Số người Italy chết vì COVID-19 gần bằng Trung Quốc, châu Âu đã đánh giá sai mức độ nguy hiểm của dịch
GiadinhNet - Đến 7h00 sáng nay (19/3), Italy có thêm hơn 4.200 ca mắc mới và thêm gần 500 người tử vong... Dịch bệnh phủ kín lục địa già khiến Chủ tịch EC thừa nhận châu lục này đánh giá sai mức độ nguy hiểm của COVID-19.
Italy số ca nhiễm và mắc mới không kiểm soát, thế giới vượt mốc 200.000 người nhiễm COVID-19
Tính đến 7h00 ngày 19/3 (theo giờ Hà Nội), số ca mắc COVID-19 bên ngoài Trung Quốc đại lục là 137.829 người; trong đó Italy ghi nhận nhiều trường hợp nhiễm bệnh nhất với 35.713 ca, tiếp đến là Iran (17.361 ca) và Tây Ban Nha (14.769 ca).
Tính đến nay, dịch COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của 8.943 người trên thế giới. Dịch bệnh có mặt tại 173 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Italy là nước có số ca tử vong cao nhất ngoài Trung Quốc đại lục (2.978 ca), tiếp theo là Iran (1.135 ca) và Tây Ban Nha (638 ca).
Trong khi đó, số ca tử vong do COVID-19 tại châu Âu đã lần đầu tiên vượt số ca tử vong ở châu Á.

Italy quay cuồng vì COVID-19. (Ảnh: Reuters)
Đến sáng nay, 19/3 Iran, Tây Ban Nha, Đức và Mỹ ghi nhận số ca nhiễm mới tăng mạnh sau Italy với lần lượt số ca mắc mới là 1.192, 2.943, 2.960 và 2.827.
Pháp ghi nhận thêm 1.404 ca nhiễm mới và 41 ca tử vong, đưa tổng số ca nhiễm lên 9.134 người và chết vì COVID-19 là 264.
Trung Quốc đến sáng nay không ghi nhận thêm ca nào mắc mới và tử vong. Hàn Quốc đã kiểm soát tốt dịch bệnh khi ghi nhận thêm 93 ca mắc mới và 3 người tử vong.
Dịch COVID -19 ở châu Âu diễn biến phức tạp
Ngày 18/3, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen thừa nhận rằng giới chức châu Âu ban đầu đã đánh giá sai mức độ nguy hiểm của virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Trả lời phỏng vấn tờ Bild của Đức, bà von der Leyen nói: "Tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta, những người không phải là chuyên gia, đã đánh giá thấp virus SARS-CoV-2 khi dịch bệnh chủ yếu hoành hành tại Trung Quốc".

Dịch bệnh đang lan rộng khắp châu Âu. Ảnh minh hoạ
Bên cạnh đó, Chủ tịch Ủy ban châu Âu chỉ ra rằng sẽ có lệnh giới nghiêm ở các quốc gia châu Âu khác. Theo bà, đó là quyết định của các quốc gia thành viên và điều quan trọng là phải tôn trọng điều đó. Các nước EU sẽ phối hợp rất chặt chẽ với nhau dù điều này không hề đơn giản.
Tại Italy, nhằm đối phó với tình trạng quá tải của các bệnh viện, chính quyền thủ đô Rome đã quyết định mở thêm bệnh viện thứ 3 chuyên điều trị cho các bệnh nhân COVID-19. Cơ sở này được đặt tại bệnh viện đa khoa Casal Palocco và hoạt động từ ngày 18/3.
Nhiều quốc gia đưa ra quyết định khẩn cấp
Tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp đã khiến nhiều nước phải đưa ra những quyết định khẩn cấp.
Ngày 18/3, Israel thông báo đóng cửa vùng Bờ Tây do Palestine kiểm soát để hạn chế lây lan virus SARS-CoV-2.
Người dân được yêu cầu ở trong nhà và chỉ đi ra ngoài khi cần mua thực phẩm hay thuốc thang, đi khám chữa hoặc đi làm. Các công sở cũng được yêu cầu chỉ cho phép tối đa 10 người có mặt làm việc cùng lúc.

