Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sớm xây dựng và ban hành Luật Dân số

Thứ tư, 20:00 08/04/2009 | Xã hội

Giadinh.net - Ngày 1/4/2009, Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 44-KL/TW về kết quả thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 22/3/2005 của Bộ Chính trị (khóa IX) về “Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách DS-KHHGĐ”.

Góp phần tích cực vào sự phát triển
 
Tại phiên họp ngày 6/3/2009, sau khi nghe Ban Tuyên giáo Trung ương và Ban cán sự Đảng Bộ Y tế báo cáo về kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW, ngày 22/3/2005 của Bộ Chính trị (khóa IX) về “Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách DS- KHHGĐ” (sau đây gọi là Nghị quyết 47- NQ/TW), Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận cơ bản nhất trí với Báo cáo của Ban Tuyên giáo Trung ương và Ban cán sự Đảng Bộ Y tế, đồng thời nhấn mạnh.
 

Chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ góp phần nâng cao chất lượng dân số (Ảnh: Dương Ngọc).

Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 47- NQ/TW, công tác DS – KHHGĐ đã đạt được một số thành tựu quan trọng. Công tác DS – KHHGĐ đã trở thành một trong những nội dung quan trọng trong chương trình hoạt động của các cấp ủy đảng và chính quyền, các đoàn thể và tổ chức xã hội; từng bước tạo được sự cam kết của các cấp ủy, chính quyền và sự ủng hộ rộng rãi của xã hội trong việc thực hiện chính sách DS – KHHGĐ. Đã có sự chuyển biến về hôn nhân và sinh đẻ của người dân, ngày càng có nhiều người kết hôn, sinh con phù hợp với lứa tuổi, sức khỏe, hoàn cảnh kinh tế và số lần sinh ít hơn (tổng tỷ suất sinh đã giảm từ 2,11 năm 2005 xuống còn 2,07 năm 2007); chất lượng dân số từng bước được nâng lên. Những thành tựu của công tác DS – KHHGĐ đã góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là đóng góp vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và đào tạo của nhân dân.

Còn những bất cập

Cũng trong ngày 1/4/2009, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 43-KL/TW về 3 năm thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW, ngày 23/2/2005 của Bộ Chính trị (khóa IX) về “Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới” và 5 năm thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW, ngày 22/1/2002 của Ban Bí thư (khóa IX) về “Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở”. Độc giả có thể đọc toàn văn bản kết luận này và kết luận số 44-KL/TW nói trên  tại Báo điện tử giadinh.net.vn.

Tuy nhiên, công tác DS – KHHGĐ vẫn còn những khuyết điểm và yếu kém: Mức sinh giảm chậm, chưa vững chắc, có sự khác biệt giữa các vùng, miền, còn tiềm ẩn nguy cơ tăng trở lại; khu vực nông thôn chưa đạt mức sinh thay thế và mức giảm sinh rất chậm; tình trạng mất cân bằng giới tính của trẻ sơ sinh đã đến mức báo động. Thứ hạng chỉ số phát triển con người (HDI) tuy có tăng, nhưng chưa đáng kể. Mặc dù tuổi thọ bình quân tương đối cao, nhưng chất lượng tuổi thọ khá thấp. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sức khỏe bà mẹ, trẻ em và chỉ số suy dinh dưỡng cải thiện chậm. Tỷ lệ dân số bị thể lực kém, trí tuệ giảm có xu hướng gia tăng. Nhiều vấn đề trong chăm sóc sức khỏe đang đặt ra những bất cập và lo ngại. Việc quản lý dân số còn thiếu thống nhất, phân tán, gây khó khăn, phiền phức cho người dân trong các giao dịch dân sự, không đáp ứng nhu cầu quản lý xã hội và hoạch định chính sách, lồng ghép chính sách dân số với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Nguyên nhân của những khuyết điểm, yếu kém trên là do: Một số cấp ủy và chính quyền chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng, ý nghĩa chiến lược của công tác DS – KHHGĐ, đặc biệt khi có biến động về tổ chức làm công tác DS – KHHGĐ. Trong chỉ đạo còn có biểu hiện thiếu tập trung, thiếu quyết liệt, thiếu những giải pháp thiết thực, chưa phát huy tốt vai trò của cơ quan tham mưu... Một bộ phận cán bộ, đảng viên không gương mẫu nhưng chưa bị xử lý nghiêm các vi phạm; Chậm sửa đổi Pháp lệnh Dân số và các chính sách, quy định không còn phù hợp với mục tiêu mỗi cặp vợ chồng chỉ có 1 đến 2 con; Hệ thống tổ chức làm công tác DS- KHHGĐ thiếu ổn định, nhất là chậm tiến hành việc sáp nhập Ủy DS,GĐ&TE vào ngành y tế, tạo nên nhận thức không đúng của cả cán bộ và nhân dân về chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác DS - KHHGĐ. Đến nay, sau nhiều nỗ lực, tổ chức bộ máy mới bước đầu được củng cố, nhưng vẫn chưa ổn định; Nguồn lực đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu, cơ chế quản lý kinh phí chưa phù hợp với tính chất đặc thù của công tác DS - KHHGĐ; Tâm lý, tập quán của người dân trong xã hội nông nghiệp, lại chịu ảnh hưởng sâu rộng của tư tưởng phong kiến về việc sinh con, muốn có đông con và phải có con trai nối dõi tông đường còn rất nặng nề.

