Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sốt cao sau tiêm vaccine COVID-19, khi nào cần phải liên hệ y tế tới viện ngay?

GiadinhNet - Sau tiêm vaccine COVID-19, một số người bị sốt, sốt cao. Khi nào người dân cần liên hệ y tế ngay để được xử trí kịp thời?

Sốt cao sau tiêm vaccine COVID-19, khi nào cần phải liên hệ y tế tới viện ngay? - Ảnh 1.

Lưu ý đầu tiên của BS Phạm Quang Thái, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, sau tiêm vaccine COVID-19 mọi người cần tự theo dõi kỹ, thông báo cho y tế để được giúp đỡ, ghi nhận và đánh giá trường hợp của mình. "Nhớ rằng không tự điều trị, cần thông báo cho y tế" - BS Thái nói.

Khi bạn cảm thấy lo lắng, bất thường sau tiêm mà không giải thích được thì cần đến ngay viện. Đây là điều đầu tiên nghĩ đến trước khi có dấu hiệu rõ ràng. Cụ thể hơn là trường hợp phù nề, đau bụng, nhịp tim nhanh là biểu hiện sớm của phản vệ cần thông báo y tế để xử trí.

Ngoài ra, nếu sốt cao nhưng dùng thuốc hạ sốt không thấy giảm hoặc một thời gian ngắn lại sốt cao cũng là trường hợp nguy hiểm cần theo dõi.

"Chúng tôi có phát tờ theo dõi sức khỏe tại nhà, nếu có biểu hiện như trong khuyến cáo thì gọi ngay cơ sở y tế để hỗ trợ" - BS Thái nói.

Sốt cao sau tiêm vaccine COVID-19, khi nào cần phải liên hệ y tế tới viện ngay? - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, sau tiêm, thường xuyên đo thân nhiệt, nếu: sốt < 38,5 độ C thì cần cởi bớt, nới lỏng quần áo, chườm/lau bằng khăn ấm tại trán, hố nách, bẹn, uống đủ nước; không để nhiễm lạnh; đo lại nhiệt độ sau 30 phút.

Nếu sốt > 38,5 độ C: Sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Nếu không cắt được sốt hoặc sốt lại trong vòng 2 tiếng, người dân cần thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế gần nhất.

Bộ Y tế khuyến cáo người có dấu hiệu tê quanh môi, lưỡi, họng bị ngứa, căng cứng, nghẹn, khó nói sau khi tiêm vaccine COVID-19 trong thời gian theo dõi là biểu hiện bạn cần liên hệ với đội cấp cứu lưu động hoặc đến thẳng bệnh viện. Thời gian để người dân tự theo dõi sức khỏe là 28 ngày sau tiêm chủng, đặc biệt trong vòng 7 ngày đầu.

Một số dấu hiệu nguy hiểm khác cần lưu ý như phát ban, nổi mẩn đỏ, tím tái, đỏ da hoặc chảy máu, xuất huyết dưới da. Đau đầu kéo dài hoặc dữ dội, li bì; ngủ gà, lú lẫn, hôn mê, co giật. Đau tức ngực, hồi hộp đánh trống ngực kéo dài, ngất; nôn, đau quặn bụng hoặc tiêu chảy.

Nếu thấy khó thở, thở rít, khò khè, tím tái, toàn thân chóng mặt, choáng, xây xẩm, cảm giác muốn ngã, mệt bất thường; đau dữ dội bất thường tại một hay nhiều nơi không do va chạm, sang chấn; sốt cao liên tục trên 39 độ C mà không đáp ứng thuốc hạ sốt...

Khi thấy một trong các dấu hiệu trên, người được tiêm vaccine COVID-19 cần liên hệ đội cấp cứu lưu động hoặc đến thẳng bệnh viện.

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Video: Xúc động hình ảnh băng rừng, vượt lũ khiêng nạn nhân trong vụ sạt lở đất đi cấp cứu

Video: Xúc động hình ảnh băng rừng, vượt lũ khiêng nạn nhân trong vụ sạt lở đất đi cấp cứu

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH - Từ điểm sạt lở, đội cứu hộ phải vận chuyển bệnh nhân bằng cáng qua quãng đường 7km xuống bờ sông, sau đó phải đi bằng cano 2km đường sông mới đến điểm ô tô cứu thương.

