Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sốt xuất huyết vào đỉnh dịch

Thứ sáu, 15:08 02/10/2015 | Y tế

GiadinhNet - Sốt xuất huyết đang vào đỉnh dịch. Không chỉ ở riêng khu vực phía Nam mà cả miền Bắc, số lượng bệnh nhân nhập viện cao nhất từ đầu năm đến nay...

 

Tính đến ngày 1/10, tại Khoa Khám bệnh (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương) đã có 886 ca sốt xuất huyết. 	
Ảnh: Thu Nguyên
Tính đến ngày 1/10, tại Khoa Khám bệnh (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương) đã có 886 ca sốt xuất huyết. Ảnh: Thu Nguyên

 

Bác sĩ căng mình chống dịch

Thông tin từ Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), đến hết ngày 29/9, cả nước có gần 40.000 ca mắc sốt xuất huyết (SXH), trong đó có 25 trường hợp tử vong và dịch đang tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương. So với thời điểm cách đây 3 tuần, số ca mắc ở mỗi tỉnh thành tăng mạnh thêm 1.000 - 1.200 ca, trong đó số ca tử vong tăng thêm 6.

Có mặt tại Khoa Khám bệnh (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) sáng 1/10, hàng chục bệnh nhân xếp hàng chờ được khám bệnh, nhập viện. Số liệu của Phòng Kế hoạch – Tổng hợp cho thấy, tính hết ngày 30/9, số bệnh nhân nhập viện vì SXH là 686 ca. Riêng trong tháng 9, số ca mắc SXH nhập viện là 343 ca, tăng gần gấp đôi so với tháng 8 (188 ca), bằng 50% tổng số ca từ đầu năm đến nay. Trong số 686 ca SXH, bệnh nhân từ Hà Nội chiếm đến gần 88%, số còn lại phân bố rải rác tại Nam Định, Bắc Ninh, Hà Nam, Thái Bình… Tại Hà Nội, quận, huyện tập trung lượng bệnh nhân bị SXH cao nhất là Hoàng Mai (164 ca), Hai Bà Trưng (96 ca), Thanh Trì (68 ca), Đống Đa (62 ca)…

Khoa Virus - Ký sinh trùng hiện là nơi tập trung số bệnh nhân điều trị SXH cao nhất bệnh viện. Bà Nguyễn Thị B (người nhà bệnh nhân SXH đang điều trị tại khoa, đến từ Lạng Sơn) cho biết: Người nhà bà sốt tới 7 ngày, khám, chẩn đoán tại địa phương là sốt virus, điều trị mãi không khỏi, đến tối 27/9 được chuyển cấp cứu lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Sáng 1/10, trao đổi với phóng viên, ThS.BS Nguyễn Kim Thư – Phó Trưởng khoa, cho biết, hiện có 55 bệnh nhân mắc sốt xuất huyết Dengue (SXHD)/60 bệnh nhân đang điều trị tại khoa. Không ít ca nhập viện muộn, sốt dài ngày mới đi khám, nhập viện. BS Thư cho biết, về lý thuyết, SXHD thường gặp ở bệnh nhân dưới 50 tuổi, nhưng tại khoa, vẫn có những ca mắc SXH trên 70 tuổi. Chưa có bệnh nhân có biến chứng nặng, nhưng cũng không ít bệnh nhân có dấu hiệu cảnh báo nguy cơ biến chứng nặng như: Tiểu cầu hạ, xuất huyết, gan to và đau…

Do số lượng bệnh nhân đông, một số phòng bệnh tại khoa quá tải. Khoa đã phải kê thêm giường ở hành lang lối đi, điều chuyển bệnh nhân giữa các khoa, tuy nhiên, bệnh nhân vẫn phải nằm ghép 2-3 người/giường. “Với điều kiện cơ sở vật chất của bệnh viện, mặc dù đã được bệnh viện giải thích bệnh có thể điều trị ở tuyến dưới, song rất nhiều bệnh nhân sẵn sàng ký cam kết chịu cảnh nằm ghép để điều trị tại bệnh viện”, ThS Nguyễn Tiến Lâm, Trưởng khoa Virus – Ký sinh trùng cho biết.

“Hiện khoa đang dốc hết lực lượng để phòng, chống dịch, vất vả hơn rất nhiều so với ngày thường. Nếu cần thiết trong những ngày cao điểm, chúng tôi sẽ phải xin bổ sung thêm nhân lực để công tác điều trị được tốt nhất có thể, hoặc điều phối bệnh nhân sang các khoa khác hoặc các bệnh viện xung quanh”, ThS.BS Kim Thư chia sẻ.