Kiên trì thực hiện mục tiêu gia đình ít con

Để tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết 47- NQ/TW, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành đoàn thể chính trị - xã hội và toàn xã hội tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện đầy đủ các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp mà Nghị quyết số 47- NQ/TW đã đề ra. Những trọng tâm cần tập trung chú ý là: Kiên trì thực hiện mục tiêu gia đình ít con để nuôi dạy cho tốt, mỗi cặp vợ chồng chỉ có 1 hoặc 2 con để duy trì vững chắc mức sinh thay thế và quy mô dân số nước ta không quá 100 triệu người vào năm 2020, tạo cơ sở vững chắc để ổn định quy mô dân số ở mức 115- 120 triệu người vào giữa thế kỷ XXI.

Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia DS -  KHHGĐ. Tập trung nguồn lực, thực hiện mạnh mẽ các giải pháp, mở rộng chính sách khuyến khích để tiếp tục giảm sinh ở vùng nông thôn, vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa. Có chính sách và biện pháp cụ thể để ổn định mức sinh, bảo đảm sự bền vững của chính sách dân số; Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược tổng thể nâng cao toàn diện các thành tố của chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ và tinh thần; Từng bước nâng cao chỉ số phát triển con người của nước ta lên mức tương đương với các nước công nghiệp có trình độ phát triển trung bình trên thế giới. Tăng cường sức khỏe, giảm tỷ lệ bệnh tật; Tăng tuổi thọ và số năm trung bình sống khỏe mạnh; Tiến hành các giải pháp can thiệp về kỹ thuật và xã hội nhằm giảm thiểu các yếu tố gây ảnh hưởng, làm suy thoái chất lượng giống nòi. Nâng cao trình độ dân trí, trình độ nghề nghiệp, chuyên môn. Phát huy tiềm năng, tính năng động và phát triển toàn diện con người trong môi trường gia đình và cộng đồng an toàn, lành mạnh; Chủ động kiểm soát và giải quyết các nguyên nhân sâu xa làm mất cân bằng giới tính của trẻ sơ sinh; Xử lý nghiêm các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi.

Phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tận dụng cơ hội của thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” để phát huy nguồn lao động dồi dào, tạo công ăn việc làm, xuất khẩu lao động, đào tạo nghề... trong giai đoạn 2007- 2022. Phát triển các dịch vụ xã hội thích ứng với giai đoạn cơ cấu dân số già ở nước ta từ năm 2015; Từng bước hoàn thiện chế độ an sinh tuổi già; Tăng cường giáo dục, truy cứu trách nhiệm người vi phạm chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng ông bà, cha mẹ theo quy định của pháp luật; Cải tiến quản lý dân số theo phương thức quản lý dịch vụ công, ứng dụng công nghệ hiện đại xây dựng cơ sở dữ liệu DS-KHHGĐ thống nhất trong phạm vi toàn quốc, đáp ứng nhu cầu sử dụng chung của các bộ, ngành và các cơ quan, tổ chức trong toàn xã hội và đảm bảo sự thuận tiện đối với người dân và yêu cầu cải cách nền hành chính quốc gia; Đảng đoàn Quốc hội chỉ đạo sớm xây dựng và ban hành Luật Dân số; Ban cán sự Đảng Chính phủ chỉ đạo tổng kết việc thực hiện Chiến lược dân số, Chiến lược sức khỏe sinh sản giai đoạn 2001- 2010, xây dựng Chiến lược DS/SKSS giai đoạn 2010- 2020, làm cơ sở cho việc hoạch định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; đầu tư đủ kinh phí, trang thiết bị, cơ sở vật chất và những điều kiện đảm bảo thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia, các đề án, dự án đã được phê duyệt về công tác DS- KHHGĐ giai đoạn đến năm 2010 và sau năm 2010; Cấp ủy và chính quyền các cấp sớm ổn định và kiện toàn cơ quan chuyên trách làm công tác DS-KHHGĐ; Thành lập ban chỉ đạo công tác DS- KHHGĐ cấp tỉnh, huyện; tiếp tục duy trì ban DS- KHHGĐ tuyến xã, nâng cao năng lực hoạt động, vai trò phối hợp liên ngành. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn thực hiện tốt chính sách dân số; Giao Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban cán sự Đảng Bộ Y tế thường xuyên, chủ động hơn nữa trong việc hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 47- NQ/TW của Bộ Chính trị tại các địa phương, ban, ngành, đoàn thể và báo cáo định kỳ cho Ban Bí thư.
 
* Tít bài báo và các tít phụ do tòa soạn đặt.
 
