm việc làm để kiếm thêm thu nhập. Nắm bắt tâm lý này, nhiều lời quảng cáo hấp dẫn "việc nhẹ, lương cao" nhưng thực chất lại là những "bẫy" mà các đối tượng giăng ra nhằm lợi dụng sự nhẹ dạ của sinh viên để lừa đảo, chiếm đoạt tiền.

Nhan nhản "bẫy việc làm" sinh viên dịp cuối năm

Những ngày này, dạo qua một số diễn đàn việc làm cho sinh viên tìm việc ngày cuối năm, không khó để tìm thấy vô vàn những thông tin tuyển dụng với nội dung hấp dẫn.

Chỉ cần gõ cụm từ "tìm việc làm thêm dịp Tết", trong vài giây là có hàng vạn kết quả khác nhau: "việc làm thêm lương cao ngày Tết", "việc làm thời vụ Tết", "việc nhẹ lương cao", "ưu tiên tuyển sinh viên", "không thu tiền cọc trước"... Công việc chủ yếu dành cho sinh viên hoặc người lao động trẻ như: chạy bàn, bán hàng, giới thiệu sản phẩm, đóng hàng, kiểm đếm hàng, giao hàng…

Không ít bạn trẻ lần đầu kiếm việc làm thêm lấy tiền tiêu Tết đã hoa mắt trước ma trận thông tin tuyển dụng với những lời "mật ngọt" như: "Cửa hàng thiếu nhân viên cần tuyển số lượng lớn trong dịp giáp Tết, chỉ cần biết dán, bấm chụp màn hình với mức lương 150.000 đồng/ngày", hay " Tuyển nhân viên bán hàng kiêm mẫu chụp quần áo, có ăn trưa, lương 200.000 đồng/ngày" hoặc ""Tết sắp đến, tìm nhân viên đánh máy theo mẫu, 200.000 đồng/20 bài, mỗi văn bản trên 100 từ"…

Sinh viên tìm việc giáp Tết: Đừng biến thành "mồi ngon" của các trò lừa đảo - Ảnh 2.

Vào mạng, gõ cụm từ “việc làm thêm dịp Tết” chỉ trong 0,40 giây có thể nhận được 32.600.000 kết quả khác nhau.

Hầu như những mẩu đăng tin tuyển dụng đều không có địa chỉ mà chỉ yêu cầu để lại số điện thoại hoặc tin nhắn với những yêu cầu tuyển dụng khá dễ dàng, không cần kinh nghiệm, không cần thử việc, không cần trình độ và đánh trúng tâm lý của các bạn trẻ đang nôn nóng tìm việc dịp giáp Tết.

Điều đáng nói, công việc thì không cụ thể nhưng bên tuyển dụng lại đưa ra các chiêu dụ khách hàng như nộp phí sớm sẽ được khuyến mại nhiều, giới thiệu người khác sẽ được cộng thêm tiền, đi theo nhóm sẽ được giảm %, phí giữ chỗ…

Là một trong số những nạn nhân của các đối tượng lừa đảo, T.V.Nhi (sinh viên ĐH Quốc gia HN) chia sẻ, em đã đọc được một lời rao trên mạng với công việc bán hàng Tết tại một cửa hàng tạp hóa với mức lương 300.000 đồng/ngày nhưng phải chuyển khoản 400.000 đồng để giữ chỗ và quần áo đồng phục. "Khi đến nơi thì địa chỉ đăng trên quảng cáo là một cửa hàng bán đồ ăn cho mèo và chủ nhà không có nhu cầu thuê nhân viên. Em đã gọi điện đến số điện thoại của bên đăng tuyển người thì không thể liên lạc được".

Hay như trường hợp của N. Đức Quang (sinh viên năm 2, Trường ĐH Giao thông vận tải) cho biết đã nhận việc làm shiper giao hàng nhưng nhiều lần không liên lạc được với khách để nhận đồ nên Quang đã bị mất tiền hàng. Quang cho biết thêm, sau khi công khai thông tin cá nhân trên các hội nhóm mạng xã hội thì em liên tục nhận các tin nhắn, cuộc gọi mời chào vay tín dụng, mở thẻ ngân hàng, làm tiếp thị, tiếp khách tại quán karaoke…

Có "việc nhẹ, lương cao"?