Nên ra ngoài khi đốt hương muỗi trong phòng kín

SXH đang đỉnh dịch, không ít hộ gia đình áp dụng cách đốt hương muỗi để ngăn ngừa, phòng bệnh SXH. Chị Hoàng Thị T (ở Củ Chi, TPHCM) có con nhỏ (mới 3 tháng tuổi) băn khoăn không biết nên đốt hương muỗi hay bình xịt muỗi do  sợ ảnh hưởng tới sức khỏe của con. “Khu vực nơi em ở muỗi rất nhiều. Lúc nào cũng phải có người ngồi canh muỗi cả lúc bé thức và ngủ, chỉ sợ bé bị đốt. Có hôm sơ sểnh, bé bị chích đến 10 vết trên 2 chân, nhìn mà xót xa”, chị T nói.

Về vấn đề này, BSCKI  Nguyễn Thị Từ Anh, Khoa Sơ sinh - Bệnh viện Từ Dũ (TPHCM) cho hay, dùng bình xịt muỗi và nhang muỗi có thể làm bé bị dị ứng. Tốt nhất là phụ huynh nên cho bé ngủ màn cả ban ngày lẫn ban đêm, cho bé mặc quần áo dài tay để tránh muỗi đốt. Ngoài ra, người lớn cũng nên dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, không treo quần áo đã mặc nhiều mồ hôi (vì muỗi thích đậu ở những quần áo này), thay nước bình hoa thường xuyên… Tức là làm các biện pháp để giảm muỗi trong nhà hoặc nếu có điều kiện thì thuê dịch vụ phun thuốc diệt muỗi định kỳ, với lưu ý nên cho bé “di tản” khi phun thuốc.  Khi bé lớn hơn (trên 6 tháng) thì cha mẹ có thể chọn mua những thuốc bôi da tránh muỗi đốt phù hợp.

Dưới góc độ chuyên môn hóa học, PGS.TS Trịnh Hùng, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng, hương muỗi khá độc đối với một số loại côn trùng. Các bậc cha mẹ cần lưu ý: Chỉ đốt hương muỗi khi trong nhà không có em bé vì hương muỗi cũng có chứa một lượng độc tố nhất định. Đối với người lớn, lượng độc tố đó là tương đối nhỏ, ít ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng với trẻ em có sức đề kháng yếu thì hít phải hương muỗi cũng gây ra những ảnh hưởng không tốt. Sau khi đốt hương muỗi cần bật quạt thông gió để đẩy hết những khí độc ra khỏi nhà. Khi đốt hương muỗi trong phòng kín, tốt nhất nên ra ngoài và chỉ trở lại khi đã hết hương. Đặc biệt lưu ý, chỉ nên dùng hương đã được Bộ Y tế cho phép sử dụng lưu hành trong gia dụng và y tế.

 

5 biện pháp phòng tránh muỗi đốt:

1. Mặc áo quần dài tay.

2. Khi ngủ, cần ngủ trong mùng kể cả ban ngày.

3. Cho người bệnh nằm trong màn tránh muỗi đốt.

4. Dùng rèm, mành tẩm hóa chất diệt muỗi, che cửa để hạn chế muỗi vào.

5. Diệt muỗi bằng hóa chất như: Phun thuốc, tẩm màn, thắp hương muỗi, dùng bình xịt diệt muỗi, bôi kem chống muỗi đốt...

 

Theo báo cáo mới nhất của Sở Y tế Hà Nội, tính đến 30/9, toàn thành phố ghi nhận 3.028 ca mắc, tăng cao so với cùng kỳ năm 2014 (625 ca), “phủ” hết 30/30 quận, huyện và 307/584 xã, phường (chiếm 52%).

Hiện toàn thành phố còn 103 ổ dịch đang hoạt động tại 84 xã, phường của 19 quận, huyện, khoảng 250 ca bệnh còn đang phải điều trị tại bệnh viện và cộng đồng. Dự báo, dịch bệnh SXHD có thể tiếp tục gia tăng tại nhiều xã, phường, xuất hiện mới trong tháng 10, kéo dài đến hết tháng 11 và sang cả tháng 12 nếu không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch. Sở Y tế Hà Nội khuyến cáo, hàng ngày chỉ cần dành 5 phút cho việc diệt bọ gậy trong và xung quanh gia đình nhà mình góp phần phòng bệnh SXH.

Thu Nguyên/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ghép thận cứu sống em bé 8 tuổi suy thận mạn giai đoạn cuối kèm suy tim

Ghép thận cứu sống em bé 8 tuổi suy thận mạn giai đoạn cuối kèm suy tim

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương, đây được xem là một trong những ca ghép thận khó khăn nhất từ trước đến nay của bệnh viện.

