Hà Nội
23°C / 22-25°C

"Ổ" dịch bệnh ở lưng chừng trời

Thứ ba, 08:00 22/09/2015 | Sống khỏe

GiadinhNet - Nhiều người nghĩ, muỗi gây bệnh sốt xuất huyết chỉ có thể sống ở nơi ao tù, nước đọng, môi trường ô nhiễm. Thế nhưng, nhà cao tầng và chung cư cao tầng vẫn có thể là “ổ” muỗi gây dịch bệnh.

 

Nếu không có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường sống, tại nhà cao tầng và chung cư cao tầng vẫn có thể là “ổ” muỗi gây dịch bệnh.	 Ảnh: Chí Cường
Nếu không có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường sống, tại nhà cao tầng và chung cư cao tầng vẫn có thể là “ổ” muỗi gây dịch bệnh. Ảnh: Chí Cường

 

Mầm bệnh từ lọ hoa, cây cảnh chứa nước

Trao đổi với PV Báo GĐ&XH, TS Nguyễn Công Tảo – nguyên Trưởng khoa Xử lý dịch bệnh Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng (Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội) cho biết, không ít người nghĩ, muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết (SXH) Dengue chỉ sinh sản và gây bệnh SXH ở môi trường ao tù, nước đọng. Còn ở các khu vực nội thành, sống trên các tòa nhà cao tầng, chung cư cao tầng không có muỗi vằn gây bệnh SXH. Bởi vậy, họ thường chủ quan không mắc màn khi đi ngủ. Đó là quan điểm hoàn toàn sai lầm.

Mặc dù nguy cơ bị SXH ở nhà chung cư cao tầng ít hơn nhà mặt đất, khu  nhà trọ nhưng không phải là không có. Loại muỗi vằn truyền bệnh SXH thường sinh sống ở trong nhà và đẻ trứng sinh ra bọ gậy/lăng quăng tại những khu vực có chứa nước trong nhà như: Lọ hoa để trên bàn thờ, các dụng cụ kê chân chạn cho khỏi kiến, chậu hoa, cây cảnh chứa nước và các dụng cụ phế thải xung quanh nhà như vỏ chai lọ, lốp cao su, gáo dừa, chum vại... chứa nước mưa lâu ngày trên tất cả các tầng, sân thượng, lan can.

Đặc biệt, trứng muỗi còn có đặc điểm bám vào thành chum vại có thể tồn tại đến 6 tháng để khô, chỉ cần khi có nước thì lập tức trứng đó phát triển thành lăng quăng rồi hình thành muỗi. Chính vì vậy mà ngay cả những nhà cao tầng, chung cư cao tầng vẫn có thể là “ổ” muỗi gây dịch bệnh khi có các dụng cụ chứa nước là muỗi có khả năng sinh sản và phát triển.

Tại buổi họp báo cung cấp thông tin phòng chống dịch mới đây, ông Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, đặc điểm của muỗi truyền bệnh SXH thường đẻ ở những nơi có nước trong, chứ không có đẻ nơi nước bẩn, cống rãnh. Hơn nữa, việc phun hóa chất diệt muỗi cũng chưa bao phủ được mọi hộ gia đình, tất cả các tầng, phòng trong nhà, nhất là các phòng ở trên tầng cao vẫn gây ra nguy cơ mắc SXH Dengue. Bởi trong cùng một khu vực nếu còn một số hộ không phun hóa chất diệt muỗi thì muỗi từ những hộ này vẫn sinh sôi nảy nở, bay sang các hộ bên cạnh lây truyền bệnh. Thậm chí, muỗi SXH sống từ tầng trệt đến tầng thượng, chung cư cao đến 12 tầng vẫn có, vì thế phun hóa chất cho tất cả các tầng rất quan trọng.

Muỗi truyền bệnh SXH có khả năng sinh sản mạnh và phát triển vào mùa mưa. Thường cứ vào mùa mưa, dịch SXH lại có chiều hướng gia tăng, phát triển mạnh từ tháng 4 - 10 và đỉnh dịch từ tháng 8 - 10. Đây là thời điểm lý tưởng cho muỗi truyền SXH sinh sôi, gây bệnh.