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tin sáng 5/7: Dùng máy bay không người lái cứu 2 cháu bé mắc kẹt giữa dòng lũ; cảnh giác chiêu trò lừa đảo lợi dụng việc sáp nhập các đơn vị hành chính

Tin sáng 5/7: Dùng máy bay không người lái cứu 2 cháu bé mắc kẹt giữa dòng lũ; cảnh giác chiêu trò lừa đảo lợi dụng việc sáp nhập các đơn vị hành chính

Xã hội - 32 phút trước

GĐXH - Người đàn ông ở Gia Lai xác nhận dùng máy bay không người lái giải cứu 2 cháu nhỏ mắc kẹt giữa dòng nước lũ; lợi dụng chủ trương sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính, nhiều đối tượng xấu đã dựng lên nhiều kịch bản lừa đảo.

Bộ máy chính quyền 2 cấp ở Thái Nguyên bắt đầu vận hành trơn tru, hiệu quả

Bộ máy chính quyền 2 cấp ở Thái Nguyên bắt đầu vận hành trơn tru, hiệu quả

Thời sự - 12 giờ trước

GĐXH - Sau khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các xã sau hợp nhất tại tỉnh Thái Nguyên đã bước đầu vận hành thông suốt, đảm bảo phục vụ người dân chu đáo, hiệu quả.

Những con giáp là thiên tài kinh doanh bẩm sinh, "rót tiền" vào đâu thắng lớn ở đó

Những con giáp là thiên tài kinh doanh bẩm sinh, "rót tiền" vào đâu thắng lớn ở đó

Đời sống - 15 giờ trước

GĐXH - Những con giáp này sinh ra đã có thiên phú trong lĩnh vực kiếm tiền, một khi đã lấn sân kinh doanh là sẽ càng ngày càng làm ăn phát đạt.

Truy tìm người phụ nữ tông bé trai rồi bỏ trốn ở Đắk Lắk

Truy tìm người phụ nữ tông bé trai rồi bỏ trốn ở Đắk Lắk

Pháp luật - 15 giờ trước

Công an xã Hòa Phú (Đắk Lắk) đang truy tìm người phụ nữ nghi lái xe máy tông bé 5 tuổi rồi bỏ trốn khỏi hiện trường.

Những điều cần làm ngay sau khi biết điểm thi, điểm chuẩn lớp 10 ở Hà Nội

Những điều cần làm ngay sau khi biết điểm thi, điểm chuẩn lớp 10 ở Hà Nội

Giáo dục - 16 giờ trước

Dự kiến Hà Nội sẽ công bố điểm thi lớp 10 vào ngày 4/7. Cùng thời điểm, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng sẽ công bố điểm chuẩn vào các trường.

Mã vùng điện thoại cố định 34 tỉnh, thành từ ngày 1/7/2025

Mã vùng điện thoại cố định 34 tỉnh, thành từ ngày 1/7/2025

Đời sống - 16 giờ trước

GĐXH - Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành văn bản số 2784/BKHCN-CVT hướng dẫn thực hiện quy hoạch mã vùng điện thoại cố định mặt đất 34 tỉnh, thành kể từ ngày 1/7/2025.

Sổ đỏ được cấp tại xã, phường từ 1/7/2025: Người dân được lợi gì và cần biết ngay điều gì?

Sổ đỏ được cấp tại xã, phường từ 1/7/2025: Người dân được lợi gì và cần biết ngay điều gì?

Thời sự - 17 giờ trước

GĐXH - Từ 1/7/2025, 14 thủ tục đất đai, trong đó có đăng ký, cấp sổ đỏ lần đầu, đính chính, thu hồi và cấp lại sổ... sẽ được giải quyết tại xã, phường. Đây được xem là bước "đột phá" mới giúp rút ngắn thời gian, bãi bỏ thủ tục phiền hà và đảm bảo giá trị pháp lý cho giấy tờ cũ.

Tử vi tháng 6 âm lịch 2025 dự báo thay đổi về sự nghiệp, tài lộc của con giáp tuổi Dần

Tử vi tháng 6 âm lịch 2025 dự báo thay đổi về sự nghiệp, tài lộc của con giáp tuổi Dần

Đời sống - 17 giờ trước

GĐXH – Bước sang tháng 6 âm lịch 2025, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã có dự báo tử vi tháng về sự nghiệp, tài lộc của tuổi Dần có những thay đổi bất ngờ.

Điểm chuẩn vào lớp 10 tại Hà Nội 5 năm qua biến động thế nào?

Điểm chuẩn vào lớp 10 tại Hà Nội 5 năm qua biến động thế nào?

Giáo dục - 17 giờ trước

Mức điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT công lập trong 5 năm qua (2020 - 2024) không có quá nhiều biến động, tăng giảm chỉ trong khoảng 0,5 - 1 điểm.

Hà Tĩnh ngăn chặn vụ mạo danh con trai lừa đảo 180 triệu đồng

Hà Tĩnh ngăn chặn vụ mạo danh con trai lừa đảo 180 triệu đồng

Pháp luật - 18 giờ trước

GĐXH - Đối tượng sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân của con trai chị A. để tạo lập tài khoản Facebook giả, nhắn tin yêu cầu chuyển tiền.

Top