Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sợ ung thư dạ dày, 'cắm đầu, cắm cổ' điều trị HP

Thứ bảy, 14:08 14/05/2022 | Sống khỏe

Nhiều người lo sợ ung thư dạ dày nên khi đi kiểm tra có dương tính với vi khuẩn HP đã cố gắng miệt mài điều trị mà không biết rằng lạm dụng điều trị cũng không tốt cho sức khoẻ của mình.

Mải miết điều trị HP

Chị Nguyễn Thị Giang – 31tuổi, Ninh Bình chia sẻ chị bị đau dạ dày, đi nội soi bác sĩ cho biết viêm dạ dày, trào ngược thực quản, dương tính với vi khuẩn HP. Chị Giang lên mạng đọc nghe nói vi khuẩn này gây ung thư dạ dày nên rất lo lắng. Chị điều trị được 2 tháng đi kiểm tra lại không còn nhưng vài tháng sau đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ HP lại xuất hiện.

Nhân viên y tế còn tư vấn chị Giang nên đưa các con đi kiểm tra. Chị Giang đã đưa hai bé gái 6 tuổi và 3 tuổi đến khám. Hai bé cũng nhiễm HP.

Cả ba mẹ con chị miệt mài trị HP cả năm nay. 3 tháng chị lại đi test hơi thở 1 lần. Chị Giang thú thực có người thân qua đời vì ung thư dạ dày nên chị rất sợ. Vì sợ quá nên lạm dụng điều trị.

Theo PGS Nguyễn Anh Tuấn -  Phó Viện trưởng Viện Phẫu thuật Tiêu hóa - kiêm Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật Ống Tiêu hóa bệnh viện Trung ương Quân đội 108, nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori (HP) rất phổ biến. Vi khuẩn HP là một loại vi khuẩn sinh sống và phát triển trong dạ dày người.  Theo thống kê có tới 70% người Việt nhiễm vi khuẩn HP.

Vi khuẩn HP là vi khuẩn duy nhất sống được ở niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên, vi khuẩn này cũng trú ngụ ở nhiều cơ quan như họng, niệm mạc thực quản, ruột non… Môi trường ưa thích nhất của vi khuẩn này là môi trường axit trong dạ dày.

PGS Tuấn cho biết vi khuẩn này đặc biệt khác đó là nó tự sinh ra men bảo vệ nó sống ở môi trường axit trong dạ dày, phá huỷ axit để nó sống. Vi khuẩn này có thể sống vĩnh viễn ở môi trường dạ dày nếu không điều trị bằng thuốc.

Vi khuẩn HP cũng có thể sống ở môi trường nước, có thể ở dạng khuẩn cầu ở môi trường đất, không khí. Bất cứ ai cũng có thể nhiễm HP đặc biệt là trẻ em sức đề kháng chưa tốt. Nếu cha mẹ duy trì thói quen hôn hít trẻ, ăn chung thìa đũa càng làm tăng nguy cơ lây HP cho trẻ.

Vi khuẩn này lây qua đường miệng – miệng. Người nhiễm HP lây qua nước bọt, đồ ăn, uống chung cốc nước, ăn chung bát, bàn chải đánh răng.

Sợ ung thư dạ dày, 'cắm đầu, cắm cổ' điều trị HP - Ảnh 1.

Vi khuẩn HP nguy hiểm thế nào?

Đặc biệt, nhiễm HP có thể lây qua đường y tế. Người nội soi dạ dày nội soi ống nội soi không được sát khuẩn theo đúng quy định thì vi khuẩn này sẽ lây chéo nhau. Ngoài ra, các nguyên nhân khác như đi lấy cao răng, các thiết bị khám tai mũi họng.

Khi nào cần test HP

Theo PGS Tuấn, nhiễm khuẩn HP rất khó phát hiện. Đa số người bệnh nhiễm HP không biết mà chỉ gây biểu hiện lâm sàng khi HP gây bệnh lý viêm loét dạ dày. Để xác định cơ thể có nhiễm HP hay không không cần đi kiểm tra HP thông thường mà chỉ kiểm tra khi có biểu hiện lâm sàng như đau dạ dày, trào ngược dạ dày.

Có 3 cách kiểm tra HP. Thứ nhất, kiểm tra HP qua nội soi dạ dày. Bác sĩ lấy mảnh niêm mạc ở dạ dày để nuôi cấy, giải phẫu bệnh. Cách thứ hai dùng test không sang chấn như test thở. Cách thứ ba là xét nghiệm HP trong phân hoặc xét nghiệm máu tìm kháng thể của HP. Hiện nay, test thở được sử dụng nhiều nhất. PGS Tuấn cho biết chỉ đi tìm HP khi có biểu hiện đau dạ dày, trào ngược dạ dày… còn lại thì không cần thiết.

Có rất nhiều người bệnh lo lắng điều trị HP vì sợ ung thư dạ dày. Các nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa ung thư dạ dày và HP. Tuy nhiên, chỉ có 1% số người ung thư dạ dày nhiễm HP. Người bình thường nhiễm HP con đường dẫn tới ung thư rất xa nên bạn không cần sợ hãi, lo lắng mà điều trị HP bằng được. Bản chất, vi khuẩn này tái đi, tái lại nếu ai cũng “cắm đầu” lo điều trị HP sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ, thậm chí trầm cảm vì HP.

