Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sử dụng biện pháp tránh thai: Trách nhiệm của nam hay nữ?

Thứ năm, 10:25 03/09/2015 | Dân số và phát triển

Sử dụng biện pháp tránh thai để không có con ngoài ý muốn là cần thiết. Tuy nhiên, nhiệm vụ này gần như được mặc định là trách nhiệm của chị em cho dù các biện pháp tránh thai dành cho nam rất đa dạng.

Không thể thiếu trong đời sống

Quan hệ nam nữ trước tiên vì nhu cầu hưởng thụ tự nhiên, tiếp đến là duy trì nòi giống. Vì vậy, sử dụng biện pháp tránh thai là cần thiết để các cặp đôi chủ động trong việc mang thai, khoảng cách sinh con cũng như phòng ngừa bệnh lây qua đường tình dục.

Là đối tượng mang thai nên từ xa xưa các nhà khoa học đã nghĩ ra các biện pháp tránh thai dành cho nữ. Các biện pháp phổ biến là tính vòng kinh, đặt vòng, sử dụng thuốc tránh thai, que tránh thai, bao cao su.

Theo thống kê của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), độ tuổi sử dụng biện pháp tránh thai tăng theo tuổi và đạt mức cao nhất ở nhóm 35 - 39, cao gần gấp 3 lần so với phụ nữ nhóm tuổi 15 - 19.

Sau 39 tuổi, số người sử dụng biện pháp tránh thai có giảm nhưng vẫn ở mức 60%. Với phụ nữ độ tuổi 45 - 49, tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai giảm rõ rệt vì đây là thời kỳ mãn kinh hoặc khó có thai.

Trong số các phương tiện tránh thai, dụng cụ tử cung hay còn gọi là vòng tránh thai là phương pháp được nhiều chị em lựa chọn nhất (chiếm 2/3 trong tổng số các phương tiện tránh thai), tiếp đến là thuốc tránh thai (13%) và bao cao su (11%).

Sự đa dạng của các phương tiện tránh thai giúp chị em có nhiều lựa chọn, góp phần thực hiện kế hoạch hóa gia đình, góp phần xóa đói giảm nghèo, giảm khoảng 25% số ca tử vong mẹ và 10% tử vong ở trẻ em.

Với giới trẻ, biện pháp tránh thai hiện đại đã giúp các em có đời sống tình dục an toàn, hạn chế mang thai ngoài ý muốn và lây bệnh qua đường tình dục…

Trách nhiệm vẫn dồn lên vai phụ nữ

Nếu như trước kia, phương tiện tránh thai chỉ dành cho phụ nữ thì việc chị em là người chịu trách nhiệm chính trong việc sử dụng, phòng tránh thai là điều dễ hiểu.

Thế nhưng, khoa học ngày càng hiện đại, các biện pháp tránh thai dành cho nam lần lượt ra đời. Đầu tiên phải kể đến bao cao su với mẫu mã, chất liệu ngày càng tốt hơn, bắt mắt hơn. Bên cạnh đó còn là thuốc tiêm, bôi bên ngoài để tiêu diệt tinh trùng hay triệt sản nam cũng giúp ngăn cơ hội thụ thai.

Nhìn vào thực tế cho thấy, số nam giới chủ động sử dụng biện pháp tránh thai là vô cùng hiếm. Việc sử dụng bao cao su vừa đơn giản, an toàn nhất nhưng cánh mày râu viện lý do “giảm cảm giác” để đẩy việc tránh thai sang cho nữ giới.

Với người chấp nhận dùng bao cao su, họ luôn làm mình làm mẩy như cằn nhằn, không chủ động đi mua, không chủ động sử dụng… khiến cuộc vui nào cũng như đấu trí giữa hai vợ chồng. Bao cao su đã vậy, các biện pháp khác như triệt sản… đàn ông càng không ngó ngàng tới.

Mặc dù các đơn vị sản xuất phương tiện tránh thai luôn khẳng định chúng an toàn cho phụ nữ. Nhưng thực tế cho thấy, không ít tác dụng phụ đã xảy ra với chị em.

Nhẹ thì nôn nao khi dùng thuốc, chảy máu khi đặt vòng hoặc cấy que. Cũng có người sau nhiều năm sử dụng liên tục một phương tiện tránh thai gây biến chứng như dính dụng cụ, giảm ham muốn, khó thụ thai.

Tác dụng phụ của biện pháp tránh thai thì ai cũng biết nhưng do tâm lý cam chịu nên nhiều chị em chấp nhận phần thiệt về mình. Họ không chỉ lo lắng cho chồng con từ miếng ăn đến giấc ngủ mà ngay “chuyện ấy” cũng luôn nhận phần thiệt về mình.

Như vậy mới có tình trạng người vừa sinh con đã dính bầu do chồng không chịu “đi bao”, người thì thường xuyên uống thuốc tránh thai khẩn cấp… tới mức gây chảy máu ồ ạt, vô sinh.

