Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sớm loại bỏ hủ tục sinh con tại nhà, góp phần nâng cao chất lượng dân số cho đồng bào dân tộc

Thứ năm, 13:10 22/07/2021 | Dân số và phát triển

GiadinhNet – Nhiều phụ nữ ở vùng cao đã ý thức được việc khám thai định kỳ hay chăm sóc sức khỏe sinh sản, nhưng vẫn còn những người theo hủ tục lạc hậu: Muốn đẻ phải vào rừng hoặc lên rẫy, sinh con tại nhà… Việc sinh nở trong điều kiện này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, tai biến.


Hệ lụy buồn từ hủ tục

Sắp đến ngày sinh nở, lẽ ra phụ nữ phải được quan tâm, chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất, thế nhưng người Giẻ Triêng có phong tục không cho phụ nữ sinh con trong nhà, cũng không khuyến khích đến trạm y tế mà phải vào rừng dựng chòi sinh con. Trong suốt thời gian đó, họ không được dùng chung nguồn nước của làng, không được đi đến các nhà khác trong làng… nếu làm trái sẽ bị dân làng phạt vạ rất nặng. 

Hủ tục lạc hậu này đến nay vẫn ăn sâu vào mỗi người dân nơi đây. Bên cạnh đó, bà con còn thiếu kiến thức, không biết tự chăm sóc bản thân dù bây giờ có trạm y tế nhưng người dân ít quan tâm.

Tại Sơn La, nhiều sản phụ người dân tộc tự sinh con đã dẫn tới những hệ lụy đau buồn. Theo BS Phạm Thị Tươi, Bệnh viện đa khoa Mộc Châu, Bệnh viện đã cấp cứu nhiều trường hợp tai biến vì sinh tại nhà vào viện. Cách đây không lâu, một bệnh nhi vào viện trong tình trạng rất nặng, bỏ bú, lờ đờ, suy hô hấp. Sau khi được bác sĩ làm xét nghiệm, theo dõi cháu có cơn cứng hàm rất điển hình của uốn ván, không bú được. Bệnh nhi phải đặt xông, nuôi dưỡng tĩnh mạch. Kết quả siêu âm sau đó cho thấy trẻ có dấu hiệu xuất huyết não do không được tiêm vitamin K sau sinh. Qua khai thác, sản phụ sinh tại nhà. Sau sinh được cắt rốn bằng kéo dội qua nước nóng, buộc bằng dây không được sát khuẩn. Gia đình thấy trẻ khỏe mạnh nên cũng không đi thăm khám.

Sớm loại bỏ hủ tục sinh con tại nhà, góp phần nâng cao chất lượng dân số cho đồng bào dân tộc - Ảnh 2.

Hủ tục sinh con tại nhà mang lại nhiều hệ lụy. Ảnh Báo ND

Theo số liệu thống kê của Trung tâm Y tế huyện Sìn Hồ, Lai Châu, thói quen đẻ tại nhà, tự đỡ đẻ của người dân nơi đây còn phổ biến. Tỷ lệ phụ nữ mang thai sinh con tại nhà, nhất là đồng bào dân tộc Mông, Lự, Dao, Mảng dù có giảm nhưng vẫn ở mức cao gây những nguy cơ tai biến sản khoa trong cộng đồng. 

Từ năm 2020, tác động của dịch COVID-19 tỷ lệ sinh con tại nhà của phụ nữ mang thai ở huyện Sìn Hồ có sự tăng vọt sau nhiều năm giảm nhẹ, ở mức 46,5% (trong khi tỷ lệ chung toàn tỉnh Lai Châu là 33%). Tỷ lệ sử dụng dịch vụ khám thai ít nhất 4 lần của phụ nữ mang thai còn ở mức rất thấp (5,8%) so với tỷ lệ chung trên toàn quốc (trên 73%).

Công tác nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe khi sinh cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số (DTTS) thời gian qua đã được chú trọng nhưng chưa đồng đều giữa các dân tộc. Theo kết quả của cuộc điều tra thu thập thông tin về thực trạng KT-XH của 53 DTTS, tỷ lệ phụ nữ DTTS sinh con tại các cơ sở y tế đạt 86,4%, phụ nữ DTTS sinh tại nhà có cán bộ chuyên môn đỡ là 3,9%, phụ nữ sinh tại nhà không có cán bộ chuyên môn đỡ là 9,5%, tại nơi khác là 0,2%. Nhưng các dân tộc như Mảng, Mông, Cống và La Hủ có tỷ lệ sinh con tại nhà và không có cán bộ chuyên môn đỡ rất cao, lần lượt là 50,6%, 38,8%, 37,0% và 36,5%.

