Sở Y tế TP.HCM hướng dẫn chấn đoán và điều trị COVID-19 do chủng virus Corona mới
GiadinhNet - Sở Y tế TP.HCM vừa có ban hành văn bản hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do chủng virus Corona mới đến các đơn vị y tế trên địa bàn.
Sở Y tế TP.HCM cho biết, sau khi nhận được Quyết định số 3416/QĐ-BYT ngày 14/7/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do chủng Corona mới (SARS-CoV-2) thay thế cho "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do chủng virus Corona mới (SARS-CoV-2)" ban hành kèm Quyết định số 2008/QĐ- SYT ngày 26/4/2021 của Bộ Y tế, Sở Y tế lưu ý một số nội dung.
Đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải tuân thủ tuyệt đối các biện pháp dự phòng lây nhiễm trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để đề phòng lây nhiễm chéo cho nhân viên y tế, người bệnh và cộng đồng. Tổ chức tập huấn cập nhật hướng dẫn chẩn đoán và điều trị, phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 cho tất cả nhân viên có liên quan trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tổ chức giám sát sự tuân thủ của nhân viên trong phòng chống dịch bệnh COVID- 19 tại đơn vị.
Sở Y tế cho biết, COVID-19 chưa có thuốc đặc hiệu, điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng là chủ yếu. Do vậy, phải chú ý bảo đảm chế độ dinh dưỡng đầy đủ calo và các vitamin thiết yếu cho các người bệnh.
Cụ thể là vệ sinh mũi họng, có thể giữ ẩm mũi bằng nhỏ dung dịch nước muối sinh lý, súc miệng họng bằng các dung dịch vệ sinh miệng họng thông thường. Uống đủ nước, đảm bảo cân bằng dịch, điện giải. Theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu lâm sàng, độ bão hoà oxy máu (SpO2), tiến triển của tổn thương phổi trên phim X-quang đặc biệt trong khoảng ngày thứ 7-10 của bệnh,

Điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 ở TP.HCM.
Các cơ sở y tế có điều kiện tiến hành xét nghiệm D-Dimer (xét nghiệm sinh hóa được dùng để chẩn đoán huyết khối trong máu), xét nghiệm Fibrinogen (thăm dò rối loạn đông máu)... và dựa vào lâm sàng để phân tầng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch và điều trị theo hướng dẫn.
Đối với trường hợp F0 tại các bệnh viện dã chiến không có điều kiện làm xét nghiệm nếu người bệnh được phân độ độ nặng từ mức vừa trở lên (sốt, ho, khó thở, thở nhanh >20 lần/phút) được chỉ định điều trị dự phòng rối loạn đông máu ngay như sau: Enoxaparin Img/kg/24h hoặc Heparin thông thường 5000 đơn vị tiêm dưới da/12 giờ 1 lần. Cụ thể Lovenox 40mg/0.4ml 1 ống tiêm dưới da mỗi 24 giờ.
Đối với bệnh nhân lớn tuổi (70 tuổi trở lên) có thể cân nhắc giảm liều còn 3/4 ống (30mg) mỗi ngày.
Trường hợp bệnh nhân thừa cân (60kg trở lên) có thể cân nhắc tăng liều đến 1,5 ống (60mg) mỗi ngày. Chú ý các chống chỉ định của thuốc theo hướng dẫn sử dụng thuốc.
Ngoài ra nên theo dõi số lượng tiểu cầu sau 2-3 ngày dùng và sau đó ít nhất 1 lần/1 tuần. ·
Những trường hợp F0 có tổn thương phổi trên X-quang hoặc có nhịp thở trên 20 lần/phút, nghe phổi có ral thì sử dụng ngay Enoxaparin liều điều trị 2mg/kg/24h kết hợp Dexamethasone 6mg/ngày và chuyển bệnh nhân đến ngay cơ sở cấp cứu hoặc hồi sức tích cực.
Các bệnh viện điều trị COVID-19, nhất là các bệnh viện dã chiến lưu ý lên kế hoạch dự trù cơ số thuốc kháng đông (Enoxaparin hoặc Heparin) và Dexamethasone để điều trị cho bệnh nhân.
Người bệnh có thể xuất viện vào ngày thứ 10 kể từ thời điểm có xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 nếu thỏa mãn 2 điều kiện. Thứ nhất là không có triệu chứng lâm sàng trong vòng 10 ngày kể từ thời điểm xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Thứ hai có 2 lần xét nghiệm âm tính liên tiếp (cách nhau tối thiểu 24 giờ) bằng phương pháp real-time RT-PCR hoặc nồng độ virus thấp (CCt ≥ 30); thời gian lấy mẫu bệnh phẩm cuối cùng tới khi ra viện không quá 24 giờ. ·
Trường hợp người bệnh có triệu chứng lâm sàng sẽ được xuất viện ở ngày thứ 14 hoặc lâu hơn tùy theo tình trạng bệnh cho đến khi đáp ứng 2 điều kiện như nhóm 10 ngày.
Sau khi về nhà, người bệnh tự theo dõi thân nhiệt tại nhà 2 lần/ngày. Nếu cao hơn 38 độ trong 2 lần đo liên tiếp hoặc có bất kỳ dấu hiệu lâm sàng bất thường nào cần báo ngay cho cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời. Nếu không thì không cần thiết lấy mẫu xét nghiệm sau khi về nhà.
K.V