Bệnh viện ở Hà Nội hội chẩn từ xa, cấp cứu, điều trị cho nạn nhân bị vùi lấp do lũ quét

Bệnh viện ở Hà Nội hội chẩn từ xa, cấp cứu, điều trị cho nạn nhân bị vùi lấp do lũ quét

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Từ Hà Nội, các chuyên gia đã liên tục hội chẩn, trực tiếp cứu chữa người bệnh gặp nạn do mưa lũ, lũ quét và sạt lở đất tại các tỉnh miền núi phía Bắc.

Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp bảo vệ sức khỏe trong và sau ngập lụt

Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp bảo vệ sức khỏe trong và sau ngập lụt

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Theo Bộ Y tế, trong và sau mưa bão, lũ lụt, vô số các vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh.

Cứu người phụ nữ ở Yên Bái bị vùi lấp do sạt lở đất

Cứu người phụ nữ ở Yên Bái bị vùi lấp do sạt lở đất

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Sau khi được cứu khỏi đống đất đá, bệnh nhân được đưa đi cấp cứu trong tình trạng ngừng tim, đa chấn thương phức tạp, nguy kịch.

Gia tăng số ca bị rắn và động vật có độc cắn trong thời điểm bão Yagi đổ bộ

Gia tăng số ca bị rắn và động vật có độc cắn trong thời điểm bão Yagi đổ bộ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Các chuyên gia cảnh báo, trong mùa mưa bão, người dân cần đề cao cảnh giác với các loài động vật có độc như rắn, rết, một số bọ, côn trùng… để tránh bị cắn/đốt nguy hiểm đối với sức khỏe.

Đau ở thắt lưng, người đàn ông đi khám bất ngờ phát hiện ung thư phổi di căn

Đau ở thắt lưng, người đàn ông đi khám bất ngờ phát hiện ung thư phổi di căn

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Người đàn ông 65 tuổi ở Phú Yên đến việm khám với triệu chứng đau thắt lưng, bất ngờ được chẩn đoán ung thư phổi di căn.

Bé gái 4 tuổi ở Phú Thọ bất ngờ nhập viện cấp cứu vì ngộ độc rượu

Bé gái 4 tuổi ở Phú Thọ bất ngờ nhập viện cấp cứu vì ngộ độc rượu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Cùng anh trai 7 tuổi uống hết 1/3 chai rượu ngâm cây gió cùng với mật ong, bé gái 4 tuổi có biểu hiện nôn, tím tái... được gia đình đưa đến viện khám.

Y tế Phú Thọ huy động tổng lực cứu nạn nhân sập cầu Phong Châu

Y tế Phú Thọ huy động tổng lực cứu nạn nhân sập cầu Phong Châu

Y tế - 3 ngày trước

Ngay khi tiếp nhận thông tin vụ sập cầu Phong Châu, lãnh đạo Sở Y tế Phú Thọ đã phát lệnh huy động lực lượng đến ngay hiện trường.

Tự thụt tháo tại nhà để giảm cân, 2 người phụ nữ ở Lạng Sơn phải nhập viện cấp cứu

Tự thụt tháo tại nhà để giảm cân, 2 người phụ nữ ở Lạng Sơn phải nhập viện cấp cứu

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Trong quá trình tự thụt tháo, bệnh nhân thấy đau dữ dội vùng bụng dưới kèm chảy máu qua hậu môn nên đến được đưa đi cấp cứu.

Nữ y tá rơi nước mắt khi nghe lời nói cuối cùng của nam bệnh nhân trước khi mất

Nữ y tá rơi nước mắt khi nghe lời nói cuối cùng của nam bệnh nhân trước khi mất

Y tế - 3 ngày trước

Một y tá trẻ đã rơi nước mắt khi đọc lời nhắn của một bệnh nhân gửi gắm những người đã chăm sóc mình.

Top