Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sợ nghèo, cả thôn quyết không sinh con thứ ba

Thứ hai, 15:28 09/12/2013 | KHHGĐ

Chung suy nghĩ sinh nhiều không có điều kiện cho con ăn học, lại thua hàng xóm về kinh tế, người dân thôn Tân Ninh (xã Vĩnh Hiền, Vĩnh Linh, Quảng Trị) gần 20 năm qua không sinh con thứ ba.

Trưởng thôn Nguyễn Quang Long lần dở sổ hộ khẩu cho biết, thôn Tân Ninh thành lập năm 1995 với 38 hộ và 188 khẩu. “Từ đó đến nay, thôn không có gia đình nào sinh con thứ ba. Nhờ đó mà Tân Ninh luôn dẫn đầu xã Vĩnh Hiền không chỉ về kinh tế mà các mặt văn hóa, thể thao và nhiều phong trào khác” - trưởng thôn Long nói.

Năm 2005 nhà nước phát động không sinh con thứ ba thì thôn Tân Ninh có 48 hộ với 218 khẩu. Hiện có 59 hộ nhưng số khẩu giảm xuống 213 là vì con gái trong thôn đi lấy chồng, người già mất.

Sợ nghèo, cả thôn quyết không sinh con thứ ba 1
  Gia đình anh Lê Văn Toàn - chị Nguyễn Thị Ninh cùng mẹ già và bé gái
 thứ hai trước cơ ngơi của hai vợ chồng. Ảnh GĐCC.
 
Anh chị Lê Văn Toàn và Nguyễn Thị Ninh lấy nhau năm 1997 rồi sinh bé gái đầu lòng sau đó một năm. Hai vợ chồng chăm chỉ làm ăn mà quên mất nhiệm vụ sinh cháu trai nối dõi tông đường. 10 năm sau, khi kinh tế đã ổn thì anh chị mới sinh thêm bé gái nữa.
 
Mẹ chồng chị Ninh là bà Nguyễn Thị Tụy cũng muốn có nếp có tẻ. “Nói thật là lúc ấy mình cũng buồn. Trời sinh voi nhưng người phải sinh cỏ. Mình sinh thì mình dưỡng chứ có ai nuôi giúp mình đâu, một đứa đã vất vả thế, mình mà sinh 3 thì càng khó. Ngày nào cũng tỉ tê tâm sự nên mẹ hiểu, thông cảm với quyết định không sinh thêm con thứ ba của hai vợ chồng”, chị Ninh thổ lộ.

So với trước đây, kinh tế gia đình khá giả hơn rất nhiều nhưng anh chị Toàn - Ninh quyết định dừng lại ở 2 con gái. “Muốn thoát nghèo thì nhất định phải sinh ít con. Sinh nhiều không có điều kiện nuôi các cháu ăn học”, anh Toàn tâm sự. Sáng vợ chồng đưa con đi học, chiều đón về, chăm cho các con từng miếng ăn, giấc ngủ, học hành. Trong ngày anh chị làm cỏ vườn lạc, hết mùa lạc lại trồng môn, chăm sóc vườn cao su.

“Bây giờ nuôi con khó hơn thời trước của các cụ, không còn là trời sinh voi sinh cỏ nữa mà phải đầu tư nhiều thời gian, tiền bạc hơn. Con cái là của trời cho, làm sao biết sinh đứa thứ ba là trai hay gái. Tôi nhận thức con gái cũng như trai, cơ bản là con học hành giỏi giang làm rạng danh cha mẹ, ông bà” - anh Toàn chia sẻ.

Sợ nghèo, cả thôn quyết không sinh con thứ ba 2
  Bà Nguyễn Thị Tụy, mẹ chồng chị Ninh giờ không còn câu nệ gái trai nữa, quan trọng
với bà là các cháu học giỏi, vâng lời, chăm ngoan. Ảnh: Quang Hà.

Con gái của anh Toàn được tiếng học giỏi nhiều năm qua. Học lớp 10 nhưng cháu đã tự định hướng và phấn đấu thi vào ĐH Y dược. Đầu tư cho con ăn học, anh Toàn mới sắm bộ máy vi tính. Bà Tụy vốn nặng lòng với quan niệm nhà có con nối dõi giờ thay đổi và rất hài lòng với con dâu cùng hai cháu nội ngoan hiền. Nhiều năm nay, gia đình anh Toàn chị Ninh được xóm giềng biểu dương mẹ chồng nàng dâu sống hòa thuận, con cái học giỏi, hiếu thảo, kinh tế vững mạnh.