Nhìn từ việc sử dụng biện pháp tránh thai cho thấy, bất bình đẳng giới tồn tại ở mọi ngõ ngách, trong từng gia đình, trên tất cả phương diện.

Tình trạng bất bình đẳng trên cho thấy tư tưởng trọng nam khinh nữ, gia trưởng vẫn còn nặng nề trong tư duy của cả nam giới lẫn phụ nữ. Xóa bỏ bất bình đẳng giới, rất cần sự đổi thay trong quan niệm từ đàn ông trong gia đình và cả sự quyết liệt của chị em.


Theo Giáo dục và Thời đại

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hậu Giang: Tọa đàm về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nữ cán bộ viên chức

Hậu Giang: Tọa đàm về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nữ cán bộ viên chức

Dân số và phát triển - 16 giờ trước

GĐXH – Hội Liên hiệp Phụ nữ Hậu Giang vừa phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Tọa đàm “Chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nữ cán bộ, công chức, viên chức” năm 2023.

Những rủi ro về sức khỏe khi mẹ bầu nuôi thú cưng

Những rủi ro về sức khỏe khi mẹ bầu nuôi thú cưng

Dân số và phát triển - 21 giờ trước

Khi mang thai hoặc mới sinh con không phải là thời điểm tốt nhất để nuôi chó và mèo. Một số vật nuôi tiềm ẩn những rủi ro về sự an toàn và sức khỏe mà phụ nữ mang thai cần chú ý.

Nghệ An: Ý nghĩa hội thi "Người cao tuổi sống vui sống khỏe"

Nghệ An: Ý nghĩa hội thi "Người cao tuổi sống vui sống khỏe"

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Hội thi góp phần nâng cao hiểu biết cho cán bộ và nhân dân về chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước liên quan đến người cao tuổi. Đồng thời thể hiện trách nhiệm của cá nhân, gia đình và xã hội trong việc cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần nhằm góp phần phát huy và nâng cao chất lượng cuộc sống của người cao tuổi.

5 dấu hiệu sớm cảnh báo ung thư cổ tử cung, dù nhẹ cũng không nên bỏ qua

5 dấu hiệu sớm cảnh báo ung thư cổ tử cung, dù nhẹ cũng không nên bỏ qua

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Ở giai đoạn đầu, ung thư cổ tử cung không có quá nhiều biểu hiện rõ ràng, chị em cần đặc biệt lưu ý đến những khác thường trong cơ thể để từ đó phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Giao lưu trực tuyến: Các mô hình lồng ghép truyền thông dân số, chăm sóc sức khoẻ sinh sản tại địa phương

Giao lưu trực tuyến: Các mô hình lồng ghép truyền thông dân số, chăm sóc sức khoẻ sinh sản tại địa phương

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH – Các chuyên gia nhận định, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.

Người mắc hội chứng tiền kinh nguyệt tăng nguy cơ mãn kinh sớm

Người mắc hội chứng tiền kinh nguyệt tăng nguy cơ mãn kinh sớm

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Theo một nghiên cứu mới công bố, những người bị hội chứng tiền kinh nguyệt (hay PMD) gồm các khó chịu trước thời kỳ kinh nguyệt như chuột rút, đau đầu, trầm cảm và rối loạn tâm trạng nghiêm trọng có nguy cơ mãn kinh sớm cao hơn gấp đôi.

Nhiều hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày Tránh thai thế giới 26/9/2023

Nhiều hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày Tránh thai thế giới 26/9/2023

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH – Ngày Tránh thai thế giới 26/9 năm nay với chủ đề “Hãy lựa chọn cho mình một biện pháp tránh thai phù hợp để tránh mang thai ngoài ý muốn” được nhiều địa phương hưởng ứng với nhiều hoạt động thiết thực.

Những lưu ý về dinh dưỡng ở người nhiễm HIV/AIDS

Những lưu ý về dinh dưỡng ở người nhiễm HIV/AIDS

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Dinh dưỡng tốt rất quan trọng với người nhiễm HIV, đặc biệt là trong giai đoạn cơ thể suy yếu, mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội...

Sử dụng liên tục thuốc tránh thai khẩn cấp, đau bụng dữ dội, rối loạn kinh nguyệt

Sử dụng liên tục thuốc tránh thai khẩn cấp, đau bụng dữ dội, rối loạn kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Thuốc tránh thai khẩn cấp chỉ nên sử dụng trong tình huống khẩn cấp. Việc lạm dụng, sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp thường xuyên có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm...

4 loại gia vị có lợi cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi

4 loại gia vị có lợi cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Gia vị có một vị trí rất đặc biệt trong cách chế biến món ăn. Nhiều người cho rằng, khi mang thai không nên ăn các loại gia vị cay, nóng nhưng có 4 loại gia vị dưới đây lại có lợi cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.

Top