Ứng dụng công nghệ phổ và AI dự đoán chính xác bệnh lý tim mạch, ung bướu và đột quỵ
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa đưa vào sử dụng hệ thống CT phổ của Philips ứng dụng AI, giúp chẩn đoán chính xác các bệnh lý tim mạch, ung bướu, đột quỵ…

Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn cứu thành công sản phụ sinh non, nguy kịch
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn vừa cấp cứu sản phụ sinh non, nguy kịch do sau đẻ, rau không bong và xuất hiện tình trạng chảy máu nhiều, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng.

Cục Quản lý Dược chỉ cách người dân tự nhận biết thuốc giả, thuốc thật
Y tế - 2 ngày trướcLãnh đạo Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa cho biết, người dân, doanh nghiệp có thể tự tra cứu sản phẩm thuốc tân dược qua Cổng dịch vụ công: https://dichvucong.dav.gov.vn/congbothuoc.

Đặt thành công máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100
Y tế - 2 ngày trướcBệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công hai ca đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100.

Hà Nội: Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở bụi chuối, trên người nhiều vết xước và côn trùng đốt
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Ngay khi phát hiện, người dân địa phương đã đưa trẻ vào trạm y tế trong tình trạng tỉnh, khóc to, hạ nhiệt độ, trên người nhiều vết trầy xước và côn trùng đốt, rốn còn tươi.

Bị kỳ thị về ngoại hình, người phụ nữ rơi vào trầm cảm
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Cân nặng "quá khổ" không chỉ gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày mà còn khiến D luôn tự ti vì bị kỳ thị về ngoại hình, thậm chí có ý nghĩ tự tử.

Hiếm gặp: Phát hiện ký sinh trùng dài gần 10cm trong mắt của bệnh nhân nữ
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nếu bệnh nhân không được phát hiện và xử trí kịp thời, ký sinh trùng có thể gây viêm nhiễm kéo dài, tổn thương giác mạc, suy giảm thị lực, thậm chí dẫn đến mù lòa.

Mắc tay chân miệng, bé gái 14 tháng tuổi ở Hà Nội phải lọc máu liên tục
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhi được đưa đến viện trong tình trạng có nhiều vết loét trong vòm họng, nốt phỏng nước rải rác vùng mông kèm tình trạng suy hô hấp, suy tuần hoàn.

Người đàn ông 49 tuổi nguy kịch, tiên lượng tử vong sau khi ăn lòng lợn
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Sau 1 tuần ăn lòng lợn, ông L. đột ngột sốt cao tới 40 độ C, rét run, đau bụng dữ dội, đi ngoài phân lỏng 8 lần trong ngày, nhức mỏi toàn thân, huyết áp tụt mạnh.

Bộ Y tế vào cuộc vụ sản phụ tử vong sau sinh mổ lần 3 ở Hải Phòng
Y tế - 6 ngày trướcGĐXH - Ngày 13/4, Cục Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Sở Y tế thành phố Hải Phòng về việc xác minh và báo cáo trường hợp sự cố y khoa đối với bà LTC tại BVĐK huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng.

Người đàn ông 49 tuổi nguy kịch, tiên lượng tử vong sau khi ăn lòng lợn
Y tếGĐXH - Sau 1 tuần ăn lòng lợn, ông L. đột ngột sốt cao tới 40 độ C, rét run, đau bụng dữ dội, đi ngoài phân lỏng 8 lần trong ngày, nhức mỏi toàn thân, huyết áp tụt mạnh.