Vợ chồng anh Toàn không phải là gia đình cá biệt sinh con một bề ở Tân Ninh. Toàn thôn có 6 gia đình sinh con một bề là gái, 7 gia đình một bề là trai, có 5 hộ mới cưới sinh một con, còn lại đều sinh hai con. Vợ chồng anh Lê Văn Thơ chị Bùi Thanh Nhàn dừng lại ở 2 con trai để nuôi dạy cho tốt. “Thời buổi này ai còn phân biệt trai gái làm gì. Hai đứa con vui vẻ trong nhà rồi, cố gắng nuôi con ăn học mới là tính kế lâu dài. Tôi hay đùa anh em trong thôn là mi hai gái thì chú bác trong thôn gả cho nhau, rứa là trọn cả trai gái” - anh Thơ cười vui.

Quan niệm có nếp có tẻ không còn trong suy nghĩ của người dân nơi đây. Đẻ con ít, nuôi dạy con ngoan, kinh tế phát triển mới là ưu tiên hàng đầu của người dân thôn Tân Ninh.

Sợ nghèo, cả thôn quyết không sinh con thứ ba 3
  Dừng lại ở hai con giúp nhiều gia đình có điều kiện đầu tư cho con ăn học.
Ảnh Quang Hà.

“Thôn mới thành lập, vợ chồng trẻ nhìn nhau làm ăn. Mình mà sinh đứa thứ 3 là thua bà con ngay, chưa kể việc đầu tư ăn học và chất lượng cuộc sống cho các cháu sẽ giảm xuống", trưởng thôn Long phân tích. Trong thôn đa phần gia đình trẻ, một thế hệ nên ít chịu áp lực con trai nối dõi của ông bà. Các ngành đoàn thể, chính quyền tích cực vận động, tuyên truyền nên toàn thôn Tân Ninh mới có được thành tích gần 20 năm không sinh con thứ ba.

Minh chứng rõ nét nhất cho sự thay đổi về đời sống là mức thu nhập bình quân 5-6 triệu đồng mỗi người một năm ở thời điểm 2005 đã tăng nhanh chóng lên 30 triệu đồng. Nhà người dân bây giờ khang trang với nhiều phương tiện hiện đại thay thế sức lao động con người.

Nhờ đó, nhiều năm qua, thôn Tân Ninh trở thành điển hình cho nhiều địa phương về kế hoạch hóa gia đình và phát triển kinh tế. Cứ mỗi dịp lễ tết, người dân thôn Tân Ninh lại đóng góp làm bữa tiệc tất niên để bà con, anh chị em động viên và chia sẻ nhau kinh nghiệm làm ăn kinh tế. Qua đó, dân trong thôn tăng cường tình đoàn kết và quyết tâm giữ gìn truyền thống không sinh con thứ ba.
 
Theo VnExpress
kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Giang: Bị ảnh hưởng nhiều vì dịch bệnh nhưng vẫn hoàn thành các mục tiêu bằng cách đa dạng hóa công tác truyền thông

Hà Giang: Bị ảnh hưởng nhiều vì dịch bệnh nhưng vẫn hoàn thành các mục tiêu bằng cách đa dạng hóa công tác truyền thông

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Hà Giang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, nhằm thực hiện có hiệu quả chỉ tiêu, kế hoạch về công tác Dân số - kế hoạch hóa gia đình năm 2021.

Trung tâm dân số - KHHGĐ TP Hà Giang: Có dịch nhưng quyết không để bà con bị gián đoạn truyền thông

Trung tâm dân số - KHHGĐ TP Hà Giang: Có dịch nhưng quyết không để bà con bị gián đoạn truyền thông

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Có dịch nên lực lượng truyền thông người bị cách ly, người ở nơi phong tỏa… tưởng chừng gián đoạn truyền thông, nhưng ngành Dân số Hà Giang quyết tâm không để bà con bị gián đoạn truyền thông chăm sóc SKSS-KHHGĐ.