Israel thời gian qua đã áp đặt những biện pháp kiểm soát chặt chẽ. (Ảnh: Reuteurs)
Theo Cơ quan điều phối các hoạt động bên trong lãnh thổ của Chính phủ Israel (COGAT), từ ngày 18/3, giới chức Israel bắt đầu áp đặt biện pháp đóng cửa vùng Bờ Tây.
Đến sáng nay, 433 người Israel và 44 người Palestine đã được xác nhận nhiễm virus SARS-CoV-2 và chưa có ca tử vong nào.
Cũng trong ngày 18/3, Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Nigeria (NCDC) thông báo từ ngày 20/3 quốc gia này sẽ cấm nhập cảnh với những người nước ngoài từ 13 quốc gia chịu tác động mạnh nhất của dịch COVID-19. Quyết định có hiệu lực ban đầu trong vòng 4 tuần và tất cả những người nước ngoài đến Nigeria, từng tới các quốc gia kể trên trong thời gian gần đây, cũng được yêu cầu tự cách ly có giám sát và xét nghiệm trong vòng 14 ngày.
Tổng thống Bồ Đào Nha hôm 18/3 tuyên bố tình trạng khẩn cấp đối với sự lây lan của Covid-19. Lệnh tình trạng khẩn cấp có sự thông qua của Quốc hội Bồ Đào Nha. Số ca nhiễm được xác nhận tại nước này hiện lên tới 642, và 2 ca tử vong.
Các nạn nhân nhiễm bệnh ở Bồ Đào Nha bao gồm chủ tịch của ban giám đốc Santander Portugal, ông António Vieira Monteiro - người đã nhập viện sau khi trở về từ một kỳ nghỉ ở Italy. Hai người con của ông cũng nhiễm Covid-19.
Tại châu Phi, ngày 18/3, Tổng thống Zimbabwe Emmerson Mnangagwa đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia mặc dù nước này chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm virus SARS-CoV-2.
Hiện khoảng 30 nước châu Phi, chiếm khoảng 2/3 tổng số quốc gia tại châu lục này đã ghi nhận các trường hợp nhiễm COVID-19, trong đó Ai Cập và Nam Phi có số ca nhiễm nhiều nhất lần lượt là 210 và 116.
Số ca tử vong do COVID-19 tại Indonesia tăng cao, Thái Lan nhiều khả năng phong toả toàn quốc
Tình hình dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại Indonesia đang diễn biến phức tạp. Hôm nay (19/3), số ca tử vong do COVID-19 tại Indonesia đã tăng lên 19 người, đánh dấu sự gia tăng số ca mắc bệnh cao nhất trong ngày, trong khi có tổng cộng 227 ca nhiễm trên cả nước.
Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha đã ra lệnh thực hiện các bước chuẩn bị cho tình huống dịch COVID-19 sang giai đoạn ba, tức là có sự lây lan diện rộng, trong đó không loại trừ khả năng phong tỏa toàn quốc.

Khẩu trang là vật dụng cần thiết của người dân Thái Lan ra khỏi nhà để phòng chống dịch COVID-19. (Ảnh: Ngọc Quang/TTXVN)
Lục quân Thái Lan từ sáng 19/3 sẽ phun thuốc khử trùng trên các đường phố ở thủ đô Bangkok. Các đơn vị quân đội hiện đã được triển khai để tiến hành việc khử trùng và làm sạch đường phố từ 1-5 giờ sáng hàng ngày cho tới cuối tháng 3. Đơn vị pháo phòng không lục quân cùng Cục hóa chất lục quân sẽ phối hợp thực hiện dưới sự hỗ trợ của chính quyền Bangkok.
Tính đến sáng nay, Thái Lan đã xác nhận thêm 35 ca mắc COVID-19 , nâng tổng số ca nhiễm bệnh tại nước này lên tới 212 ca. Hiện quốc gia này ghi nhận 1 ca tử vong vì dịch bệnh.
Nhật Bản phát hiện loại thuốc có thể điều trị cho người mắc COVID-19
Nhật Bản tính đến thời điểm này ghi nhận 899 ca nhiễm (tăng 21) và 29 người tử vong.
Các nhà nghiên cứu Nhật Bản phát hiện 1 loại thuốc điều trị bệnh viêm tụy cấp có thể hiệu quả trong điều trị cho bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2.
Đứng đầu nhóm nghiên cứu là giáo sư Inoue Junichiro thuộc Viện Khoa học Y tế của Đại học Tokyo. Nhóm công bố đánh giá trên trong cuộc họp báo diễn ra vào ngày 18/3.
Các nhà nghiên cứu cho biết, khi thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, họ phát hiện ra rằng thuốc Nafamostat mesylate có thể ngăn virus xâm nhập tế bào người và phát tán. Loại thuốc này đã được dùng điều trị viêm tụy cấp trong khoảng 30 năm.