Các “chiêu” chống muỗi hiệu quả

TS Nguyễn Công Tảo cho biết, môi trường là nguyên nhân cơ bản để muỗi bùng phát. Để diệt muỗi hiệu quả, mọi người cần vệ sinh môi trường sạch sẽ, loại bỏ những nơi muỗi có thể trú ngụ.

Nước là môi trường để muỗi đẻ trứng nên cần vệ sinh sạch sẽ các vật dụng, dụng cụ chứa nước lâu ngày như lọ hoa, cây phát lộc, bát nước, phi vại… để loại bỏ các ổ bọ gậy/lăng quăng sinh muỗi truyền SXH.

Thả cá vào bể nước để cá ăn lăng quăng, thay nước thường xuyên, cọ rửa để diệt nơi trứng muỗi sinh sôi. Không có lăng quăng, không có muỗi vằn sẽ không có bệnh SXH vì không có vật trung gian truyền bệnh. Ngoài ra, mắc màn, mặc quần áo dài. Nên mặc những trang phục màu trắng hay có gam màu nhẹ sẽ không gây chú ý đối với côn trùng để phòng muỗi đốt. Trồng một số cây chống muỗi như húng thơm, cây sả… hoặc nếu có điều kiện nên lắp các thiết bị cửa lưới chống muỗi. Tại các điểm tích nước trong nhà như kệ kê chân giường, lọ hoa… người dân nên cho muối vào trong đó. Khi muỗi đẻ trứng vào đó cũng không nở được mà muối có thể diệt được lăng quăng.

Hiện thị trường có nhiều sản phẩm quảng cáo diệt muỗi hiệu quả và không gây hại như kem, đèn chống muỗi, máy đuổi muỗi… Tuy nhiên, TS Nguyễn Công Tảo cho rằng, hiện chưa có sản phẩm diệt muỗi chuyên dụng.

Các chuyên gia khuyên, để phòng tránh muỗi, người dân có thể dùng hương muỗi hay thuốc xịt muỗi đã được Bộ Y tế cấp giấy phép và làm đúng hướng dẫn khi sử dụng sản phẩm. Nên đốt trong nhà khi mọi người đi vắng, sau khoảng 2 – 3 tiếng mới vào nhà trở lại. Các sản phẩm bôi trực tiếp vào da cần bôi thử trước khi dùng để tránh kích ứng, chọn sản phẩm có uy tín, chất lượng và đã được công bố tiêu chuẩn chất lượng của cơ quan y tế.

Với những loại thuốc xịt muỗi không đảm bảo chất lượng chỉ làm muỗi ngã gục một thời gian chứ không thể chết. Vì vậy, sau khi dùng thuốc xịt muỗi cần quét và gom lại để đốt, tránh tình trạng muỗi sống lại và bay đi. Việc phun hóa chất chỉ được chỉ định phun khi có dịch, không nên tự ý phun hóa chất diệt muỗi. Hóa chất nào cũng có chất độc hại, ngay cả những hóa chất diệt côn trùng được cấp chứng nhận về độ an toàn, tiếp xúc thường xuyên cũng không có lợi cho sức khỏe.

 

Trong thời điểm hiện nay, khi người bị sốt cao đột ngột 38 - 40 độ, nhất là ở trong vùng có người bị SXH Dengue, cần đến bệnh viện để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không nên tự chữa bệnh tại nhà, nhất là đối với trường hợp trẻ nhỏ nghi nhiễm SXH Dengue.

(Theo Cục Y tế dự phòng)

Phương Thuận/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bác sĩ 'thần đồng', tốt nghiệp đại học năm 13 tuổi

Bác sĩ 'thần đồng', tốt nghiệp đại học năm 13 tuổi

Sống khỏe - 27 phút trước

Theo sách Kỷ lục Guinness, Ambati từng được công nhận là bác sĩ trẻ nhất thế giới. Hiện tại, ông là chuyên gia nhãn khoa hàng đầu đang làm việc tại Mỹ.