Lưu ý đối với sinh viên tìm việc làm thêm nói chung và trong dịp Tết nói riêng, TS. Hoàng Trung Học - Trưởng khoa Tâm lý - Giáo dục (Học viện Quản lý giáo dục) khuyên, đối với các em sinh viên thì nhiệm vụ học tập của các em vẫn là quan trọng nhất. Các em cần hoàn thành nhiệm vụ học tập trước. Sau đó, nếu còn thời gian mới dành cho việc làm thêm. Việc làm thêm cũng chỉ nên thực hiện vào thời điểm phù hợp như nghỉ hè hoặc vào buổi tối để không ảnh hưởng đến lịch học.

Sinh viên tìm việc giáp Tết: Đừng biến thành "mồi ngon" của các trò lừa đảo - Ảnh 3.

Sinh viên cần cảnh giác với các loại hình lừa đảo khi đi xin việc làm, cần tìm thông tin việc làm từ nơi uy tín.

Theo TS. Hoàng Trung Học, sinh viên không nên làm công việc không liên quan gì với ngành mình học. Thay vào đó, chọn những công việc phù hợp với năng lực, kiến thức đã được học ở trường. Các em cần cẩn trọng khi chọn công việc, đảm bảo an toàn, tránh những môi trường nguy cơ cao, có thể gây nguy hiểm. Các em phải tìm hiểu rõ công việc mình sẽ làm, cần có thỏa thuận, tốt nhất là có hợp đồng lao động quy định trách nhiệm, nghĩa vụ cho các bên để tránh trường hợp bị lừa.

Lưu ý về một số chiêu trò lừa đảo, phổ biến khi sinh viên tìm việc làm thêm thời vụ dịp Tết, anh Hoàng Phương Đông - Giám đốc một công ty giới thiệu việc làm ở quận Nam Từ Liêm khẳng định: "Không bao giờ có công việc nào mà "việc nhẹ, lương cao". Vì thế, các bạn sinh viên cần cảnh giác một cách cao độ để tránh "tiền mất, tật mang".

Theo anh Đông, trước khi nhận việc dễ mà lại nhiều tiền, các bạn sinh viên cần tìm hiểu thật kỹ công việc đó là gì. Khi đến nộp hồ sơ xin việc, nếu họ yêu cầu đặt cọc hay ứng tiền trước thì 100% là chiêu trò lừa đảo.

"Hầu hết các đối tượng đều yêu cầu người lao động đặt cọc trước khi nhận việc hoặc thu tiền người lao động khi tham gia tuyển dụng với danh nghĩa "tiền hồ sơ", "tiền bảo đảm không bỏ việc", "phí tuyển dụng"… Một số cá nhân còn yêu cầu người lao động nộp phí mở tài khoản trả lương; Yêu cầu liên kết tài khoản ngân hàng với app trả lương. Việc liên kết này có thể khiến người lao động bị lộ thông tin, đánh cắp dữ liệu về tài khoản ngân hàng cá nhân.

Ngoài ra, nếu có người mượn/thuê giấy tờ cá nhân thì chắc để lừa người khác bằng danh nghĩa của mình. Vì vậy, các bạn sinh viên cần hết sức lưu ý, làm gì cũng cần có hợp đồng và phải đọc hợp đồng thật kỹ. Nếu có thể, sinh viên cầm về nghiên cứu trước khi ký".

Chế tài xử lý các hành vi lừa đảo tuyển dụng

Theo khoản 2 Điều 17 BLLĐ 2019, người sử dụng lao động không được yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động. Cá nhân vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 20-25 triệu đồng theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về hành vi buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động. Mức phạt trên áp dụng với cá nhân, tổ chức vi phạm bị phạt gấp đôi.

Theo khoản 2 Điều 11 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động không phải trả chi phí cho việc tuyển dụng lao động. Nếu người sử dụng lao động thu tiền khi tuyển dụng thì có thể bị phạt tiền từ 1-3 triệu đồng (Khoản 1 Điều 8 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

Với yêu cầu nộp phí mở tài khoản trả lương, nếu người sử dụng lao động trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương (khoản 2 Điều 96 BLLĐ 2019). Nếu người sử dụng lao động yêu cầu người lao động trả phí cho việc mở tài khoản để trả lương là trái quy định của pháp luật.


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Năm học 2024 - 2025, hàng loạt trường đại học thông báo mức học phí mới tăng ‘ngất ngưởng’ so với năm cũ

Năm học 2024 - 2025, hàng loạt trường đại học thông báo mức học phí mới tăng ‘ngất ngưởng’ so với năm cũ

Giáo dục - 16 giờ trước

GĐXH - Nhiều trường đại học đã công bố mức học phí năm 2024 - 2025, dự kiến sẽ cao hơn so với năm trước.