Hải Phòng: Sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn

Hải Phòng: Sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Tới đây Hải Phòng sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn đối với thanh niên nam, nữ chuẩn bị kết hôn, tiếp tục giữ mức sinh hợp lý nhằm kéo dài cơ hội "dân số vàng"...

TP Hải Phòng: Đạt mức sinh thay thế và duy trì nhiều năm

TP Hải Phòng: Đạt mức sinh thay thế và duy trì nhiều năm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - TP Hải Phòng có khoảng trên 2 triệu dân, nhưng đã sớm đạt mức sinh thay thế 2,09 con/phụ nữ từ năm 2004, hiện đang tập trung nâng cao chất lượng dân số đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Bắc Mê (Hà Giang): Giảm sinh 0,4 phần ngàn, nhiều chỉ tiêu đạt cao nhờ đổi mới truyền thông trong thời kỳ dịch Covid-19

Bắc Mê (Hà Giang): Giảm sinh 0,4 phần ngàn, nhiều chỉ tiêu đạt cao nhờ đổi mới truyền thông trong thời kỳ dịch Covid-19

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện Bắc Mê (Hà Giang) đã có nhiều cố gắng trong công tác tuyên truyền cho người dân về duy trì mức sinh hợp lý, cân bằng tỷ lệ giới tính… nhằm nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.

Duy trì mức sinh thay thế 2,05 con/phụ nữ, Hải Phòng tiếp tục hoàn thành mục tiêu chiến lược nhiều năm

Duy trì mức sinh thay thế 2,05 con/phụ nữ, Hải Phòng tiếp tục hoàn thành mục tiêu chiến lược nhiều năm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Ngành Dân số Hải Phòng đang tổng hợp dữ liệu để có căn cứ chính xác về thực trạng số con hiện có và số con mong muốn ở các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản, nhằm đưa ra các giải pháp hiệu quả, thúc đẩy đạt mức sinh thay thế 2,1 con/phụ nữ.

Hải Phòng: Tiếp tục thành công trong chăm sóc SKSS-KHHGĐ nhờ đổi mới sáng tạo hình thức truyền thông tư vấn và dân vận khéo thời dịch bệnh COVID-19

Hải Phòng: Tiếp tục thành công trong chăm sóc SKSS-KHHGĐ nhờ đổi mới sáng tạo hình thức truyền thông tư vấn và dân vận khéo thời dịch bệnh COVID-19

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Hải Phòng đã giữ mức sinh thay thế đạt ở mức 2,05 con/phụ nữ. Năm 2021 tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, UBND TP Hải Phòng chỉ đạo không tập trung đông người, vì vậy công tác dân số - KHHGĐ gặp một số khó khăn, nhưng vẫn đạt mục tiêu đề ra nhờ… dân vận khéo.

Truyền thông được coi là "chìa khóa" nâng cao nhận thức, đồng thuận đạt hiệu quả cao về DS-KHHGĐ ở Bắc Quỳnh (Lạng Sơn)

Truyền thông được coi là "chìa khóa" nâng cao nhận thức, đồng thuận đạt hiệu quả cao về DS-KHHGĐ ở Bắc Quỳnh (Lạng Sơn)

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Lạng Sơn là 1 trong 33 tỉnh thành có mức sinh cao, nhưng riêng xã Bắc Quỳnh từ 2014 tới nay tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở xã Bắc Quỳnh luôn rất thấp, là điển hình thực hiện tốt công tác dân số – KHHGĐ về tầm soát mức sinh phù hợp.

Phú Lương (Thái Nguyên): Phối hợp truyền thông tốt nên mức sinh năm 2021 dự kiến tiếp tục giảm

Phú Lương (Thái Nguyên): Phối hợp truyền thông tốt nên mức sinh năm 2021 dự kiến tiếp tục giảm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet – Thái Nguyên là một trong những tỉnh, thành có mức sinh cao, nhưng ở huyện Phú Lương nhờ triển khai tốt các hoạt động truyền thông, Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ KHHGĐ đến vùng có mức sinh cao thì mức sinh ở đây lại giảm đều.

Phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ phải biết cất lên tiếng nói, bởi có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay

Phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ phải biết cất lên tiếng nói, bởi có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Theo nhà văn Chu Lai, phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ thì không nên chịu đựng mà phải cất tiếng nói chân thành với chồng và gia đình chồng để ngày nào đó họ hiểu ra rằng: Có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay.

Top