Nâng cao truyền thông để thay đổi

Theo BS Phạm Thị Tươi, trong quá trình mang thai và sinh con, người phụ nữ thường gặp nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong nếu không được theo dõi, khám thai định kỳ và có sự trợ giúp của nhân viên y tế khi sinh. Đẻ tại nhà không có sự theo dõi, hỗ trợ của cán bộ y tế sẽ có rất nhiều tai biến cho cả mẹ và con. Mẹ có thể băng huyết sau sinh, vỡ tử cung. Trẻ có thể bị suy hô hấp, tử vong…

Các tai biến sản khoa đòi hỏi cần được can thiệp ngay lập tức, thường chỉ có 30 phút can thiệp nên phần lớn sản phụ tử vong do tai biến khi sinh đẻ vì không kịp đưa đến bệnh viện. Với trẻ sơ sinh, ngay sau đẻ ngạt thiếu oxy dẫn đến thiếu máu não, dẫn đến tử vong lập tức. Nếu thai nhi sống sót thì các tổn thương lên não cũng để lại hậu quả nặng nề về sau như giảm thiểu trí tuệ, chậm phát triển… Chính vì vậy, hủ tục sinh tại nhà ảnh hưởng đến chất lượng dân số cần sớm được loại bỏ.

Nguyên nhân dẫn tới việc phụ nữ dân tộc sinh con tại nhà ngoài do hủ tục còn có nguyên nhân từ nhận thức hạn chế. Nhiều chị em sinh con tại nhà một lần không thấy tai biến gì, nghĩ việc sinh nở đơn giản nên các lần sinh sau vẫn cứ đẻ tại nhà. Một nguyên nhân nữa khiến cho tình trạng phụ nữ sinh con tại nhà có chiều hướng gia tăng đó là nạn tảo hôn vẫn còn diễn ra tại các xã vùng sâu, vùng xa.

Để giảm thiểu tình trạng này, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe sinh sản, chất lượng dân số cho vùng đồng bào dân tộc, truyền thông thay đổi hành vi là yếu tố quyết định để thay đổi nhận thức. Đa phần dân tộc thiểu số có trình độ thấp, chỉ hiểu ngôn ngữ của dân tộc mình và tin theo những người có uy tín trong làng, bản nên công tác tuyên truyền cần đặc biệt chú trọng tới văn hóa, ngôn ngữ của đồng bào dân tộc, phát huy tốt vai trò của những Già làng, Trưởng bản, cộng tác viên dân số, cô đỡ thôn bản… để công tác truyền thông hiệu quả.

Ngoài ra, chính quyền và các đoàn thể phải cùng vào cuộc, đưa các nội dung chống lại hủ tục vào hương ước, quy ước thôn, bản để gắn trách nhiệm giữa bản thân, gia đình với cộng đồng thì mới có thể giảm tình trạng sinh con tại nhà, cũng như nhiều hủ tục khác như tảo hôn, sinh con ở tuổi vị thành niên…

Gia Minh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vì sao phụ nữ mãn kinh dễ bị mất ngủ?

Vì sao phụ nữ mãn kinh dễ bị mất ngủ?

Dân số và phát triển - 13 giờ trước

Nhiều phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh thường bị mất ngủ kèm theo những cơn bốc hoả và đổ mồ hôi ban đêm vô cùng khó chịu. Vậy mối liên hệ giữa mãn kinh và giấc ngủ như thế nào và cách ứng phó với tình trạng này?

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ bị ung thư thần kinh nội tiết đã mãn kinh 10 năm nay nhưng lại ra dịch nhầy màu hồng ở âm đạo, tiểu cảm giác không hết, sau đó chảy máu nhiều như kinh nguyệt...

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Chlamydia âm thầm lây lan qua đường tình dục, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Yoga đã được chứng minh là giúp giảm bớt cơn đau liên quan đến đau bụng kinh và nhiều triệu chứng khác liên quan đến tiền kinh nguyệt. Dưới đây là 4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Không chỉ gây mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công, dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn còn đáng sợ cỡ này...

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

14 năm để tóc dài, vui chơi cùng các bạn nữ, Ngọc Linh không ngờ bản thân lại là "nam nhi". Sự thật khiến em sốc, không dễ chấp nhận.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Những ngày gần đây, thông tin số ca COVID-19 gia tăng tại Thái Lan khiến nhiều người lo ngại về đợt dịch bùng phát mới và có nguy cơ lây lan sang các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình được cơ quan chuyên môn của tỉnh, các địa phương tại Bắc Giang thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Cứ mỗi mùa thi đến, số trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần lại gia tăng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Cách phòng tránh các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi như thế nào?

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng sức khỏe của bà mẹ khi mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sau này của trẻ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai thì em bé cũng có thể bị tăng huyết áp.

Top