Sinh viên được nghỉ lễ 30/4-1/5 kéo dài đến 2 tuần, trường đại học nói gì?

Sinh viên được nghỉ lễ 30/4-1/5 kéo dài đến 2 tuần, trường đại học nói gì?

Giáo dục - 17 giờ trước

Sinh viên nhiều trường đại học sẽ có dịp lễ 30/4 và 1/5 kéo dài do tiếp nối với lịch nghỉ kết thúc học phần.

Hôm nay (17/4), Hà Nội công bố chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-2025

Hôm nay (17/4), Hà Nội công bố chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-2025

Giáo dục - 22 giờ trước

GĐXH - Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, Sở sẽ công bố chỉ tiêu vào lớp 10 các trường THPT trên địa bàn thành phố.

Những yếu tố cần có để làm được nghề dịch vụ hàng triệu người mơ ước

Những yếu tố cần có để làm được nghề dịch vụ hàng triệu người mơ ước

Giáo dục - 23 giờ trước

GĐXH - Hướng dẫn viên du lịch là một trong các ngành nghề hot nhất hiện nay. Một nghề nghiệp đòi hỏi nhiều kiến thức và kỹ năng như hướng dẫn viên du lịch chắc chắn sẽ cần nhiều yếu tố khi tuyển dụng nhân lực.

Xôn xao hình ảnh bãi gửi xe 'phân biệt đối xử với sinh viên nợ môn'

Xôn xao hình ảnh bãi gửi xe 'phân biệt đối xử với sinh viên nợ môn'

Giáo dục - 1 ngày trước

Hình ảnh bãi gửi xe của một trường đại học ở TPHCM có cắm tấm bảng "khu vực để xe nợ môn" kèm dòng trạng thái "tàn ác với người nợ môn" được chia sẻ trên mạng xã hội gây xôn xao.

Làm rõ vụ nữ sinh lớp 12 ở Bình Phước bị bạn đánh đến tổn thương sọ, trầm cảm

Làm rõ vụ nữ sinh lớp 12 ở Bình Phước bị bạn đánh đến tổn thương sọ, trầm cảm

Giáo dục - 1 ngày trước

Ngày 16/4, Công an thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước đang khẩn trương điều tra, làm rõ vụ việc nữ sinh lớp 12 bị bạn đánh khi đi học thêm, dẫn đến tổn thương sọ và trầm cảm nặng.

Thanh Hóa: Trường xuống cấp, thầy và trò vừa học vừa lo

Thanh Hóa: Trường xuống cấp, thầy và trò vừa học vừa lo

Giáo dục - 1 ngày trước

GĐXH - Sau hơn 20 năm sử dụng, Trường THCS Thiệu Công, xã Thiệu Công, huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) xuống cấp nghiêm trọng khiến nhiều học sinh phải học tập trong căn phòng tạm ẩm thấp, không đảm bảo an toàn.

Năm học 2024-2025: Hà Nội có tới 160.000 học sinh vào lớp 6

Năm học 2024-2025: Hà Nội có tới 160.000 học sinh vào lớp 6

Giáo dục - 1 ngày trước

Ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, năm học tới, số lượng học sinh đầu cấp tiếp tục tăng. Riêng lớp 6, năm học 2024-2025 có tới 160.000 em.

Tiết học của học sinh lớp 6 ở Hà Nội và CEO Apple Tim Cook có gì đặc biệt?

Tiết học của học sinh lớp 6 ở Hà Nội và CEO Apple Tim Cook có gì đặc biệt?

Giáo dục - 1 ngày trước

GĐXH - Theo Hiệu trưởng Trường Liên cấp Ngôi sao Hà Nội, CEO Apple Tim Cook rất thân thiện với giáo viên và học sinh của nhà trường. Vị này dành thời gian chủ yếu để tìm hiểu về vấn đề học tập công nghệ của học sinh.

Từ tháng 4/2024 đã có gần 100 trường công bố xét tuyển đại học bằng IELTS

Từ tháng 4/2024 đã có gần 100 trường công bố xét tuyển đại học bằng IELTS

Giáo dục - 1 ngày trước

GĐXH – Tính đến giữa tháng 4/2024 đã có 80 trường công bố xét tuyển đại học bằng chứng chỉ IELTS. Cập nhật danh sách chi tiết nhất trong bài viết dưới đây.

Top