Khi nào cần điều trị HP? chỉ khi có bệnh lý do HP gây ra như viêm dạ dày, loét dạ dày, diệt HP khi bị ung thư để phòng tái nhiễm. Ngoài ra, bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu, thiếu máu nhược sắc cũng nên điều trị HP.  Việc điều trị HP phải kiên trì. Người bệnh uống kháng sinh 7 ngày và thuốc ức chế axit có thể kéo dài từ 1 tháng tới vài tháng.

PGS Tuấn cho biết bản thân ông đã gặp rất nhiều các cháu nhỏ, do áp lực học hành nên các cháu bị đau dạ dày. Nội soi dạ dày thấy các cháu có nhiễm HP. Trẻ không có biểu hiện gì nhưng vì còn HP nên gia đình kiên trì điều trị vi khuẩn này. Thậm chí, PGS Tuấn cho biết có gia đình lạm dụng điều trị HP dẫn tới các tác dụng phụ của thuốc. PGS Tuấn nhấn mạnh thêm lần nữa chỉ có triệu chứng lâm sàng mới kết hợp điều trị HP.


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nếu bạn muốn sống lâu hơn sau 60 tuổi, cần tuân thủ 7 điều 'lười biếng' này

Nếu bạn muốn sống lâu hơn sau 60 tuổi, cần tuân thủ 7 điều 'lười biếng' này

Sống khỏe - 1 giờ trước

GĐXH - 7 điều "lười biếng" này thực chất là một thái độ sống chứa đựng trí tuệ sâu sắc và tôn trọng, quan tâm đến sức khỏe.

Người đàn ông nhập viện sau 14 ngày ăn bún vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông nhập viện sau 14 ngày ăn bún vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Trong lúc ăn bún chay (có đậu phộng), người bệnh bất ngờ xuất hiện cơn ho sặc dữ dội. Sau khi nội soi, các bác sĩ đã lấy ra dị vật là nửa hạt đậu phộng trong phế quản của nạn nhân.

Mẹ hiến tạng cứu sống con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối

Mẹ hiến tạng cứu sống con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân suy thận được ghép thận trái từ người cho là mẹ ruột, đồng thời cắt bỏ thận phải tận gốc để ngăn ngừa nguy cơ ung thư hóa do đột biến gen.

Bé gái hơn 2 tuổi nhập viện gấp do tai nạn tại nhà hay gặp ở trẻ nhỏ

Bé gái hơn 2 tuổi nhập viện gấp do tai nạn tại nhà hay gặp ở trẻ nhỏ

Sống khỏe - 14 giờ trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, gói thuốc mà trẻ uống được xác định là thuốc diệt nấm chứa hoạt chất Hexaconazole – một loại thuốc sinh học dạng lỏng có thể gây ngộ độc ở trẻ nhỏ nếu uống nhầm với liều lượng lớn.

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh dẫn đầu về chất lượng ở khối y tế tư nhân tại Hà Nội và TPHCM

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh dẫn đầu về chất lượng ở khối y tế tư nhân tại Hà Nội và TPHCM

Sống khỏe - 16 giờ trước

Sở Y Tế Hà Nội và TPHCM vừa công bố Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội dẫn đầu về chất lượng trong khối bệnh viện công lập và tư nhân, còn Tâm Anh TPHCM đứng đầu khối tư nhân và thứ 3 ở cả 2 khối.

Bà bầu 26 tuổi ở Bắc Ninh phát hiện bị cường giáp thai kỳ từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

Bà bầu 26 tuổi ở Bắc Ninh phát hiện bị cường giáp thai kỳ từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

Mẹ và bé - 17 giờ trước

GĐXH - Thai phụ bị cường giáp thoáng qua đến khám với triệu chứng nôn nghén nhiều, gầy sụt 2kg/ 2 tháng, hồi hộp trống ngực…

Sau mũi tiêm tại phòng khám tư, người đàn ông liệt tứ chi hoàn toàn

Sau mũi tiêm tại phòng khám tư, người đàn ông liệt tứ chi hoàn toàn

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng liệt tứ chi, cơ lực bằng 0, mất phản xạ, kèm suy hô hấp nặng do liệt cơ hô hấp.

Người đàn ông 33 tuổi phải cắt bỏ thực quản vì làm 1 việc sai lầm này trong lúc say rượu

Người đàn ông 33 tuổi phải cắt bỏ thực quản vì làm 1 việc sai lầm này trong lúc say rượu

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Trong một lần say rượu, anh T. vô tình uống nhầm hóa chất, gây bỏng thực quản nặng không thể phục hồi. Các bác sĩ đã tiến hành nội soi cắt thực quản và tạo hình lại bằng dạ dày.

6 dấu hiệu 'thầm lặng' cảnh báo học sinh đang thiếu hụt dinh dưỡng

6 dấu hiệu 'thầm lặng' cảnh báo học sinh đang thiếu hụt dinh dưỡng

Mẹ và bé - 23 giờ trước

Thiếu hụt dinh dưỡng ở học sinh là tình trạng phổ biến nhưng lại thường bị bỏ qua, do các dấu hiệu thường không rõ ràng, diễn tiến âm thầm. Nếu không được nhận diện và can thiệp sớm sẽ ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ.

Nắng nóng gay gắt, thận trọng với những dấu hiệu này kẻo đi viện không kịp

Nắng nóng gay gắt, thận trọng với những dấu hiệu này kẻo đi viện không kịp

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, sốc nhiệt trong mùa nắng nóng là một tình trạng cấp cứu y tế. Việc chậm trễ trong xử trí có thể khiến người bệnh bị tổn thương não, các cơ quan nội tạng, thậm chí tử vong.

Top