Phát hiện sớm ung thư nhờ xem livestream của bác sĩ

Phát hiện sớm ung thư nhờ xem livestream của bác sĩ

Sống khỏe - 28 phút trước

Đang xem livestream của bác sĩ da liễu về ung thư da, chị H. “chột dạ” khi nốt ruồi trên gò má dù đã đốt nhưng vẫn rỉ dịch nhiều tuần nên quyết tâm đi khám.

Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Y tế - 1 giờ trước

Do mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.

Gia vị được ví như kháng sinh tự nhiên, giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Gia vị được ví như kháng sinh tự nhiên, giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Sống khỏe - 2 giờ trước

GĐXH - Tỏi có chỉ số đường huyết trong khoảng 10-20, không có bất kỳ loại carbohydrate phức tạp nào. Điều đó có nghĩa là tiêu thụ tỏi là một lựa chọn an toàn cho những người mắc bệnh tiểu đường vì không làm tăng lượng đường trong máu.

Top 5 loại cỏ dại được đưa vào sách thuốc uy tín

Top 5 loại cỏ dại được đưa vào sách thuốc uy tín

Sống khỏe - 6 giờ trước

Cỏ may, cỏ chỉ, cỏ hôi… sống dai, mọc dại khắp các vùng bờ bụi có thể sử dụng trong các bài thuốc Đông y.

Lần đầu ở Việt Nam: Ra mắt công nghệ CT 2560 lát cắt tại BV Hồng Ngọc

Lần đầu ở Việt Nam: Ra mắt công nghệ CT 2560 lát cắt tại BV Hồng Ngọc

Sống khỏe - 6 giờ trước

GE HealthCare và Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc hợp tác triển khai hệ thống CT cao cấp Revolution Apex Elite 3.0 với công nghệ 2560 lát cắt tái tạo đầu tiên tại Việt Nam.

Thanh niên 16 tuổi ở Phú Thọ nhập viện mặt sưng phù do sai lầm khi chăm sóc da nhiều bạn trẻ Việt mắc phải

Thanh niên 16 tuổi ở Phú Thọ nhập viện mặt sưng phù do sai lầm khi chăm sóc da nhiều bạn trẻ Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Thanh niên cho biết có bôi kem trị mụn tại nhà. Lúc đầu thấy mụn khỏi rất nhanh, da mịn đẹp, nhưng sau đó bôi thuốc không bớt nữa, ngược lại sưng lên, sau đó mặt thâm sạm...

Loại vi khuẩn chết người có thể thành thuốc ung thư đột phá

Loại vi khuẩn chết người có thể thành thuốc ung thư đột phá

Sống khỏe - 8 giờ trước

Các nhà khoa học Anh đã tìm ra cách làm cho vi khuẩn salmonella thay vì tấn công cơ thể thì sẽ hợp sức với tế bào T để loại trừ khối u ung thư.

Điều trị thành công ca thuỷ tinh thể đục chín, thị lực chỉ còn 1/10

Điều trị thành công ca thuỷ tinh thể đục chín, thị lực chỉ còn 1/10

Sống khỏe - 9 giờ trước

Với hơn 30 năm kinh nghiệm giảng dạy và điều trị bệnh đục thủy tinh thể, thực hiện thành công hơn 50,000 ca phẫu thuật thay thuỷ tinh thể, TS.BS Vũ Anh Tuấn - Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Mắt quốc tế Nhật Bản đã giúp bệnh nhân có thuỷ tinh thể đục chín tìm lại được ánh sáng.

Triệu chứng của xẹp đốt sống do loãng xương

Triệu chứng của xẹp đốt sống do loãng xương

Sống khỏe - 22 giờ trước

Xẹp đốt sống đến từ rất nhiều nguyên nhân, nhưng thường gặp nhất là do thoái hóa. Bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng chủ yếu là người lớn tuổi. Xẹp đốt sống cần được điều trị càng sớm càng tốt để tránh gây đau đớn, biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.

Top