Cho con uống thuốc mãi không khỏi, đi khám bất ngờ phát hiện 'thủ phạm' trong vùng kín của bé gái 6 tuổi

Cho con uống thuốc mãi không khỏi, đi khám bất ngờ phát hiện 'thủ phạm' trong vùng kín của bé gái 6 tuổi

Y tế - 14 giờ trước

GĐXH - Được gia đình gặng hỏi, cháu bé kể có nhét một dị vật vào trong âm đạo khi ở trường.

Bộ Y tế và Tổ chức Di cư Quốc tế tăng cường hợp tác nâng cao sức khỏe cho người di cư

Bộ Y tế và Tổ chức Di cư Quốc tế tăng cường hợp tác nâng cao sức khỏe cho người di cư

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Chiều 18/9, Bộ Y tế và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) đã tổ chức lễ ký Thỏa thuận hợp tác nhằm nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người di cư, đồng thời hỗ trợ người di cư tiếp cận các hệ thống và chính sách y tế quốc gia.

Xem điện thoại khi đi thang máy, bé 6 tuổi bị cửa kẹt gãy chân

Xem điện thoại khi đi thang máy, bé 6 tuổi bị cửa kẹt gãy chân

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Do tập trung xem điện thoại trong lúc bước vào thang máy, bé 6 tuổi sơ ý kẹt chân vào cửa thang dẫn đến tai nạn gây gãy chân.

Tự uống thuốc điều trị đau họng tại nhà, thai phụ 27 tuổi nhập viện cấp cứu

Tự uống thuốc điều trị đau họng tại nhà, thai phụ 27 tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Sau 30 phút uống thuốc điều trị đau họng, bệnh nhân xuất hiện nổi mề đay toàn thân, khó thở, thở rít, đau ngực, choáng, được người nhà đưa đi cấp cứu.

Bé trai 5 tuổi, nặng 60kg suýt tử vong chỉ vì mắc cúm, bác sĩ chỉ rõ đây là lý do khiến bệnh năng hơn

Bé trai 5 tuổi, nặng 60kg suýt tử vong chỉ vì mắc cúm, bác sĩ chỉ rõ đây là lý do khiến bệnh năng hơn

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Béo phì là một trong những yếu tố tiên lượng nặng của cúm. Bệnh nhân béo phì nhiễm cúm có thể dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp diễn tiến nhanh, cần can thiệp điều trị tích cực, kịp thời.

Bệnh viện Bạch Mai hội chẩn với chuyên gia Nhật Bản tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất cứu bé gái 11 tuổi vụ sạt lở ở Làng Nủ

Bệnh viện Bạch Mai hội chẩn với chuyên gia Nhật Bản tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất cứu bé gái 11 tuổi vụ sạt lở ở Làng Nủ

Y tế - 3 ngày trước

Bệnh nhi Mông Hoàng Thảo Ng. (nữ, 11 tuổi), dân tộc Tày là nạn nhân trong vụ sạt lở do lũ quét tại bản Làng Nủ - Phúc Khánh - Bảo Yên - Lào Cai.

Đi khám vì bị ho kéo dài, người đàn ông 51 tuổi ở Nam Định bất ngờ phát hiện nhiễm sán lợn nguy hiểm vì ăn thịt theo cách này

Đi khám vì bị ho kéo dài, người đàn ông 51 tuổi ở Nam Định bất ngờ phát hiện nhiễm sán lợn nguy hiểm vì ăn thịt theo cách này

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Bị ho lâu ngày nhưng tự uống thuốc ho không khỏi, người đàn ông ở Nam Định đi khám bất ngờ phát hiện bị nhiễm ấu trùng sán dây lợn thời gian dài, nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm.

Bộ Y tế trao hơn 3 tỷ đồng giúp Bắc Giang, Lạng Sơn khắc phục hậu quả bão lũ

Bộ Y tế trao hơn 3 tỷ đồng giúp Bắc Giang, Lạng Sơn khắc phục hậu quả bão lũ

Y tế - 4 ngày trước

Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngày 16/9, đoàn công tác của Bộ Y tế do GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn đã đến các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn thăm, hỗ trợ và kiểm tra công tác y tế, khắc phục hậu quả sau bão lụt...

Người đàn ông 59 tuổi ở Hà Giang hoại tử nghiêm trọng vùng kín do tự ý làm điều này

Người đàn ông 59 tuổi ở Hà Giang hoại tử nghiêm trọng vùng kín do tự ý làm điều này

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng đau nhiều, sốt, vùng bìu tầng sinh môn và thành bụng hoại tử, nhiều mủ và giả mạc.

Top