Tình hình lây nhiễm Covid-19 ở Nhật Bản đang có dấu hiệu gia tăng. Ảnh: Japan Times.
Các nhà nghiên cứu nói sớm nhất là trong tháng này sẽ phối hợp với Trung tâm Quốc gia về Y tế và Sức khỏe toàn cầu thử nghiệm lâm sàng thuốc này đối với bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2.
Bốn năm trước, nhóm nghiên cứu đã công bố kết quả nghiên cứu cho thấy Nafamostat mesylate có thể hiệu quả trong điều trị virus gây Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS), cũng là một chủng virus SARS-CoV-2.
Theo Giáo sư Inoue, nhóm nghiên cứu hi vọng sớm bắt đầu thử nghiệm lâm sàng và sẽ xem xét kết hợp thuốc này với các loại thuốc tiềm năng khác.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính virus corona mới sẽ khiến 3,4% người nhiễm bệnh thiệt mạng. Tuy nhiên, đối với những người trên 80 tuổi, tỷ lệ tử vong là 21,9%,.
Minh Trang (th)

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả
Y tế - 1 ngày trướcBộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm việc buôn bán, kinh doanh thuốc giả...

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan
Y tế - 1 ngày trướcGan nhiễm mỡ tưởng lành tính nhưng có thể tiến triển âm thầm thành ung thư gan, thậm chí ngay từ giai đoạn đầu.

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt
Y tế - 2 ngày trướcUng thư dạ dày ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh hay nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính khác. Khi họ đi khám, bệnh đã tiến triển.

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Ngày 16/5/2025, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức Lễ đón nhận chứng chỉ chất lượng ISO 15189:2022, đánh dấu bước ngoặt khi trở thành đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế lĩnh vực Chẩn đoán hình ảnh.

Quyết định của bác sĩ cứu chàng trai 'vô danh, ví rỗng'
Y tế - 2 ngày trướcNam thanh niên được người đi đường đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, dập não. Các bác sĩ đã nhanh chóng can thiệp cho bệnh nhân không có giấy tờ tùy thân, không có tiền còn điện thoại dập nát.

Hai sinh viên vào cấp cứu với hàng chục vết dao đâm
Y tế - 2 ngày trướcHai sinh viên ở TPHCM được đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch với hàng chục vết thương khắp cơ thể. Ê-kíp cấp cứu đã bật báo động đỏ nội viện mổ ngay trong đêm.

Bước tiến quan trọng trong ứng dụng công nghệ 3D vào nghiên cứu, thực hành y khoa
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Hội Công nghệ 3D Y học Việt Nam được thành lập với sứ mệnh kết nối giới y khoa, kỹ sư, nhà nghiên cứu và doanh nghiệp công nghệ.

Người đàn ông 42 tuổi ở Hà Tĩnh đau đầu dữ dội, sốt cao, rối loạn ý thức, suýt tử vong do nhiễm một loại nấm từ phân chim
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân V.Đ.P, 42 tuổi, ở Hà Tĩnh được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng đau đầu dữ dội, nôn vọt, sốt cao kéo dài và rối loạn ý thức.

Cành cây dài hơn 20cm nằm trong lồng ngực cụ bà 95 tuổi suốt hơn 2 năm
Y tế - 2 ngày trướcDị vật là cành cây tro dài hơn 20cm nằm trong lồng ngực cụ bà Trần Thị H. (95 tuổi, trú tại xã Thanh Bình Thịnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh) đã hơn 2 năm nhưng không hay biết.

Thông tin mới nhất về sức khỏe bé trai 4 tuổi ở Nam Định bị xe công nông 'chèn' qua người
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Sau gần 2 tuần điều trị, sức khoẻ bé M.T.A (4 tuổi, quê Nam Định) tiến triển tốt và được xuất viện về nhà tiếp tục chăm sóc.

Bệnh viện giữa lòng Hà Nội với gần 40% diện tích phủ xanh
Y tếGĐXH - Giữa đô thị ngày càng chật chội và ngột ngạt, có một bệnh viện dành tới gần 40% tổng diện tích xây dựng cho khuôn viên xanh, kết hợp giữa chất lượng khám chữa bệnh và các giải pháp vận hành thân thiện môi trường. Đó là Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội, cơ sở vừa được trao chứng nhận "Bệnh viện Xanh Sạch và Dịch vụ y tế chất lượng cao" năm 2025.